Tỷ lệ lợn nái mắc một số bệnh sản khoa theo tháng/năm

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mắc một số bệnh sinh sản ở lợn nái và phương pháp điều trị bệnh tại trại lợn Tân Thái- Đồng Hỷ- Thái Nguyên. (Trang 58)

Bệnh sản khoa chủ yếu là do các nhóm, chủng vi khuẩn khác nhau gây nên và điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đế sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, môi trường phù hợp vi khuẩn sẽ xâm nhập, phát triển và gây bệnh. Điều kiện khí hậu khác nhau có ảnh hưởng đến sức đề kháng của lợn và tác động đến vi khuẩn. Trong điều kiện nóng ẩm mưa nhiều thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhưng nó lại là điều kiện bất lợi cho lợn đặc biệt là lợn ngoại do khả năng thích nghi kém với khí hậu Việt Nam. Do đó tôi đã tiến hành theo dõi 105 lợn nái trong 5 tháng thực tập tại Trại lợn Tân Thái và thu được kết quả mắc một số bệnh sinh sản theo các tháng. Kết quảđược thể hiện qua bảng 2.4 Bảng 2.4. Tỷ lệ lợn mắc một số bệnh sản khoa theo tháng/năm 2014 Tháng theo dõi Số nái kiểm tra (con) Bệnh viêm đường sinh dục Bệnh viêm vú Hiện tượng đẻ khó Tổng Số nái mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số nái mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số nái mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số nái mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) 1/2014 22 1 4,6 3 13,6 3 13,6 7 31,8 2/2014 24 2 8,35 2 8,35 3 12,50 7 29,20 3/2014 26 3 11,55 3 11,55 5 19,20 11 42,30 4/2014 16 4 25,0 1 6,20 3 18,80 8 50,00 5/2014 17 9 52,90 - - 1 5,90 10 58,80 Tổng 105 19 18,10 9 8,57 15 14,29 43 40,95

Qua bảng 2.4 ta thấy: tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là vào tháng 2 chiếm tỷ

lệ 29,20 %, trong đó bệnh viêm đường sinh dục và bệnh viêm vú chiếm tỷ lệ

tương đương nhau 8,35% và tỷ lệ đẻ khó chiếm 12,50 %. Nguyên nhân lợn nái mắc bệnh thấp nhất do tháng này thời tiết đã ấm dần lên, nhiệt độ không khí ít thay đổi đột ngột lợn nái không phải chịu stress nhiệt nhiều, đồng thời do nhiệt độổn định nên không phải là môi trường thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Tỷ lệ mắc bệnh ở tháng 1 cũng khá cao 31,8 %, do nhiệt độ ở

tháng này còn chịu những đợt không khí lạnh tràn về, cơ thể lợn nái chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ, nên sức đề kháng kém hơn, dễ cảm nhiễm với bệnh hơn.

Đặc biệt là bệnh viêm vú chiếm tỷ lệ cao nhất trong các tháng 13,6 %. Vì thời tiết lạnh, sữa dễ bị đông vón khi nái mẹ tiết nhiều, hoặc tắc sữa nên tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm phát triển mạnh.

Tỷ lệ mắc bệnh ở những tháng tiếp theo tăng dần lên và cao nhất ở tháng 5 là 58,8 %. Sở dĩ vào tháng này lợn nái mắc bệnh cao là do đây là tháng có thời tiết rất nóng, lợn ăn kém, ít làm giảm sức đề kháng của lợn. Ngoài ra tháng này còn tập trung mưa nhiều, khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh. Trong đó bệnh viêm đường sinh dục mắc phải là cao nhất với tỷ lệ 52,9 %, do sức khỏe của lợn giảm, sức rặn yếu nên dễ

sót nhau, thai. Theo quan sát thực tế tôi thấy tháng này do nắng nóng nhiều, cơ

thể lợn mẹ mất nước nhiều, các chất dịch, sản phẩm trung gian khi lợn đẻ đặc lại mà lợn mẹ lại rặn yếu nên không đẩy hết được ra ngoài và đọng lại trong

đường sinh dục. Đây chính là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn gây viêm phát triển. Tuy nhiên tháng này bệnh viêm vú không có lợn nào bị mắc.

Tháng 3 - 4 tỷ lệ mắc bệnh sản khoa cũng khá cao với tỷ lệ từ 42,3 - 50,0 %, lợn nái mắc các bệnh sinh sản đều với tỷ lệ cao, do đây là giai đoạn chuyển mùa nhiệt độ, độ ẩm, môi trường thay đổi vật nuôi chưa quen với môi trường sống, sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh, ngoài ra lúc này độ ẩm môi trường vẫn còn cao lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.

Qua đây tôi rút ra được kết luận: ở mỗi tháng trong năm, nhiệt độ, ẩm

độ, môi trường…là khác nhau. Đây cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển, sản xuất cũng như cảm nhiễm bệnh ở lợn nái. Để hạn chếđược sự nhiễm bệnh cho vật nuôi thì người chăn nuôi phải tạo ra một tiểu khí hậu chuồng nuôi sao cho phù hợp với sinh lý sinh trưởng, phát

triển của vật nuôi, có như vậy mới hạn chế được bệnh tật và tăng hiệu quả

chăn nuôi.

2.4.5. Kết quả điều trị

Với 2 phác đồ điều trị trên tôi tiến hành điều trị cho 19 lợn nái bị bệnh viêm đường sinh dục và 9 nái bị viêm vú. Kết quả điều trị được thể hiện ở

bảng 2.5.

Bảng 2. 5. Kết quảđiều trị viêm đường sinh dục và viêm vú của lợn nái Chỉ tiêu Bệnh Thuốc điều trị Kết quảđiều trị Thời gian điều trị (ngày) Số nái điều trị (con) Số nái khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Bệnh viêm đường sinh dục Phác đồ 1 10 9 90,0 3,67 ± 0,18 Phác đồ 2 9 7 77,78 4,86 ± 0,24 Bệnh viêm vú Phác đồ1 5 5 100 3,4 ± 0,19 Phác đồ 2 4 4 100 4,75 ± 0,18 Qua bảng 2.5. ta thấy: việc sử dụng hai loại thuốc kháng sinh Vetrimoxin LA và Hanoxylin LA để điều trị bệnh viêm đường sinh dục và viêm vú cho đàn lợn nái nuôi tại trại lợn Tân Thái đạt kết quả khá cao từ 77,8 - 90,0 %. Khi tiến hành điều trị cho 19 nái bị viêm đường sinh dục cung và 9 nái bị viêm vú bằng hai phác đồ thì tỷ lệ khỏi bệnh viêm đường sinh dục khi sử dụng phác đồ 1 đểđiều trịđạt 90,0 % và đạt 77,78 % ở phác đồ 2.

Thời gian điều trị khỏi của hai loại thuốc có sự chênh lệch . Phác đồ 1 thời gian điều trị ngắn hơn phác đồ 2 khi điều trị bệnh viêm đường sinh dục và viêm vú.

Như vậy, hiệu lực của hai loại thuốc Vetrimoxin LA và Hanoxylin LA trong điều trị bệnh viêm đường sinh dục có sự chênh lệch nhau. Trong đó hiệu lực của thuốc Vetrimoxin LA cao hơn so với thuốc Hanoxylin LA là 12,12% .

Qua kết quả trên cho thấy khi đã chẩn đoán được bệnh thì việc lựa chọn loại thuốc đểđiều trị là rất quan trọng. Lựa chọn đúng thuốc, trịđúng bệnh, sử

dụng hợp lý thì kết quả điều trị mới cao, từ đó mới nâng cao được năng suất chăn nuôi mà chi phí bỏ ra là thấp nhất.

2.4.5.1. Chi phí sử dụng thuốc trong điều trị

Trong chăn nuôi dù là trang trại hay nông hộ đều hướng đến mục tiêu

đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong chăn nuôi không thể tránh khỏi việc vật nuôi mắc bệnh. Lựa chọn loại thuốc điều trị cho con vật vừa đạt hiệu quả cao, vừa tốn ít chi phí là mục tiêu của người chăn nuôi. Vì vậy sau khi đã sử dụng hai loại thuốc Vetrimoxin LA và Hanoxylin.LA để điều trị cho lợn nái mắc bệnh viêm tử cung, viêm vú tôi đã hạch toán chi phí sử dụng của từng loại thuốc. Kết quảđược trình bày ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Chi phí sử dụng thuốc trong điều trị

Nhóm thí nghiệm Diễn giải Phác đồ 1 Phác đồ 2 viêm đường sinh dục Vetrimoxin LA (ml) 20 - Hanoxylin.LA (ml) - 20 Đơn giá (đồng/ml) 2000 1500 Thành tiền (VNĐ) 40000 30000 Oxytocin (ml) 3 3 Đơn giá (Đồng/ml) 1500 1500 Thành tiền (VNĐ) 4500 4500 Chi phí thuốc/lần (VNĐ) 45500 35500 Chi phí thuốc/con (VNĐ) 167000 138100 So sánh hai phác đồ (%) 100 82,7 Viêm vú Vetrimoxin LA (ml) 20 - Hanoxylin.LA - 20 Đơn giá (Đồng/ml) 2000 1500 Thành tiền (VNĐ) 40000 30000 Chi phí thuốc/lần (VNĐ) 42000 31500 Chi phí thuốc/con (VNĐ) 105000 94500 So sánh hai phác đồ (%) 100 90

Qua bảng 2.6. cho thấy chi phí thuốc điều trị cho một lợn nái bị mắc bệnh viêm đường sinh dục ở phác đồ 1 là 167000 đồng, phác đồ 2 là 138100

đồng chỉ chiếm 82,7% so với phác đồ 1, chi phí thuốc điều trị cho một lợn nái mắc bệnh viêm đường sinh dục ở phác đồ 1 là 105000 đồng, phác đồ 2 là 94500 đồng chỉ chiếm 90% so với phác đồ 1. Vì vậy việc sử dụng Hanoxylin

LA để điều trị bệnh v viêm đường sinh dục và bệnh viêm vú cho lợn nái sẽ có chi phí thấp hơn so với việc sử dụng Vetrimoxin LA từ 10 - 17,3%. Song sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chênh lệch này cũng không đáng kể.

Trong quá trình điều trị và theo dõi chúng tôi thấy rằng nên sử dụng thuốc Vetrimoxin LA đểđiều trị bệnh viêm đường sinh dục, viêm vú. Mặc dù, chi phí sử dụng thuốc cho điều trị có cao hơn nhưng hiệu quả điều trị tốt, thời gian điều trị ngắn hơn, ngoài ra đây là một loại thuốc chứa thành phần kháng sinh Amoxycillin, là một loại kháng sinh có hoạt phổ rộng, tác dụng với cả vi khuẩn Gr(-) và Gr(+) nên có thể phòng được nhiều bệnh khác như: viêm khớp, viêm phổi, bệnh đường tiêu hóa, niệu dục…

Qua đây có thể thấy chi phí điều trị cho một lợn nái bị bệnh là khá cao. Vì vậy phòng bệnh là phương pháp tốt nhất, vừa nâng cao khả năng sản xuất của lợn và tiết kiệm được chi phí khá lớn trong điều trị, nâng cao hiệu quả

chăn nuôi.

2.4.6. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái sau khi điều trị

Thời gian động dục lại của lợn nái sau cai sữa phụ thuộc vào chế độ

chăm sóc, quản lý và thời gian cho con bú. Bình thường ở lợn nái có thời gian chờ phối từ 3 - 7 ngày.

Qua việc sử dụng hai loại kháng sinh Vetrimoxin LA và Hanoxylin LA điều trị bệnh cho lợn nái, tôi tiếp tục tiến hành theo dõi thời gian động dục trở lại sau cai sữa và tỷ lệ phối thụ thai của lợn nái, kết quả được thể

Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái sau khi điều trị

Lô thí nghiệm

Diễn giải ĐVT Phác đồ 1 Phác đồ 2

Bệnh viêm đường sinh dục Con 10 9

Thời gian động dục lại sau cai sữa Ngày 5,33±0,18 6,43,±1,19

Tỷ lệ phối đạt lần 1 % 90.00 77,78

Tỷ lệ phối đạt lần 2 % 100 100

Bệnh viêm vú Con 5 4

Thời gian động dục lại sau cai sữa Ngày 5,2±0,43 6,25±0,45

Tỷ lệ phối đạt lần 1 % 100 100

Qua bảng 2.7. ta thấy tỷ lệ phối giống thụ thai của lợn nái sau cai sữa,

điều trị bằng hai loại phác đồ là tương đối cao. Với bệnh viêm đường sinh dục

ở phác đồ 1 thời gian động dục trở lại trung bình 5,33 ngày, tỷ lệ phối đạt lần 1 là 90,00 %, ở phác đồ 2 thời gian động dục trở lại trung bình 6,43 ngày, tỷ

lệ phối đạt lần 1 77,78%. Tỷ lệ phối đạt lần 2 ở cả 2 phác đồ đều đạt 100%.

Đối với bệnh viêm vú sau khi điều trị thì ở phác đồ 1 thời gian động dục trở

lại của lợn nái trung bình 5,2 ngày, phác đồ 2 là 6,25 ngày, tỷ lệ phối đạt lần 1

ở cả hai phác đồ đều đạt 100%. Từ kết quả trên cho thấy sử dụng Vetrimoxin LA để điều trị lợn nái mắc bệnh thì thời gian động dục trở lại sau cai sữa ngắn hơn và tỷ lệ phối đạt lần 1 ở bệnh viêm đường sinh dục cũng cao hơn 12,12 % so với điều trị bằng Hanoxylin LA.

Qua quá trình theo dõi tôi nhận lợn nái sau khi điều trị khỏi và phối giống trở lại thì tỷ lệ thụ thai ở lợn mắc bệnh viêm đường sinh dục thấp hơn so với bệnh viêm vú. Điều này cho thấy ảnh hưởng của bệnh viêm tử cung

đến quá trình sinh lý sinh dục của lợn nái nghiêm trọng hơn so với bệnh viêm vú. Gây ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất của lợn nái. Ảnh hưởng như vậy là do tử cung là nơi cho hợp tử làm tổ, sinh trưởng và phát triển, khi bị viêm nhiễm thì khả năng động dục và thụ thai của vật nuôi sẽ kém. Vì vậy cần trú trọng đến quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác để hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc bệnh này cho nái sinh sản.

2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị

2.5.1. Kết luận

Qua đánh giá tình hình mắc bệnh sản khoa và thử nghiệm một số phác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đồ điều trị trên đàn lợn nái nuôi tại Trại Lợn Tân Thái tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa ở đàn lợn nái là 43 con chiếm 40,95 %. Tỷ

lệ mắc bệnh sản khoa là khá cao, trong đó mắc cao nhất là bệnh viêm đường sinh dục với tỷ lệ 18,10 % và gây ảnh hưởng nghiệm trọng nhất đến khả năng sản xuất của lợn mẹ.

- Các giống lợn khác nhau thích nghi với khí hậu Việt Nam là khác nhau. Do vậy mức độ cảm nhiễm bệnh cũng khác nhau. Giống lợn mắc cao nhất là giống lợn màu Duroc do thích nghi kém nhất với tỷ lệ lên tới 56,00 %, và mắc thấp nhất là giống Landreace với 30 % và giống này được trại lợn Tân Thái sử dụng làm cái nền lai tạo với các giống khác cho con lai chất lượng tốt hơn.

- Lợn nái đẻ ở các lứa khác nhau có mức độ cảm nhiễm bệnh sản khoa khác nhau. Trong đó lợn mắc nhiều nhất là ở những lợn nái kiểm định, sinh sản lứa 1 - 2 (59,26 %) và nái già từ lứa thứ 5 trở đi 48 %. Do lợn đẻ lứa đầu xoang chậu còn hẹp, khi đẻ dẫn đến đẻ khó, Lợn nái già sức khỏe yếu dễ cảm nhiễm bệnh. Vì vậy để hạn chế bệnh cần có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý và loại thải phù hợp với từng loại nái sinh sản ở các lứa tuổi và lứa đẻ

khác nhau.

- Ở các tháng khác nhau tỷ lệ mắc bệnh cũng khác nhau. Tháng 5 nắng nóng, mưa nhiều có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất 58,80 %. Tháng giao mùa 3,4 cũng có tỷ lệ mắc cao 42,3 - 50 %. Thấp nhất là tháng 1,2 với tỷ lệ 29,2 - 31,8.

- Lợn mẹ mắc bệnh sản khoa gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lợn con rõ rệt.

- Sử dụng 2 loại kháng sinh Vetrimoxin LA và Hanoxylin LA điều trị

bệnh viêm đường sinh dục và viêm vú đều mang lại kết quả tốt. Sử dụng Vetrimoxin LA cho kết quả điều trị cao hơn Hanoxylin LA là 11,11 %, thời gian động dục trở lại sau cai sữa và tỷ lệ thụ thai cũng cao hơn. Nhưng chi phí

điều trị cho lợn nái mắc bệnh sản khoa, đồng thời phòng được một số bệnh khác.

2.5.2. Tồn tại

- Do kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên công tác phục vụ sản xuất tại cơ sở chỉ dừng lại ở mức hạn hẹp.

- Do số lượng lợn theo dõi và điều trị còn ít nên kết quả nghiên cứu mới chỉ mang tính chất cục bộ.

- Do thời gian thực tập ngắn, mới chỉ là bước đầu tham gia nghiên cứu khoa học nên kết quả thu được còn nhiều hạn chế, các kết luận đưa ra mới chỉ

là sơ bộ.

2.5.3. Đề nghị

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài tôi có một sốđề nghị như sau:

- Về công tác vệ sinh thú y: Hàng ngày lợn mẹ phải được vệ sinh sạch sẽ chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, tránh ô nhiễm môi trường, chuồng trại phải được tiêu độc định kỳ.

- Về công tác điều trị: Cần tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm nhiều loại thuốc điều trị bệnh viêm tử cung, viêm vú để tìm ra thuốc đạt hiệu quả cao trong điều trị mà giá thành thấp.

- Đề nghị khoa nên cho các sinh viên tiếp tục nghiên cứu, phát triển đề

tài về bệnh sản khoa ở lợn nái nhằm đưa ra các phương pháp phòng và điều trị

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Duy Hoan (1998), Sinh lý sinh sản gia súc,

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mắc một số bệnh sinh sản ở lợn nái và phương pháp điều trị bệnh tại trại lợn Tân Thái- Đồng Hỷ- Thái Nguyên. (Trang 58)