Giải pháp

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 65)

4.4.2.1 Giải pháp đối với địa phương

a) Giải pháp xóa bỏ tư tưởng, quan niệm cổ hủ, định kiến giới

Xã hội đang từng bước phát triển, phụ nữ cũng đang dần nâng cao được vai trò của mình không chỉ trong phạm vi gia đình mà còn ở ngoài xã hội. Bên cạnh đó có nhiều quan niệm giới vẫn còn tồn tại làm ảnh hưởng đến việc nâng cao giá trị bản thân, thể hiện khả năng của phụ nữ. Do đó để xóa bỏ những định kiến giới, các quan niệm cổ hủ không phải một sớm một chiều mà là cả một quá trình lâu dài và có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành ở địa phương.

- Xóa bỏ khái niệm bất bình đẳng trong gia đình

Con trai hay con gái đều là kết tinh tình yêu của vợ và chồng, là món quà quý giá mà ông trời ban tặng. Do đó mà đối xử bình đẳng giữa các con sẽ tạo bầu không khí gia đình ấm cúng, thoải mái. Gia đình là nơi trẻ bắt đầu học tập, quan sát mọi thứ xung quanh. Trẻ em rất tò mò và học tập rất nhanh, vì thế mà cách cư xử, nói năng, hành động của người lớn trong gia đình ảnh hưởng rất lớn tới con trẻ. Do đó mà những người lớn trong gia đình có định kiến về giới cũng sẽ hình thành định kiến giới cho trẻ từ nhỏ và nó sẽ ăn sâu

vào trong tiềm thức của trẻ. Vì thế, muốn xóa bỏ định kiến giới thì trước hết trong gia đình, các bậc ông bà, cha mẹ phải có những hành động đúng đắn, đảm bảo bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái. Mỗi gia đình làm tốt điều này sẽ tạo được một bước tiến mới trong việc xóa bỏ quan niệm về bất bình đẳng giới.

- Tuyên truyền, phổ biến Luật bình đẳng giới cho bà con trong xã

Luật bình đẳng giới cần được tuyên truyền sâu rộng để mọi người có thể hiểu được phụ nữ và nam giới có quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ ngang bằng nhau. Mỗi người đều có vai trò quan trọng trong gia đình. Việc nâng cao vai trò, vị thế của người phụ nữ không phải là hạ thấp vai trò của nam giới mà là tạo ra sự bình đẳng trong thể hiện quyền lợi, nghĩa vụ của vợ và chồng trong gia đình.

- Cung cấp những thông tin về vai trò của phụ nữ, những tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong sản xuất và đời sống… trên hệ thống loa phát thanh, bảng tin ở các xóm

Hệ thống loa phát thanh, bảng tin ở các xóm luôn là nguồn cung cấp thông tin được người dân quan tâm nhiều nhất. Phát thanh viên phối hợp với chính quyền xã, xóm thu thập nhiều thông tin về vai trò của phụ nữ, những tấm gương vươn lên làm giàu, dám thể hiện mình… của chị em phụ nữ, đặc biệt là những tấm gương phụ nữ trong xóm, xã để từ đó các chị em có thể học tập lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, phát huy khả năng của bản thân. Những tấm gương đó rất thiết thực và gần gũi sẽ giúp chị em có động lực hơn, tự tin hơn trong công việc và cuộc sống, cùng nhau vươn lên để thể hiện mình, khẳng định mình.

b) Nâng cao khả năng tiếp cận thông tin

Tiếp cận thông tin giúp con người có hiểu biết sâu rộng hơn, phục vụ cho sản xuất cũng như đời sống. Hầu hết các các hộ gia đình trong xã đều tiếp nhận thông tin chủ yếu qua ti vi, báo, đài, loa phát thanh và qua các buổi tập huấn. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận thông tin của chị em còn thấp vì họ ngoài làm việc tạo thu nhập còn phải lo các công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, ít có thời gian tiếp cận và nắm bắt thông tin. Đặc biệt ở những hộ nghèo thì vấn đề này còn gặp nhiều khó khăn. Đây là một yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao vai trò của phụ nữ, nhiều khi họ không bắt kịp cơ hội để khẳng định mình. Vì thế, để nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho phụ nữ, chính quyền xã và các tổ chức đoàn thể nên tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông

tin về kinh tế, văn hóa, xã hội, KHKT, chính trị… thông qua hệ thống loa phát thanh và bảng tin của xóm. Loa phát thanh cần được bố trí ở những địa điểm thích hợp để mọi người có thể nghe rõ và phát vào thời điểm thích hợp như 5 – 6h sáng và 17 – 18h chiều. Đồng thời, Hội liên hiệp phụ nữ cũng cần tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, tập huấn về sức khỏe sinh sản, KHHGĐ… để chị em nắm bắt thông tin tốt hơn, phục vụ cho sản xuất và đời sống. Bảng tin cũng cần được trình bày có sự thu hút nhưng vẫn đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Như vậy họ sẽ tiếp thu thông tin tốt hơn.

c) Vận động nam giới cùng tham gia vào những hoạt động tuyên truyền bình đẳng giới

Trong gia đình, vợ và chồng đều có những thế mạnh riêng, đều có vai trò quan trọng. Thiếu đi người vợ hoặc chồng đều làm tăng gánh nặng công việc và gia đình cho người còn lại. Nhưng trên thực tế, vẫn có nhiều ông chồng không nhận ra vai trò to lớn của vợ, cho nên họ không cùng vợ chia sẻ các công việc gia đình. Do đó mà vợ rất vất vả.

Để phụ nữ có thể phát huy tối đa khả năng cũng như nâng cao được vai trò của mình, điều quan trọng là người chồng phải biết cảm thông, chia sẻ, hỗ trợ và tạo điều kiện cho vợ học tập, nghiên cứu. Do đó mà trong công tác tuyên truyền, vận động về vấn đề bình đẳng giới cần phải để cho nam giới tham gia, từ đó họ mới hiểu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội, họ mới có thể thay đổi nhận thức và họ hiểu hơn, cảm thông hơn với người vợ của mình. Đặc biệt trong hoạt động phổ biến về chính sách dân số nên hướng tới đối tượng là cả 2 vợ chồng chứ không phải chỉ riêng người vợ. Do vậy những buổi tập huấn về KHHGĐ nên có sự tham gia của cả vợ và chồng. Từ đó chương trình KHHGĐ mới có hiệu quả.

d) Tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ khi vay vốn

Vốn là một yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy việc vay vốn ở xã còn gặp nhiều khó khăn do thủ tục rườm rà, liên quan đến tài sản thế chấp hay thời hạn vay… Thiếu vốn và khó khăn trong tiếp cận vốn sẽ làm cho phụ nữ khó có thể đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Để phụ nữ trong xã có thể vay vốn sản xuất kinh doanh, chính quyền xã các cấp cần tạo điều kiện thuận lợi cho chị em khi vay vốn, tránh những thủ tục rườm rà… Bên cạnh đó, Hội phụ nữ nên vận động chị em thành lập Quỹ phụ nữ tiết kiệm để huy động tiền nhàn rỗi trong dân. Đồng thời các cấp chính

quyền kết hợp với Hội phụ nữ và các tổ chức đoàn thể cần hướng dẫn chị em lập kế hoạch sản xuất, hạch toán lỗ lãi và tổ chức nhiều buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Từ đó đồng vốn mà chị em bỏ ra mới đạt hiệu quả và chị em có thể khẳng định mình, nâng cao vai trò của bản thân trong phát triển kinh tế hộ.

e) Nâng cao trình độ cho phụ nữ DT

Trình độ là một trong những yếu tố quyết định ảnh hưởng tới khả năng tiếp thu KHKT cũng như khẳng định bản thân mình. Muốn nâng cao vai trò của phụ nữ DT hơn nữa thì trước hết cần phải nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cho chị em. Qua tìm hiểu tình hình thực tế về vai trò của phụ nữ DT trên địa bàn xã, tôi xin đưa ra một số giải pháp để nâng cao trình độ cho phụ nữ trong xã:

- Hầu hết các hộ trong xã đều sản xuất nông nghiệp, mà phụ nữ lại là người đảm nhiệm chính trong nhiều khâu của quá trình trồng trọt cũng như chăn nuôi. Cho nên chính quyền xã nên phối hợp với các tổ chức đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng KHKT như Sở Khoa học công nghệ của tỉnh, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản của tỉnh… để có những buổi tập huấn về những kỹ thuật mới, giới thiệu những giống mới… để từ đó chị em có thể áp dụng vào sản xuất và cho năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn.

- Phụ nữ trên địa bàn vẫn còn rụt rè, chưa phát huy được khả năng của mình cũng như chưa nhận thức được cần phải nâng cao vai trò của mình trong gia đình và xã hội. Do đó mà các cấp chính quyền xã phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ của xã và ở các xóm nên tổ chức những buổi giao lưu, tuyên truyền vận động để phụ nữ thấy được vai trò và quyền lợi của mình. Từ đó mà phụ nữ vươn lên học tập, nâng cao trình độ. Để làm được điều này, người phụ nữ cần có sự động viên, cảm thông, giúp đỡ từ người chồng và gia đình để phụ nữ có điều kiện thuận lợi nhất trong học tập và nghiên cứu.

f) Nâng cao chăm sóc sức khỏe và đời sống

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Do đặc điểm tự nhiên mà phụ nữ có sức khỏe yếu hơn nam giới. Thực tế hiện nay là nhiều chị em vẫn chủ quan, chưa có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình. Chăm sóc sức khỏe bản thân sau khi sinh cũng như những biện pháp phòng tránh mắc bệnh phụ khoa là điều mà không phải ai cũng biết. Do đó mà công tác KHHGĐ, nâng cao chăm sóc sức khỏe và đời sống là một vấn đề cần được quan tâm. Để làm được điều đó, các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể và Hội phụ nữ cần

tích cực hơn trong công tác vận động sinh đẻ có kế hoạch, tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức sức khỏe sinh sản cho phụ nữ có thai, vận động phụ nữ có thai thường xuyên đi khám, tham gia tiêm phòng, khuyến khích chị em phụ nữ tham gia khám chữa bệnh định kỳ. Cùng với việc vận động chị em phụ nữ thì tuyên truyền những kiến thức cần thiết cho cả nam giới cũng là việc hết sức cần thiết để đảm bảo chương trình đạt hiệu quả cao.

4.4.2.2 Giải pháp đối với bản thân người phụ nữ

Trong thời đại hiện nay, nhiều phụ nữ đã vươn lên tự khẳng định mình, chứng tỏ khả năng của bản thân đối với gia đình và xã hội. Tuy nhiên vẫn có những người phụ nữ âm thầm, lặng lẽ chăm sóc gia đình, mong muốn cho chồng con được thành đạt, hạnh phúc mà quên đi việc tự khẳng định mình, họ đã tự làm mờ nhạt đi vai trò của mình. Bên cạnh đó là nhiều chị em mặc cảm, tự ti, không dám thể hiện mình. Do đó để khẳng định được vai trò mình trong gia đình và xã hội, bản thân những người phụ nữ cần xóa bỏ mặc cảm, tự ti về bản thân mình. Không ai trên thế giới này hoàn hảo cả, mỗi người đều có những thế mạnh riêng của mình. Phụ nữ cần hiểu được thế mạnh của bản thân, từ đó phát huy những điểm mạnh của mình, chứng tỏ năng lực của bản thân với mọi người. Đồng thời, mỗi người phụ nữ cần tự mình nghiên cứu, nâng cao trình độ, cập nhật thông tin, tự mình vươn lên khẳng định bản thân. Có như vậy thì họ mới tự tin để có thể làm những việc mà tưởng chùng như không thể làm được. Tự tin vào bản thân là sức mạnh giúp phụ nữ có thể vượt qua mọi khó khăn và vươn lên. Đồng thời, sự an ủi, động viên, chia sẻ của chồng và gia đình là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn để chị em yên tâm công tác, hết mình vì công việc, nâng cao được vai trò của bản thân.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 65)