Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 95)

có thẩm quyền trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch

Có thể nhận định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng, đa lĩnh vực và mang nội dung văn hóa sâu sắc. Do đó, quá trình thực hiện việc bảo vệ tài nguyên du lịch phải có sự kết hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành, các cấp, dưới sự chỉ đạo thống nhất của Nhà nước, từ đó phát triển du lịch trong nước theo hướng bền vững trên cơ sở phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống và bảo vệ tốt môi trường cảnh quan. Vì vậy Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần sớm hoàn chỉnh và ban hành chiến lược quy hoạch và phát triển ngành Du lịch của nước ta đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để thống nhất quản lý và phát triển ngành Du lịch.

Bên cạnh đó, việc kết hợp hài hòa giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan nhà nước khác, trong đó có Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên du lịch nhưng vẫn cần có các Thông tư liên tịch để xác định cơ chế pháp lý phối hợp đồng bộ và hiệu quả giữa các bên có liên quan. Trên cơ sở đó Thông tư liên tịch phải cụ thể

91

hóa các nội dung phối hợp được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Luật Di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung năm 2009; Luật Du lịch năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành các đạo luật trên…, có sự phân công cụ thể về trách nhiệm giữa các bên trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình môi trường, tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch về kết hợp giải quyết các vấn đề vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch phát sinh.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)