chức, cá nhân trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch
Luật Du lịch năm 2005 cần bổ sung một số điều quy định cụ thể về trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức kinh tế trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch. Các quy định về quyền lợi, chính sách hỗ trợ... mà người dân được hưởng khi tham gia bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa tự nhiên, nhất là những văn hóa phi vật thể mang đậm bản sắc của dân tộc đang ngày càng bị phai mờ, lãng quên. Đưa ra khái niệm về bảo vệ tài nguyên du lịch để thể hiện rõ được tầm quan trọng của tài nguyên du lịch, là nguồn không thể thiếu trong sự phát triển của ngành Du lịch nói riêng và nằm trong sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia nói chung.
Trên thực tế cũng đã có những văn bản quy định về vấn đề bảo vệ tài nguyên du lịch nhưng phần lớn mới chỉ dừng lại ở mức độ chung hoặc chú trọng vào vấn đề cụ thể như bảo vệ môi trường du lịch, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các văn bản này mặc dù đã đề ra những yêu cầu về trách nhiệm của tổ chức, cán nhân bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch song không phản ánh được hết những nét đặc trưng, cụ thể. Do đó, cần xây dựng hệ thống văn bản để cụ thể hóa các yêu cầu quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng đặc trưng của hoạt động du lịch. Những quy định có thể được thể hiện dưới hình thức các “quy chế”. Trong đó, các
92
quy chế chứa đựng quy định pháp luật sao cho phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động của du lịch. Như vậy, hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch sẽ đạt hiệu quả cao hơn vì có sự phối hợp thống nhất và đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành có liên quan.