Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý nhà

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 100)

nước về du lịch

Cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước về du lịch. Qua thực tiễn cho ta thấy rằng, hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ tài nguyên du lịch. Trong những năm qua, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, do nhiều lí do khác nhau đòi hỏi cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của cơ quan quản lí nhà nước về du lịch ở một số nội dung quản lý như sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc quy hoạch khu, điểm du lịch.

Quy hoạch du lịch là một hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ một đất nước nào nhằm khai thác các tài nguyên du lịch để phát triển bền vững. Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến

96

năm 2030 để xác định một lộ trình cụ thể cho du lịch Việt Nam. Điểm đột phá trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thể hiện trong quan điểm phát triển du lịch bền vững theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại; khai thác hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm mọi nguồn lực và lợi thế quốc gia; phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa với vai trò động lực của các doanh nghiệp. Do vậy, đòi hỏi nước ta cần xây dựng được một quy hoạch vùng du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể về du lịch để khai thác tốt nguồn tài nguyên đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng đến môi trường do hậu quả của khai thác du lịch đem lại như: Thành lập tổ công tác gồm các sở, ngành liên quan; chính quyền địa phương; ban quản lý các khu, điểm du lịch để tiến hành rà soát, sắp xếp và quy hoạch lại hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại tất cả các điểm tham quan du lịch; tăng cường công tác quản lý bảo đảm về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng, vụ việc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch; nghiên cứu cứu lắp đặt các biển báo, biển cấm đỗ xe, cấm bán hàng rong và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Kiểm tra, rà soát lại hệ thống biển quảng cáo, tháo dỡ các biển quảng cáo sai quy định; đôn đốc, hướng dẫn thực hiện các hoạt động nhằm hạn chế sự suy thoái và bảo vệ phát triển các hệ sinh thái: Không đốt phá rừng, tăng cường trồng cây xanh, thu gom và xử lý chất thải rắn, thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường.

Thứ hai, tăng cường công tác quản lý nhà nước với các đơn vị kinh doanh du lịch.

Việc để cho địa phương vừa khai thác, vừa quản lý tài nguyên du lịch thực tế đã cho thấy nhiều bất cập trong thời gian qua khi chất lượng dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu của du khách trong khi công tác bảo tồn di sản cũng không thực sự hiệu quả. Chính vì vậy mà sự kết hợp giữa địa phương và

97

doanh nghiệp trong quá trình quảng bá, khai thác và bảo tồn giá trị di sản sẽ là một giải pháp hợp lý nếu việc phối hợp và giám sát hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành một cách cẩn trọng. Để đạt được điều đó thì trước hết cần đến công tác giám sát chặt chẽ, nghiêm túc của địa phương. Đối với các doanh nghiệp cần phải phối hợp tích cực với các đơn vị trên địa bàn đưa ra những nội dung, quy tắc ứng xử với môi trường, đồng thời phối kết hợp với các đơn vị chức năng Kiểm lâm, Công an, người dân trên địa bàn để tổ chức tốt việc vừa khai thác vừa bảo tồn môi trường cảnh quan, tài nguyên du lịch nhằm phục vụ tốt cho sự phát triển của kinh tế.

Bên cạnh đó yêu cầu các cơ sở kinh doanh du lịch thực hiện niêm yết giá theo quy định, bán đúng giá, bảo đảm chất lượng, số lượng, trọng lượng; triển khai các giải pháp nhằm bảo vệ an toàn cho du khách, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Mặt khác, tăng cường công tác thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch; thẩm định công nhận các khu, điểm du lịch. Bên cạnh đó, việc quản lý các dịch vụ vận chuyển khách công cộng và khách du lịch cũng cần chú trọng hơn. Rà soát nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, tăng cường việc tiếp cận phương tiện được an toàn, thuận lợi, bảo đảm an toàn cho khách du lịch khi tham gia giao thông và đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng phục vụ trong hệ thống khách sạn, nhà hàng du lịch; trong hoạt động hướng dẫn, vận chuyển khách du lịch và các khâu đón tiếp, dịch vụ khác; đa dạng hoá các loại hình lưu trú, các tour, tuyến, loại hình du lịch, hàng lưu niệm cung cấp cho khách du lịch.

Thứ ba, nâng cao chất lượng của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch.

Cần nâng cao cả chất lượng và số lượng những cán bộ có trình độ chuyên môn cao để tăng hiệu quả công việc, hạn chế việc ảnh hưởng đến môi trường du lịch. Mặt khác, cần xây dựng một cơ chế phối hợp giữa các cơ quan để việc quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch đạt hiệu quả cao nhất.

98

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)