Một số hiểu biết về thuốc sử dụng trong đề tài

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mắc một số bệnh sinh sản ở lợn nái và phương pháp điều trị bệnh tại trại lợn Tân Thái- Đồng Hỷ- Thái Nguyên. (Trang 44)

Theo Bùi Thị Tho (2003) [34], thuốc kháng sinh là những chất hữu cơ

có cấu tạo hoá học phức tạp, phần lớn trong số đó lúc đầu do xạ khuẩn, vi khuẩn và nấm sản sinh ra. Với nồng độ thấp đã có tác dụng (cả invitro và invivo) ức chế hay tiêu diệt sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật gây bệnh, nhưng không hay rất ít gây độc cho người, gia súc, gia cầm.

Đề giảm bớt thiệt hại do bệnh viêm tử cung và viêm vú gây ra cho người chăn nuôi ở lợn nái, nhiều tác giả đã sử dụng các loại kháng sinh trong nước và ngoại nhập khác nhau và đã cho những kết quả nhất định. Trong giới hạn đề tài này chúng tôi tiến hành với hai loại thuốc Vetrimoxin LA và Hanoxylin LA đểđiều trị hai bệnh viêm tử cung và viêm vú.

* Vetrimoxin LA :

Thuốc của công ty Pháp

Thành phần: Trong 1ml dung dịch Vetrimoxin LA có 150 mg Amoxycillin (dạng muối trihydrate).

Cơ chế tác dụng của Amoxycillin:

Amoxycillin là kháng sinh thuộc nhóm β - lactamin nên có cơ chế tác dụng giống với các kháng sinh trong nhóm.

- Amoxycillin ức chế sự tổng hợp Mucopeptide - cấu tạo thành tế bào vi khuẩn, làm chết vi khuẩn.

- Amoxycillin tác động trên cả vi khuẩn Gram (–) và Gram (+) như:

E.coli, Salmonella, Staphylococci, Streptococci, Clostridium, Erysipelathinix.

Khi vào cơ thể thú, Amoxycillin phân bố rộng và nhanh chóng vào các mô (Tissue ), kể cả những vùng máu ít đến như khớp.

- Amoxycillin ít bị biến hoá, nên khi bài thải qua thận vẫn còn ở dạng hoạt chất. Do đó cũng được khuyến cáo trị các bệnh về niệu dục.

Vetrimoxin LA có tác dụng kéo dài đến 48 giờ.

* Hanoxylin. LA :

Thuốc của công ty dược và vật tư thú y Hanvet

Oxytetracycllin là kháng sinh nhóm tetracycllin là các kháng sinh kìm khuẩn (ức chế sự tổng hợp protein cho các vi khuẩn) có hoạt phổ rộng (nhưng hiện nay còn ít tác dụng với các vi khuẩn đường ruột như trực khuẩn E. coli và salmonella), ít độc.

Cơ chế tác dụng của Oxytetracycllin:

Oxytetracycllin có tác dụng kháng khuẩn bằng cách gắn vào tiểu phần 30s của ribosom ở những sinh vật mẫn cảm, sau khi gắn vào ribosom Oxytetracycllin ngăn cản Aminoacyl tARN gắn vào phức hợp mARN/ riboxom bằng cách đó nó ngăn cản sự tổng hợp protein của vi khuẩn, làm cho vi khuẩn không phát triển và nhân lên được. Oxytetracycllin có phổ kháng khuẩn rộng với cả vi khuẩn Gr(-) và Gr(+).

Công thức hóa học:

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mắc một số bệnh sinh sản ở lợn nái và phương pháp điều trị bệnh tại trại lợn Tân Thái- Đồng Hỷ- Thái Nguyên. (Trang 44)