- Địa điểm nghiên cứu: Trại lợn Tân Thái xã Hóa Thượng - huyện
Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 16/12/2013 - 31/05/2014
2.3.3. Nội dung nghiên cứu
- Theo dõi, đánh giá tỷ lệ lợn nái mắc bệnh sinh sản tại Trại lợn Tân Thái - Ảnh hưởng của bệnh đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái.
- Tiến hành điều trị bệnh bằng một số phác đồ điều trị và so sánh hiệu quả điều trị của các phác đồđó.
2.3.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi
* Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản toàn đàn nái của Trại
- Tình hình mắc bệnh sinh sản toàn đàn nái của Trại - Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản theo tháng
- Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản theo giống lợn. - Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản theo lứa đẻ.
* Chỉ tiêu theo dõi và đánh giá hiệu quảđiều trị bệnh sinh sản bằng các phác
đồđiều trị sử dụng trong đề tài
- Kết quảđiều trị (tỷ lệ con nái điều trị khỏi) - Thời gian điều trị
- Chi phí sử dụng thuốc.
- Thời gian động dục trở lại sau cai sữa và tỷ lệ phối đạt.
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu
2.3.4.1. Phương pháp đánh giá tình hình mắc bệnh sinh sản ở đàn lợn nái sinh sản
- Thống kê toàn bộđàn lợn cần điều tra tại Trại lợn Tân Thái
- Lập sổ sách theo dõi đàn lợn cần điều tra bằng cách theo dõi, ghi chép những lợn có biểu hiện lâm sàng, triệu chứng lâm sàng...
- Tiến hành theo dõi, chẩn đoán, ghi chép số liệu.
- Hàng ngày theo dõi sức khoẻ đàn lợn, phát hiện những con mắc bệnh sinh sản của đàn lợn nái sinh sản.
- Từ đó tính toán tỷ lệ lợn mắc bệnh và đánh giá
2.3.4.2. Phương pháp chẩn đoán một số bệnh sinh sản
- Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày
- Chẩn đoán lâm sàng thông qua quan sát hàng ngày.
- Triệu chứng quan sát được như: biểu hiện cục bộ của cơ quan sinh dục, bầu vú, trạng thái cơ thể...
* Đối với bệnh viêm đường sinh dục
- Trực tiếp kiểm tra mức độ mắc bệnh bằng các biện pháp sau:
+ Quan sát sự bài tiết niêm dịch và màu sắc niêm dịch của lợn nái sau khi đẻ bằng mắt thường.
+ Kiểm tra thân nhiệt của lợn nái
+ Kiểm tra khả năng tiêu thụ thức ăn/ngày của nái và khả năng tiết sữa nuôi con của lợn mẹ.
+ Kiểm tra trực tiếp âm đạo và cổ tử cung bằng mỏ vịt, chiếu đèn pin vào đường sinh dục để quan sát.Thường thấy các trạng thái sau:
+ Trạng thái bình thường: vùng âm đạo, tử cung sạch, không có váng, niêm mạc khô đều, cổ tử cung kín, có màu hồng đều.
+ Trạng thái bị viêm: Xảy ra ở 3 thể:
Thể nhẹ (+) cổ tử cung có vẩy nhớt, mủ màu xám, thối, niêm mạc lấm tấm sẫm thành vùng không đều.
Thể vừa (++) có vẩy nhớt lẫn mủ trắng, niêm mạc nhợt, đỏ không đều, dịch mủ chảy ra từ cổ tử cung, mùi thối, âm đạo dính váng mủđặc.
Thể nặng (+++)niêm mạc nhợt nhạt, cổ tử cung mở, mủ trắng đục thể
bã đậu hoặc mủ có màu xanh đặc, màu máu cá, có mảnh hoại tử, chảy ra mùi thối khắm, vùng âm đạo, cổ tử cung có mủđặc đọng lại.
* Đối với bệnh viêm vú:
+ Quan sát biểu hiện lâm sàng ở bầu vú của lợn nái bằng mắt thường: sưng, nóng, đỏ, đau
+ Đo thân nhiệt của lợn mẹ
+ Quan sát thái độ của lợn mẹ khi cho con bú + Dùng tay sờ nắn vào bầu vú của lợn
* Đối với hiện tượng đẻ khó:
+ Quan sát biểu hiện rặn đẻ của lợn nái khi chuyển dạ
+ Dùng tay đưa vào đường sinh dục của lợn nái để kiểm tra cổ tử cung mở hay chưa, khung chậu rộng hay hẹp, thai to quá hay không.
+ Trước và sau khi tiến hành phải vệ sinh dụng cụ và tay sạch sẽ. Khi tiến hành bôi trơn tay bằng vazơlin, dầu ăn hoặc xà phòng.
2.3.4.3. Phương pháp đánh giá kết quả điều trị bệnh sinh sản ở đàn lợn nái của phác đồđiều trị sử dụng trong đề tài
Sử dụng phương pháp phân nhóm, tương đương nhau, điều trị bằng hai phác đồđiều trị khác nhau. Sơ đồ, bố trí thí nghiệm Phác đồ thí nghiệm Diễn giải Phác đồ 1 Phác đồ 2 Bệnh viêm đường sinh dục Số lợn theo
dõi 10(con) 9 (con)
Điều trị
cục bộ Han - Iodin 10% thụt rửa tử cung Điều trị toàn thân VetrimoxinLA tiêm bắp liều 1ml/10kg TT Hanoxylin LA tiêm bắp liều 1ml/10kgTT Bệnh viêm vú Số lợn theo
dõi 5(con) 4 (con)
Điều trị
cục bộ
Dùng đá lạnh chườm vào bầu vú viêm 1 - 2 lần/ngày để phong bế vùng viêm, giảm đau liên tục trong 2 - 3 ngày. Vắt cạn sữa ở bầu vú bị viêm, xoa bóp nhẹ nhàng bầu vú 2 - 3 lần/ngày Điều trị toàn thân Vetrimoxin LA tiêm bắp liều 1ml/10kg TT Hanoxylin.LA tiêm bắp liều 1ml/10kgTT
- Theo dõi tất cả các cá thể điều trị, ghi chép số liệu những con khỏi bệnh, những con không khỏi...
- Sau khi có kết quả điều trị tôi đánh giá được hiệu quảđiều trị của từng phác đồđiều trị.
2.3.4.4. Công thức tinh toán từng chỉ tiêu
* Tỷ lệ mắc bệnh theo tháng trong năm
Đàn lợn được theo dõi từ tháng 1/2012 đến tháng 05/2012. Theo dõi, ghi chép tất cả các con nái mắc bệnh sinh sản, phân thành 2 nhóm để điều trị
2 phác đồ khác nhau ở từng tháng.
* Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản theo giống lợn
Theo dõi, ghi chép tất cả các con bị mắc bệnh của từng giống lợn.
* Tỷ lệ mắc bệnh qua các lứa đẻ
Theo dõi đàn lợn nái trong thời gian thực tập từ lứa đẻ thứ 1 đến lứa đẻ
>6, từđó đánh giá tỷ lệ mắc bệnh.
* Chỉ tiêu theo dõi việc so sánh hiệu quả điều trị bằng các phác đồ điều trị
sử dụng trong đề tài
Theo dõi các chỉ tiêu về:
- Kết quảđiều trị (tỷ lệ con nái điều trị khỏi) - Thời gian điều trị
- Chi phí sử dụng thuốc
- Thời gian động dục trở lại sau cai sữa và tỷ lệ phối đạt
Các chỉ tiêu trên theo dõi bằng điều trị, quan sát, ghi chép, thống kê hàng ngày.
Phương pháp tính từng chỉ tiêu: - Tỷ lệ mắc bệnh (%) :
Tỷ lệ nái mắc bệnh theo các giống (%) = ∑ số nái mắc bệnh theo giống
x 100 ∑ số lợn nái theo dõi
Tỷ lệ nái mắc bệnh theo các tháng (%) = ∑ số nái mắc bệnh theo tháng
x 100 ∑ số lợn nái theo dõi
Tỷ lệ nái mắc bệnh theo lứa đẻ (%) = ∑ số nái mắc bệnh theo lứa đẻ
x 100 ∑ số lợn nái theo dõi
Tỷ lệ mắc bệnh (%) = ∑Số con mắc bệnh
x100 ∑Số con theo dõi
- Thời gian điều trị trung bình
Thời gian điều trị trung bình (ngày/con) = ∑ thời gian điều trị từng con ∑ số con điều trị - Tỷ lệ điều trị khỏi: Tỷ lệ khỏi (%) = ∑ số con khỏi bệnh x 100 ∑ số con điều trị - Tỷ lệ phối đạt với lợn nái động dục lần 1
Tỷ lệ phối đạt với lợn nái động dục (%) = ∑ số con nái có chửa
x 100 ∑ số con nái phối giống lần 1
- Tỷ lệ phối đạt với lợn nái động dục lần 2
Tỷ lệ phối đạt với lợn nái động dục (%) = ∑ số con nái có chửa
x 100 ∑ số con nái phối giống lần 2
- Chi phí sử dụng thuốc
Chi phí sử dụng thuốc (đ/con) = ∑ Chi phí ∑ số con điều trị
2.3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được trong quá trình theo dõi thí nghiệm theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2000) [32] và sự
hỗ trợ của máy vi tính cũng như máy tính cá nhân. - Tính số trung bình mẫu: - Tính độ lệch tiêu chuẩn: Sai số của số trung bình: Chú giải: : số trung bình cộng n x n x x x X = 1 + 2 +...+ n = ∑ i ( ) 1 2 2 − − ± = ∑ ∑ n n X S i i X X ( 30) 1 ≤ − ± = n n S mX X X X S
: độ lệch tiêu chuẩn
x1, x2, …xn: giá trị của các biến số
: sai số của số trung bình n : dung lượng mẫu
2.4. Kết quả và phân tích kết quả
2.4.1. Tình hình mắc bệnh sinh sản ở đàn lợn nái của Trại
Bảng 2.1: Tình hình mắc một số bệnh sinh sản ởđàn lợn nái của Trại STT Diễn giải Viêm đường
sinh dục (con) Viêm vú (con)
Hiện tượng đẻ
khó (%)
1 Số nái theo dõi 105 105 105
2 Số nái mắc bệnh 19 9 15
3 Tỷ lệ mắc 18,10 8,57 14,29
4 Số con chết 0 0 0
5 Tỷ lệ chết 0 0 0
Qua bảng 2.1 trên ta thấy: đàn lợn nái sinh sản của Trại mắc bệnh sinh sản là khá nhiều. Tuy nhiên tỷ lệ mắc các bệnh là không giống nhau. Bệnh
viêm đường sinh dục mắc cao nhất với tỷ lệ là 18,10%, sau đó là hiện tượng
đẻ khó với tỷ lệ là 14,29%, bệnh chiếm tỷ lệ thấp nhất trong ba bệnh theo dõi là viêm vú chiếm tỷ lệ là 8,57%. Trong ba bệnh theo dõi tuy tỷ lệ nái sinh sản mắc bệnh là khá cao, nhưng không gây chết lợn. Đây là kết quả của việc thường xuyên quan sát, theo dõi tình hình sức khỏe của lợn mẹ, nhanh chóng, kịp thời xử lý và điều trị khi bệnh xảy ra của các kỹ sư trong Trại.
Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lợn nái ở trại mắc bệnh viêm đường sinh dục cao đó là do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm xây sát niêm mạc tử cung, tạo
điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hai là, do trong quá trình đỡđẻ nhằm mục đích rút ngắn thời gian đẻ của lợn nái các công nhân đã dùng tay móc thai một cách thô bạo. Ba là lợn mẹ bị sót con, sót nhau nhưng không theo dõi kĩ. Đồng thời khâu vệ sinh khi đẻ cho lợn mẹ còn chưa được chú trọng… Kết quả này của chúng tôi phù hợp với nhận định của Nguyễn Văn Thanh (2007) [29].
X
Hiện tượng đẻ khó cũng chiếm tỷ lệ cao là do nuôi công nghiệp nên diện tích chuồng hẹp. Vì vậy trong giai đoạn mang thai lợn nái ít được vận
động, chăm sóc nuôi dưỡng chưa được tốt làm cho con mẹ yếu khi đẻ sức rặn kém. Ngoài ra do lợn nái mới đẻ lứa đầu xoang chậu còn hẹp hoặc lợn nái già yếu sức rặn kém nên dẫn đến đẻ khó. Bệnh viêm vú có tỷ lệ mắc thấp nhất và chủ yếu là lợn nái đang trong thời kỳ sức sản xuất cao nhất. Lợn mẹ tiết sữa nhiều mà lợn con bú không hết nên sữa lưu lại lâu dẫn đến bị viêm, ngoài ra do vệ sinh bầu vú lợn chưa tốt nên vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm vú.
Trong thời gian thực tập, qua theo dõi thực tế tôi thấy các giống lợn nái nuôi tại Trại chủ yếu là các giống lợn ngoại nên khả năng kháng bệnh kém, bên cạnh đó lợn thường đẻ con khá to nên lợn mẹ phải rặn đẻ mạnh và nhiều, thường phải can thiệp bằng tay khi lợn nái đẻ, dẫn đến viêm nhiễm, đẻ khó càng cao hơn nữa. Trại chăn nuôi tập trung theo phương thức công nghiệp, diện tích chuồng nuôi chật hẹp không có chỗ cho lợn nái vận động nên khi đẻ
hay xảy ra bệnh đẻ khó. Ngoài ra do tình hình sản xuất của trại lợn Tân Thái nên thời gian trống chuồng để vệ sịnh tẩy uế ít, đây có thể cũng là nguồn lây nhiễm bệnh lớn.
Qua đây, chúng tôi muốn khuyến cáo với người chăn nuôi cần quan tâm chú ý hơn nữa đến việc chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái. Khi tiến hành các thủ thuật sản khoa, tất cả các dụng cụ sản khoa cần
được sát trùng trước khi đưa vào cơ thể lợn nái. Trong trang trại người công nhân là người trực tiếp tham gia sản xuất, vì vậy họ cần được trang bị những kiến thức cơ bản trong quá trình chăm sóc vật nuôi. Có như vậy mới có thể
hạn chế dịch bệnh xảy ra và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
2.4.2. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản theo giống lợn
Để đánh giá khả năng sinh sản, sức sản xuất của các giống lợn thì bệnh sản khoa là một trong những chỉ tiêu cần quan tâm. Mỗi giống lợn khác nhau thì khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, phương thức chăn nuôi, chế độ
dinh dưỡng khác nhau và có mức cảm nhiễm bệnh cũng khác nhau. Theo dõi chỉ tiêu mắc bệnh sản khoa theo các giống để biết được giống nào có tỷ lệ
pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý đối với từng giống lợn để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Vì vậy tôi đã tiến hành theo dõi tỷ lệ mắc một số bệnh sản khoa trên 4 giống lợn nái ngoại thuần là Yorkshire, Landrace, Pietrain, Duroc tại trại lợn Tân Thái và thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2: Tỷ lệ mắc một số bệnh sản khoa của lợn nái theo giống lợn
STT Giống lợn Số nái theo dõi (con) Viêm đường
sinh dục Bệnh viêm vú Hiện tượng
đẻ khó Tổng Số con mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số con mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số con mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) 1 Yorkshire 28 5 17,86 1 3,57 4 14,28 10 35,71 2 Landrace 30 5 16,67 2 6,67 2 6,67 9 30,00 3 Pietrain 22 4 18,18 3 13,64 3 13,64 10 45,45 4 Duroc 25 5 20,00 3 12,00 6 24,00 14 56,00 Tổng 105 19 18,10 9 8,57 15 14,29 43 40,95 Qua bảng 2.2 cho thấy:
Bệnh sản khoa xảy ra trên tất cả giống lợn, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh ở
các giống lợn lại có sự khác nhau:
- Giống lợn Pietrain mắc bệnh ở tỷ lệ khá cao trong đó bệnh viêm
đường sinh dục là 18,18 %, viêm vú mắc với tỷ lệ là 13,64%,đẻ khó là 13,64%
- Giống lợn Landrace có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất trong 4 giống lợn
được theo dõi. Bệnh viêm đường sinh dục là 16,67 %, viêm vú là 6,67 % và hiện tượng đẻ khó là 6,67 %. Giống lợn này tỷ lệ mắc bệnh sản khoa thấp, sức sinh trưởng và sinh sản cao, thích nghi tốt nên được lựa chọn làm cái nền để
lai tạo với các giống lợn khác.
- Giống lợn Duroc qua theo dõi nhận thấy giống lợn này có tỷ lệ mắc bệnh là cao nhất, trong đó bệnh viêm đường sinh dục mắc nhiều nhất với tỷ lệ
- Giống lợn Yorkshire cũng có tỷ lệ mắc bệnh sinh sản khá cao qua theo dõi thu được tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục là 17.86 %, viêm vú là 3,57% và đẻ khó là 14,28 %,
Như vậy, các giống lợn khác nhau có tỷ lệ mắc bệnh ở cơ quan sinh dục là khác nhau. Nguyên nhân là do khả năng thích nghi với điều kiện môi trường của từng giống lợn khác nhau do đó sức đề kháng của từng giống lợn cũng khác nhau.
Nhìn chung 4 giống lợn theo dõi đều mắc bệnh sản khoa, nhưng 2 giống lợn màu là Pietrain và Duroc có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn lần lượt là 56,00 % và 45,45 %. Nguyên nhân là do 2 giống lợn màu này được nhập về
Việt Nam chưa lâu, là giống lợn có nguồn gốc từ các nước ôn đới, khí hậu ít thay đổi đột ngột, khả năng chịu đựng kém mà nước ta lại là nước nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều nên khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu này chưa tốt dẫn đến sức đề kháng kém làm cho 2 giống lợn này có tỷ lệ mắc bệnh cao.