0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM (Trang 68 -68 )

dụng xuất khẩu ở Việt Nam

Trước hết, bảo hiểm TDXK là cần thiết ở Việt Nam bởi những lý do sau đây:

Một là, bảo hiểm TDXK là biện pháp tài trợ xuất khẩu phù hợp với quy định của WTO

Kể từ khi gia nhập WTO, rất nhiều chính sách trợ cấp xuất khẩu trước đây thường được áp dụng của Việt Nam như thưởng thành tích xuất khẩu, thưởng kim ngạch xuất khẩu, trợ cấp thay thế nhập khẩu hay chính sách tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu…do Quỹ Hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VBD)) thực hiện từ năm 2001 dưới hình thức cho vay lãi suất ưu đãi, theo quy định của WTO, đã không còn được thực hiện. Các hình thức hỗ trợ xuất khẩu tại Việt Nam những năm qua chủ yếu là các biện pháp hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm, còn mang tính bao cấp, vì vậy nếu áp dụng lâu dài sẽ không khuyến khích tính chủ động và sáng tạo của doanh nghiệp, đồng thời không phù hợp với các quy định của WTO [32].

Để phù hợp với các cam kết khi gia nhập WTO, Chính phủ đã tiến hành đổi mới cơ chế hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp theo hướng tham khảo và áp dụng các cơ chế hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) được WTO công nhận. Các cơ chế và chính sách hỗ trợ xuất khẩu hiện đang được áp dụng là: hỗ trợ về xúc tiến thương mại, hỗ trợ về xây dựng thương hiệu, hỗ trợ đào tạo cho doanh

nghiệp và hỗ trợ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu. Ngày 20/12/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2006/NĐ – CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Theo đó, các biện pháp hỗ trợ tín dụng tập trung vào các công cụ cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư, cho vay xuất khẩu (cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu vay), bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Đến năm 2011, Nghị định số 75/2011/ NĐ – CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được ban hành đã thay thế Nghị định số 151/2006/NĐ – CP. Hiện nay, các biện pháp hỗ trợ tín dụng bao gồm cho vay đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư và cho vay xuất khẩu (cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu nước ngoài vay). Tuy nhiên những hỗ trợ này được đánh giá là chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phát triển mặt hàng xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu [32].

Trong khi đó, bảo hiểm TDXK là một biện pháp được sử dụng rộng rãi trên thế giới để hỗ trợ xuất khẩu và phòng ngừa các rủi ro thanh toán cho nhà xuất khẩu, đồng thời đây cũng là biện pháp được WTO công nhận [32]. Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Việt Nam là tất yếu. Tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy, nhu cầu về bảo hiểm TDXK là cần thiết cho các doanh nghiệp, hình thức này sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, phát triển mặt hàng và thị trường xuất khẩu và giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn khi thâm nhập các thị trường xuất khẩu nhiều rủi ro.

Hai là, sự tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đòi hỏi phải có một biện pháp bảo vệ và hỗ trợ doanh nghiệp có hiệu quả

Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng, kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước, đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Năm 2014, Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 58,5 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2013.Mặc dù trong năm 2013, nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, nhưng tính chung cả năm 2013, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012. (Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 tăng 34,2%; năm 2012 tăng 18,2%). Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 71.6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009, về giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 14,5 tỷ USD. Cũng trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2013 ước tính đạt 10,5 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2012 [51], [52].

Sau khi gia nhập WTO, tiềm năng mở rộng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Trong khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa nhận thức được trong giao dịch quốc tế có rất nhiều rủi ro như rủi ro về khả năng tài chính của đối tác nhập khẩu, rủi ro chính trị và chiến tranh, rủi ro thanh toán, rủi ro biến động tỷ giá hối đoái…Điều đó khiến doanh nghiệp Việt Nam bị thua thiệt rất nhiều trong thương mại quốc tế. Do đó, bảo hiểm TDXK trở thành một yêu cầu và đòi hỏi tất yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu để phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn tài chính khi thực hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Không những thế, bảo hiểm TDXK đặc biệt cần thiết đối với doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường mới, đối tác mới, thị trường có tính rủi ro cao như bất ổn về chính trị, hệ thống luật pháp chưa rõ ràng, có xung đột vũ trang…

Bảo hiểm TDXK là biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy xuất khẩu, tuy nhiên, biện pháp này chưa phát huy được vai trò ở Việt Nam khi giá trị kim

ngạch xuất khẩu tham gia bảo hiểm còn thấp so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa; nhiều ngành hàng chưa tham gia bảo hiểm TDXK [24]. Như vậy, có thể nói thị trường bảo hiểm TDXK của Việt Nam có tiềm năng rất lớn, nhưng để phát huy được tiềm năng đó, Việt Nam cần có những chính sách và giải pháp phát triển đúng đắn, phù hợp.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam, bảo hiểm TDXK là một loại hình của bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính, thuộc nghiệp vụ kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm TDXK phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo hiểm tài sản nói riêng và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nói chung. Qua việc nêu, phân tích và bình luận về thực trạng pháp luật bảo hiểm TDXK có thể thấy rằng việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm TDXK là vô cùng cần thiết để góp phần phát triển hoạt động bảo hiểm TDXK ở Việt Nam nhằm bảo đảm tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM (Trang 68 -68 )

×