triển thương mại mặt hàng ống thép trên thị trường Hà Nội.
4.3.1. Giải pháp phát triển thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng ống thép trên thị trường Hà Nội
a. Về phía nhà nước
Hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần sự hỗ trợ, quan tâm từ phía các Bộ, Ngành có liên quan. Các chính sách của nhà nước có thể tác động tích cực nhưng có khi tiêu cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy nhà nước cần có những chủ trương, chính sách phù hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Nhà nước cần tạo ra môi trường hoạt động thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp, thông qua các biện pháp mang tính vĩ mô. Cụ thể:
- Tăng cường quản lý thị trường thép nói chung: Với sự tham gia ngày càng nhiều của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ống thép khiến thị trường ống thép trở nên sôi động hơn bao giờ hết nhưng cũng khiến thị trường này biến động liên tục. Do vậy nhà nước cần có các chính sách tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường nhằm ngăn chặn kịp thời các dự án đầu cơ, nâng giá các sản phẩm ống thép, gian lận thương mại khiến giá các sản phẩm này biến động thất thường, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời cần quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư vào
lĩnh vực sản xuất ống thép, đặc biệt là các dựa án có công suất lớn để đảm bảo lượng ống thép cung ứng ra đáp ứng đủ nhu cầu, tránh tình trạnh khủng hoảng thừa đối với mặt hàng ống thép.
Nhà nước cần thống nhất việc tổ chức quản lý để ổn định thị trường nhằm tạo điều kiện phát triển thương mại sản phẩm ống thép để vừa dễ dàng kiểm soát từ trên xuống vừa tránh được sự lũng đoạn thị trường. Cụ thể:
+ Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần chỉ đạo các đơn vị sản xuất kinh doanh ống thép trên địa bàn đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh không để tình trạng thiếu ống thép hoặc tăng giá bán bất hợp lý xảy ra. Rà soát các cơ chế, chính sách hiện hành để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm đủ thép, ống thép và các tư liệu thép cho nhu cầu xây dựng.
+ Các doanh nghiệp trong hiệp hội thép cần duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Không để xảy ra tình trạng khan hiếm hoặc thị trường thiếu thép xây dựng. Không lợi dụng tăng giá bất hợp lý, góp phần bình ổn thị trường, tạo điều kiện đẩy mạnh việc tiêu thụ ống thép.
+ Thống nhất quản lý ngành về chất lượng sản phẩm ống thép, bao gồm việc thống nhất ban hành tiêu chuẩn cho nhà máy sản xuất ống thép, làm cơ sở cho các ngành, các cấp trong việc cấp giấy phép thành lập xí nghiệp, ban hành tiêu chuẩn về nguyên liệu sản xuất ống thép, có quy định chặt chẽ về chất lượng các chủng loại ống thép, sớm ban hành Bộ Tiêu Chuẩn quốc gia về ống thép cuộn cán nguội và phối hợp với các bộ ban ngành quản lý để ngăn chặn các sản phẩm kém chất lượng, phi tiêu chuẩn.
- Các giải pháp chính sách vĩ mô của nhà nước tạo điều kiện thông thoáng cho phát triển ngành thép
+ Về chính sách thuế: nên xem xét việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp bằng cách hoãn nộp thuế, hoặc miễn thuế cho các doanh nghiệp thực sự khó khăn; xây dựng quỹ bình ổn thép, thép phế và phôi thép; nghiên cứu nâng mức thuế nhập khẩu một cách hợp lý với phôi thép, thép xây dựng, ống thép hàn, thép mạ…phù hợp với WTO, AFTA, Asean+1…(Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc).
+ Nhà nước nên có các chính sách rà soát các công ty nhập khẩu và ban hành các quy định chặt chẽ về thủ tục khai báo hải quan để tránh tình trạng nhập khẩu ồ ạt với số
lượng lớn hoặc gian lận thương mại nhằm bảo hộ các doanh nghiệp sản xuất thép nói chung và mặt hàng ống thép nói riêng.
+ Chính sách đối với các thiết bị , máy móc phục vụ sản xuất ống thép: nhà nước nên có các chính sách cho vay, mua bán ngoại tệ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu các trang thiết bị hiện đại hơn, tạo ra các sản phẩm mang tính cạnh trạnh cao hơn và hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, nhà nước nên áp dụng nhiều biện pháp kinh tế, kỹ thuật để phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, hạ giá thành sản phẩm để giảm gánh nặng nguyên liệu cho ngành thép nói chung.
+ Về vốn đầu tư và lãi suất ngân hàng cần ưu tiên và tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp trong nước về vốn vay, về cơ chế chính sách luật pháp liên quan đến tín dụng, ngân hàng.
b. Về phía doanh nghiệp
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo thị trường:
Để có thể nắm bắt được nhu cầu của thị trường, từ đó đưa ra được các quyết định kinh doanh phù hợp, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp cũng như đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng thì công ty cần phải làm tốt công tác nghiên cứu và dự báo thị trường. Theo đó:
+ Công ty nên đầu tư, trang bị cho phòng kinh doanh hệ thống trang thiết bị hiện đại để cập nhật và xử lý thông tin thị trường. Đồng thời công ty cần hoàn thiện bộ máy thu thập và xử lý thông tin thị trường, xây dựng chiến lược thu thập và xử lý thông tin.
+ Công ty cần có đội ngũ cán bộ chuyên sâu, có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, có kinh nghiệm phân tích và đưa ra những nhận định chính xác về thông tin thị trường, trên cơ sở đó lập kế hoạch cho hoạt động phát triển thương mại của công ty.
+ Công ty cần phải thường xuyên trao đổi thông tin và tận dụng nguồn thông tin từ các chuyên trách của bộ thương mại, đa dạng hóa hình thức và cách thức thu thập thông tin từ bán hàng và khách hàng cho tới việc thiết lập mối quan hệ mật thiết với các tổ chức nghiên cứu thị trường trong nước. Để từ đó công ty có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về thị trường mục tiêu cũng như việc mở rộng và đa dạng hóa các thị trường mới.
+ Công ty nên tích cực tham gia các hội thảo, hội chợ, triển lãm được tổ chức trong nước để doanh nghiệp thu thập thông tin và quảng bá thương hiệu sản phẩm của đơn vị mình.
- Biện pháp tiết kiệm và đảm bảo nguồn hàng cho sản xuất ống thép:
Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp cho doanh nghiệp duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh một cách ổn định và đảm bảo được chất lượng cho mặt hàng ống thép.
+ Tiếp tục đầu tư hơn nữa về cả vốn và công nghệ cho công ty TNHH thép cán nguội Hòa Phát, vì đây là đơn vị cung ứng một phần nguyên liệu đầu vào cho công ty, điều này sẽ giúp công ty phần nào chủ động được nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh về giá cả sản phẩm của công ty với các đối thủ cạnh tranh.
+ Tập trung đổi mới công tác quản lý, điều hành sản xuất, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, khai thác triệt để nguồn tài nguyên trong nước, tạo mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp nguyên liệu trong nước để giảm bớt chi phí cho việc chi trả ngoại tệ cho nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
+ Tạo lập mối quan hệ bền vững với các đối tác cung ứng hàng, luôn giữ vững uy tín của mình với đối tác như thanh toán đúng hạn, ưu tiên các sản phẩm của họ...để có được nguồn cung ổn định và có chất lượng tốt đảm bảo cho hoạt động kinh doanh và việc nâng cao chất lượng mặt hàng ống thép của công ty.
+ Tiến hành xây dựng các dự án đầu tư cải tạo kỹ thuật, trang thiết bị, máy móc để tiết kiệm nguồn nguyên liệu, chi phí nhân công và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tiếp tục đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường Hà Nội:
Để đáp ứng được nhu cầu, cơ cấu mặt hàng ống thép trên thị trường Hà Nội cần được phát triển theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm cả về hình dạng, kích thước, chủng loại và chất lượng theo thị hiếu tiêu dùng sản phẩm. Để làm được điều đó, công ty cần:
+ Công ty nên đa dạng hóa các loại ống thép cả về kiểu dáng và kích cỡ, phù hợp với từng phân đoạn thị trường khác nhau nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của thị trường, và đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Như ở khu vực ngoại thành nhu cầu của người tiêu dùng là sử dụng ống thép trong xây dựng nên cần những sản phẩm có tính chắc chắn và độ dầy cao. Ở trung tâm thành phố, nhu cầu sử dụng ống thép đa dạng hơn, không chỉ trong xây dựng mà còn phục vụ cho sản xuất nội thất, phụ tùng ô tô… nên cần có các sản phẩm nhiều kích cỡ, dầy, mỏng khác nhau. Vì vậy, công ty cần phân phối các sản phẩm cho phù hợp.
+ Công ty cần xác định rõ vị thế của từng loại sản phẩm trên thị trường, xác định sản phẩm đó có vị thế như thế nào trên thị trường và nó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống. Trên cơ sở đánh giá tình hình tiêu thụ các mặt hàng ống thép trên thị trường để có được những thông tin về mặt hàng tiềm năng, có sức tiêu thụ lớn, mặt hàng còn hạn chế và nguyên nhân của nó để có những biện pháp khắc phục kịp thời. Từ đó công ty có thể thiết kế cơ cấu sản phẩm cho phù hợp. Bên cạnh đó công ty cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, đại lý khác nhau để có thể tạo ra các sản phẩm mới thỏa mãn tối đa nhu cầu sử dụng và đảm bảo chất lượng.
+ Công ty nên tập trung, đầu tư hơn nữa cho phát triển mặt hàng ống thép về cả chiều rộng và chiều sâu. Nghiên cứu, lựa chọn chủng loại mặt hàng ống thép mà công ty có lợi thế so sánh. Bên cạnh đó nên bố trí nghiên cứu các thông tin về thị trường đầu ra, đâu là thị trường đang có xu hướng phát triển mạnh, có tiềm năng và mặt hàng ống thép của công ty có khả năng cạnh tranh trên thị trường đó hay không? Để từ đó có những biện pháp thích hợp để tăng lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng này.
- Biện pháp nâng cao nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ, công nhân viên:
+ Công ty cần có chiến lược đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên thường xuyên, có hệ thống về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ… đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ kinh doanh. Quy mô và hình thức đào tạo cần được mở rộng, tổ chức các lớp học hàng năm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn.
+ Có các chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho công nhân viên trong công ty để họ yên tâm công tác, khơi dậy tính tích cực, sáng tạo của mỗi người, đồng thời khuyến khích họ tận tâm, hết lòng phục vụ công ty để hiệu quả công việc ngày càng tăng.
4.3.2. Một số kiến nghị với các cơ quan nhà nước
- Nhà nước cần xây dựng cơ chế chính sách bảo hộ ngành thép Việt, để các doanh nghiệp trong nước đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Như áp dụng cấp phép nhập khẩu tự động, tăng thuế nhập khẩu…Để nhằm hạn chế sự nhập khẩu ồ ạt của các mặt hàng thép, ống thép kém chất lượng. Theo đó, cần yêu cầu các nhà nhập khẩu phải có kế hoạch mua hàng theo quý hoặc năm và trình cho cơ quan có thẩm quyền để xin giấy phép trước 90 ngày, kê khai chủng loại, giá nhập, giá bán, các nhà máy bán thép vào Việt Nam phải có đầy đủ chứng nhận về môi trường, ISO.
Đồng thời, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) nên có các chính sách hướng dẫn chi tiết, rõ ràng cho các công ty sản xuất ống thép, cán nguội thu thập các số
liệu và chứng cứ để có thể tiến hành biện pháp tự vệ mà Luật Thương mại quốc tế cho phép nhằm bảo vệ ngành sản xuất ống thép ở Việt Nam.
- Chính phủ nên tiếp tục có chính sách hỗ trợ vốn và lãi suất đối với việc triển khai các dự án thép có hiệu quả như giảm lãi suất cho vay, đầu tư thêm vốn cho các dự án…nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm ống thép và giúp các doanh nghiệp có thể ổn định giá cả, giảm bớt gánh nặng chi phí khi mà giá các nguyên nhiên liệu đầu vào như quặng, than, dầu, điện đang tiếp tục tăng cao.
Đồng thời, các bộ ban ngành có liên quan cần tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư mới, các thủ tục cấp phép đầu tư ngoài quy hoạch để bảo đảm cân đối cung cầu.
- Nhà nước nên hạn chế tối đa việc nhập khẩu các mặt hàng trong nước đã sản xuất, cung ứng đủ như thép xây dựng, thép cán nguội, ống thép hàn…Đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại tới các thị trường mới như Châu Phi, Trung Đông…Dùng nhiều loại ngoại tệ thay thế đồng USD trong thanh toán nhập khẩu nguyên liệu.
MỤC LỤC TÓM LƯỢC. LỜI CÁM ƠN. MỤC LỤC. DANH MỤC BẢNG BIỂU. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “ GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG ỐNG THÉP TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI”...1
1.1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài...1
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài ...2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài...3
1.4. Phạm vi nghiên cứu ... 3
1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp...3
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG ỐNG THÉP TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI ...5
2.1.Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản...5
2.2. Một số lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại mặt hàng ống thép trên thị trường Hà Nội... 7
2.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước...13
2.4. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài...15
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG ỐNG THÉP TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI (LẤY CÔNG TY TNHH ỐNG THÉP HÒA PHÁT LÀM ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU)...17
3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề...17
3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến phát triển thương mại mặt hàng ống thép trên thị trường Hà Nội...20
3.3. Kết quả điều tra trắc nghiệm và tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về phát triển thương mại mặt hàng ống thép trên thị trường Hà Nội...24
3.4. Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp...28
Chương 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG ỐNG THÉP TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI (LẤY CÔNG TY TNHH ỐNG THÉP HÒA PHÁT LÀM ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU)...31
4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu...31
4.2. Dự báo về thị trường và quan điểm phát triển thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng ống thép trên thị trường Hà Nội...35
4.3. Các đề xuất và kiến nghị với việc đưa ra giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng ống thép trên thị trường Hà Nội. 4.3.1. Giải pháp phát triển thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng ống thép trên thị trường Hà Nội... 39
MỤC LỤC... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC PHỤ LỤC