Dự báo về thị trường và quan điểm phát triển thị trường nhằm phát triển thương mạ

Một phần của tài liệu 290 giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng ống thép trên thị trường hà nội ( lấy công ty TNHH ống thép hòa phát làm đơn vị nghiên cứu)” (Trang 35 - 39)

cần phải có sự phối hợp đồng điệu, thống nhất của tất cả các doanh nghiệp trong ngành, bên cạnh đó là sự quan tâm sát sao và tạo điều kiện cho phát triển ngành thép nói chung và lĩnh vực sản xuất ống thép nói riêng của các cấp quản lý nhà nước.

4.2. Dự báo về thị trường và quan điểm phát triển thị trường nhằm phát triểnthương mại mặt hàng ống thép trên thị trường Hà Nội thương mại mặt hàng ống thép trên thị trường Hà Nội

4.2.1. Dự báo về thị trường mặt hàng ống thép trên thị trường Hà Nội

Hà Nội là thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng ống thép nói chung và của công ty TNHH Ống Thép Hòa Phát nói riêng. Hệ thống giao thông trên địa bàn TP Hà Nội rất thuận lợi để cung ứng hàng hóa ra các vùng lân cận. Đây là trung tâm văn hóa, kinh tế, xã hội của cả nước nên tập trung nhiều dân cư đến sinh sống, làm việc, nên nhu cầu xây dựng nhà ở, chung cư cao cấp rất phát triển. Đồng thời, với việc quy hoạch và mở rộng địa bàn của thành phố, nhu cầu xây dựng đường xá,

cầu vượt tăng lên, càng tạo điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển, đẩy nhanh sức tiêu thụ hàng hóa.

Tâm lý “ ưa hàng ngoại” của người tiêu dùng dường như đang thay đổi, một bộ phận lớn người dân đã có ý thức tin dùng hàng hóa thương hiệu Việt. Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp mở rộng sản xuất, quảng bá sản phẩm và thu hút thị phần trong nước.

Thị trường ngành xây dựng, nội thất, công nghiệp ô tô những năm gần đây và trong tương lai rất phát triển, do vậy ngành sản xuất ống thép có rất nhiều tiềm năng về thị trường và khả năng tiêu thụ.

Mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại của Việt Nam còn khó khăn, nhưng nền kinh tế Việt Nam về mặt dài hạn vẫn được cho là có tiềm năng phát triển lớn. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn không ngừng tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Do vậy, trong những năm tới nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, công ty…sẽ tăng cao tạo ra cơ hội lớn cho lĩnh vực thép nói chung và ống thép nói riêng có cơ hội mở rộng thị trường, tăng quy mô tiêu thụ.

4.2.2. Quan điểm phát triển thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng ống thép trên thị trường Hà Nội

a. Quan điểm phát triển chung của ngành thép

Thép là vật tư chiến lược không thể thiếu của ngành công nghiệp, xây dựng và quốc phòng, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngành thép cần được xác định là ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển.

Căn cứ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tiềm năng hiện có, căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước, quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 với các nội dung chủ yếu sau:

♦ Phát triển ngành thép Việt Nam phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và ngành công nghiệp của cả nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và lộ trình hội nhập của Việt Nam.

♦ Xây dựng và phát triển ngành ThépViệt Nam thành một ngành công nghiệp quan trọng, bảo đảm phát triển ổn định và bền vững, giảm thiểu sự mất cân đối giữa sản xuất gang, phôi thép với sản xuất thép thành phẩm, giữa sản phẩm thép dài với sản phẩm thép dẹt.

♦ Xây dựng ngành Thép Việt Nam với công nghệ tiên tiến hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên của đất nước, bảo đảm hài hòa với bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn phát triển ngành Thép.

♦ Coi trọng và khuyến khích các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế trong nước liên kết, hợp tác với nước ngoài đầu tư xây dựng một số tổ hợp mỏ - luyện kim, nhà máy thép liên hợp và nhà máy cán các sản phẩm thép dẹt quy mô lớn.

♦ Xây dựng ngành thép thành một ngành kinh tế có tầm vóc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngành thép đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng đủ nhu cầu thép trong nước, mở rộng thị trường cả về chất lượng và số lượng…Vì vậy cần có các chiến lược phát triển thép cho hợp lý. Cụ thể:

- Về vốn đầu tư

+ Đa dạng hoá vốn đầu tư cho ngành thép từ các nguồn vốn tự có, vốn vay ưu đãi (đối với các dự án sản xuất phôi thép), vốn vay thương mại trong và ngoài nước, vốn từ nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu công trình, + Linh hoạt sử dụng vốn của các tổ chức tài chính thông qua hình thức thuê mua thiết bị, mua thiết bị trả chậm; liên kết đầu tư với các hộ tiêu thụ thép lớn thuộc các ngành kinh tế quốc dân khác như ngành đóng tầu, sản xuất ôtô - xe máy, cơ khí chế tạo, công nghiệp quốc phòng, ngành xây dựng, giao thông, ...

Với mục đích để tạo cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng quy mô, phát triển thị trường và thực hiện các dự án đầu tư được dễ dàng hơn.

- Về sản xuất thép

+ Phải đảm bảo nguồn nguyên, nhiên liệu chính

+ Trước mắt, thực hiện việc xuất quặng sắt để nhập đối lưu than mỡ, than cốc với các đối tác Trung Quốc.

+ Về lâu dài, cần xây dựng chiến lược xuất nhập khẩu nguyên liệu khoáng chung của cả nước để bảo đảm nguồn than mỡ, than cốc cho ngành Thép phát triển bền vững.

+ Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng đội ngũ giáo viên cho các trường đào tạo công nhân kỹ thuật để có đủ năng lực đào tạo đáp ứng nhu cầu lao động cho ngành luyện kim. Coi trọng hình thức đào tạo ở nước ngoài, mời chuyên gia nước ngoài đào tạo tại nhà máy.

+ Tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố mối quan hệ khoa học - công nghệ giữa các đơn vị sản xuất với các cơ quan nghiên cứu R&D, các trường đại học trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ - kỹ thuật mới vào ngành Thép nước ta.

+ Bảo vệ thị trường nội địa bằng các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng, môi trường hợp pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của sản phẩm kém chất lượng, không bảo đảm an toàn vào thị trường Việt Nam.

+ Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để hoàn thiện thị trường các sản phẩm thép, tạo liên kết chặt chẽ, chia sẻ lợi nhuận và cộng đồng trách nhiệm giữa nhà sản xuất với nhà kinh doanh thép;

+ Hoàn thiện chính sách, pháp luật và tăng cường năng lực thực hiện pháp luật về cạnh tranh, chống độc quyền, chống liên kết lũng đoạn thị trường, chống bán phá giá.

b. Định hướng phát triển thương mại mặt hàng ống thép

Phát triển thương mại mặt hàng ống thép cũng tuân theo định hướng chiến lược chung của toàn ngành. Bên cạnh đó, công ty cũng đưa ra định hướng phát triển chung cho những năm tới:

- Trong những năm tới định hướng của công ty là tiếp tục phát triển thị trường, mở rộng kinh doanh theo hai định hướng chính đó là:

+ Phương hướng phát triển thị trường đầu ra cụ thể là việc tiếp tục mở rộng thị trường tới khắp các quận, huyện trong Hà Nội, bằng cách củng cố hệ thống đại lý hiện có, đẩy mạnh tiếp thị hàng hóa vào các dự án cũng như khu vực dân dụng nhằm phân phối hàng hóa tới tay người tiêu dùng, vừa quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế của mình trên thị trường, trở thành doanh nghiệp đi đầu trong việc cung cấp các sản phẩm ống thép trong toàn thành phố. Đồng thời, công ty còn mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh lân cận trong toàn miền bắc và tiến tới xây dựng thương hiệu ở miền trung và miền nam.

+ Phương hướng phát triển thị trường đầu vào: đây là yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển thương mại của công ty. Trong thời gian tới, công ty đã định hướng phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất theo hướng tập trung đầu tư công nghệ, trang thiết bị máy móc cho công ty chi nhánh của mình là công ty TNHH thép cán nguội Hòa Phát, để có thể chủ động hơn trong nguồn nguyên liệu đầu vào. Đồng thời, tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp sản xuất thép cuộn cán nguội trong nước để có được nguồn nguyên liệu đạt chất lượng với giá cả vừa phải.

- Mục tiêu phát triển: Năm 2010 đạt 6,3 - 6,5 triệu tấn (18 - 2,0 triệu tấn sản phẩm ống thép hàn); năm 2015 đạt 11- 12 triệu tấn (6,5 - 7,0 triệu tấn ống thép hàn); năm 2020 đạt 15 - 18 triệu tấn (8 - 10 triệu tấn ống thép hàn).

- Trên cơ sở phân bổ nguồn nguyên liệu quặng sắt, vị trí địa lý và điều kiện cơ sở hạ tầng cũng như phân bố nhu cầu tiêu thụ ống thép, tiến hành đầu tư vào dự án sản xuất nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất ống thép đạt đúng tiến độ và sản lượng đề ra.

Ngoài ra công ty cũng định hướng:

+ Giữ vững tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của công ty.

+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại.

+ Có chính sách giá cả cạnh tranh. Thường xuyên kiểm soát, nắm bắt nhu cầu khách hàng, kịp thời phát hiện nhu cầu mới phát sinh.

+ Tiếp tục đổi mới theo hướng hoàn thiện công tác quản lý và cơ chế điều hành theo hướng tiên tiến, hiện đại. Giữ vững và ngày càng phát huy vai trò của công ty trong hoạt động kinh doanh mặt hàng ống thép.

+ Tận dụng khai thác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu 290 giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng ống thép trên thị trường hà nội ( lấy công ty TNHH ống thép hòa phát làm đơn vị nghiên cứu)” (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w