Thông tin chung về hộ điều tra

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 42)

4.2.1.1 Một số thông tin cơ bản của các nhóm hộđiều tra

Vai trò quan trọng của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội là không thể phủ nhận, vai trò của họ đã ngày càng được khẳng định và nâng cao.Thực trạng đời sống của một gia đình là sự thể hiện vị trí và vai trò của người phụ nữ.Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng giống nhau về đời sống vật chất hay tinh thần. Mỗi gia đình có số lượng thành viên khác nhau, điều kiện kinh tế khác nhau, chủ hộ hay trình độ của chủ hộ khác nhau… Do đó mà để có cái nhìn tổng quát về vai trò của phụ nữ DT trong phát triển kinh tế hộ gia đình, tôi tiến hành điều tra 50 hộ, trong đó có 25 hộ dân tộc Tày, 25 hộ dân tộc Nùng. Mỗi loại dân tộc đều có các hộ khá, trung bình và nghèo với số lượng khác nhau. Những thông tin chung về các hộ điều tra được phản ánh qua bảng 4.7.

Bảng 4.7 Thông tin chung về các nhóm hộđiều tra

Chỉ tiêu ĐVT Tổng Hộ dân tộc Tày Hộ dân tộc Nùng

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1.Số hộđiều tra Hộ 50 100,00 25 100,00 5 100,00 Nam chủ hộ Hộ 44 88,00 21 84,00 23 92,00 Nữ chủ hộ Hộ 6 12,00 4 16,00 2 8,00 2.Loại hộ Nông nghiệp Hộ 34 68,00 17 68,00 17 68,00

Phi nông nghiệp Hộ 11 22,00 5 20,00 6 24,00

Hộ kiêm Hộ 5 10,00 3 12,00 2 8,00 3. Kinh tế của hộ Khá - Giàu Hộ 19 38,00 11 44,00 8 32,00 Trung bình Hộ 25 50,00 11 44,00 14 56,00 Nghèo Hộ 6 12,00 3 12,00 3 12,00 4.Số nhân khẩu Người 215 100,00 105 100,00 110 100,00 BQNK/hộ Người/hộ 4,3 - 4,20 - 4,4 - 5.Số lao động LĐ 126 100,00 60 100,00 66 100,00 BQLĐ/hộ LĐ/hộ 2,52 - 2,4 - 2,64 - 6.Kiến thức của chủ hộ Cấp I Người 3 6,00 1 4,00 2 8,00 Cấp II Người 5 10,00 2 8,00 3 12,00 Cấp III Người 28 56,00 15 60,00 13 52,00 TC – CĐ – ĐH Người 14 28,00 7 28,00 7 28,00 7. Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 43,1 - 43,4 - 42,76 - (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng 4.7 ta thấy: - Nhóm hộ dân tộc Tày:

Theo điều tra 25 hộ dân tộc Tày thì có 21 chủ hộ là nam giới (chiếm 84,00%), có 4 nữ chủ hộ (chiếm 16,00%). Trong 4 nữ chủ hộ thì có 1 hộ là hộ khá, 2 hộ là hộ trung bình và 1 hộ là hộ nghèo. Qua đó ta thấy được vai trò của phụ nữ dân tộc Tày cũng đã được nâng cao.

+ Trong 20 hộ điều tra có 3 hộ là hộ nghèo (20,00%), có 1/3 hộ nghèo có chủ hộ là nữ. Các chủ hộ đều có trình độ học vấn ở cấp I và cấp II. Đây chính là điểm mấu chốt gây nên sự nghèo đói. Thiếu kiến thức làm cho hộ không theo kịp các kỹ thuật tiến bộ để vận dụng vào phát triển kinh tế gia đình. Hơn nữa, vấn đề sức khỏe cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các công việc trong gia đình. Tuổi bình quân của các chủ hộ nghèo là 50 tuổi. Đây là mức tuổi mà vấn đề sức khỏe cũng như tiếp thu những kỹ thuật tiến bộ không còn được như trước. Chính vì vậy mà những hộ này cứ quanh quẩn với cái nghèo mà không sao thoát ra được.

+ Số hộ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu vẫn chiếm tỷ trọng lớn là 68,0% (17 hộ). Trong đó có 11 hộ trung bình (44,00%). Có 2 chủ hộ là nữ giới còn lại đều là nam giới, có trình độ cấp III là 10 người (90,91%), trình độ TC – CĐ – ĐH là 1 người (9,09%). Những hộ TB này có điều kiện hơn hẳn các hộ nghèo, họ có thu nhập tương đối ổn định nhưng chỉ đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày chứ tích lũy vấn còn ít. Tuổi bình quân của các chủ hộ này là 42,09 tuổi, do đó mà nhóm hộ này vẫn năng động, mong muốn làm giàu, muốn áp dụng những kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất và đời sống. Do đó mà xã cần có nhiều chương trình hỗ trợ để những hộ này vươn lên làm giàu.

+ Số hộ khá được điều tra là 11 hộ (44,00%). Những hộ này chủ yếu là hộ kinh doanh và công nhân viên chức, chủ hộ đều có trình độ học vấn là cấp III và có 4 chủ hộ có trình độ TC- CĐ – ĐH. Do đó họ năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh những kỹ thuật tiến bộ để ứng dụng vào thực tế hơn. Hơn nữa, những chủ hộ này dám nghĩ dám làm, tìm cách vươn lên làm giàu. Do đó mà những hộ này đã có của ăn của để, đời sống đã được nâng cao. Phụ nữ trong nhóm hộ này khá bình đẳng so với nam giới. Họ được chồng cùng chia sẻ các công việc trong gia đình, cùng chăm lo cho gia đình hạnh phúc hơn.

Trong 25 hộ dân tộc Nùng được điều tra thì có 23 chủ hộ là nam (92,00%). Có 8hộ khá (32,00%), 14 hộ trung bình (56,00%) và 3 hộ nghèo (13,00%).

+ Nhóm hộ nghèo có 3 hộ, trong đó có 1 hộ có chủ hộ là nữ. Các chủ hộ đều có trình độ cấp I và cấp II. Do đó mà việc tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tuổi bình quân của các chủ hộ là 49,60 tuổi. Ở độ tuổi này thì sức khỏe cũng không còn được như trước nên cũng gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế gia đình. Trong 3 hộ đó có 1 cô chồng đã mất, cô làm chủ hộ, gia đình có 4 nhân khẩu nhưng có mỗi mình cô là lao động chính nên mọi công việc cô đều phải làm nên cô rất vất vả. Vì vậy mà gia đình cô không thể nào khá lên được.

+ Nhóm hộ trung bình vẫn chiếm đa số là 56,00%, có 1 chủ hộ là nữ. Trong số 14 hộ trung bình có 1 chủ hộ trình độ cấp II, còn lại đều có trình độ cấp III và trình độ TC – CĐ – ĐH. Tuy vậy thì những hộ này cũng chỉ có thu nhập đủ để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày chứ chưa có tích lũy hoặc tích lũy ít. Các chủ hộ này vẫn có mong muốn làm giàu, tiếp thu những cái mới để vươn lên, xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no hơn.

+ Hộ khá của dân tộc Nùng được điều tra có 8 hộ, chủ yếu là công nhân viên chức và làm nghề kinh doanh. Những chủ hộ này đều có trình độ TC – CĐ – ĐH, có 1 người học hết cấp III. Họ có ý chí làm giàu, tiếp thu những cái mới và dám áp dụng vào gia đình. Do đó mà gia đình khá giả hơn so với các hộ khác. Phụ nữ trong những gia đình này cũng được chồng chia sẻ công việc trong gia đình, do đó có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.

4.2.1.2 Những thông tin cơ bản ở phụ nữ các hộđiều tra

Phụ nữ có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống. Mỗi phụ nữ có những cách riêng để chăm sóc gia đình hay đóng góp vào việc phát triển kinh tế của gia đình và tham gia các hoạt động xã hội. Những thông tin cơ bản về trình độ học vấn hay độ tuổi của phụ nữ sẽ phản ánh khả năng tiếp thu KHKT hay khả năng thực hiện các công việc trong gia đình. Những thông tin cơ bản về phụ nữ ở các nhóm hộ được tổng hợp ở bảng 4.8.

Bảng 4.8 Thông tin về phụ nữở các hộđiều tra.

Chỉ tiêu

Tổng Dân tộc Tày Dân tộc Nùng SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) I. Tổng số phụ nữ trong nhóm HĐT 50 100,00 5 100,00 25 100,00 1. Theo độ tuổi 18 – 50 tuổi 47 94,00 24 96,00 23 92,00 ≥ 50 tuổi 3 6,00 1 4,00 2 8,00 2. Theo trình độ Cấp I 3 6,00 1 4,00 2 8,00 Cấp II 4 8,00 3 12,00 4 16,00 Cấp III 30 60,00 15 60,00 15 60,00 TC – CĐ – ĐH 13 26,00 7 28,00 6 24,00 II. Số con trung bình của

phụ nữ

1,92 - 1,80 - 2,04 -

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng 4.8 ta thấy: - Về cơ cấu nhóm tuổi:

Trong số 50 phụ nữ được điều tra thì chỉ có 3 phụ nữ ≥ 50 tuổi, còn lại 47 phụ nữ trong độ tuổi từ 18 – 50 tuổi (94%). Đây là độ tuổi mà khả năng lao động vẫn còn tốt, hiệu quả cao. Đồng thời, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vẫn còn khá lớn (11/50 phụ nữ có độ tuổi từ 18 - 35 tuổi), do đó mà chính quyền xã cần phổ biến các thông tin về kế hoạch hóa gia đình, tuyên truyền về sức khỏe sinh sản để chị em phụ nữ có thể tiếp cận được thông tin và có thể chăm sóc gia đình một cách tốt nhất.

- Về trình độ học vấn:

Qua bảng trên ta thấy trình độ học vấn của phụ nữ ở đây tương đối tốt, có 3 người có trình độ cấp I. Có 8% phụ nữ có trình độ cấp II, 60% phụ nữ có trình độ cấp III và có 26% phụ nữ có trình độ TC – CĐ – ĐH. Như vậy, khả năng tiếp thu những cái mới, áp dụng những kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất và

đời sống của chị em là rất cao, góp phần giúp chị em phụ nữ nâng cao được vị trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội.

- Về số con trung bình của phụ nữ:

Qua điều tra 50 phụ nữ thì số con trung bình của một phụ nữ là 1,92 con. Như vậy ta thấy được đa số những hộ gia đình này đã áp dụng tốt chương trình kế hoạch hóa gia đình, sinh đẻ có kế hoạch tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Người phụ nữ rất vất vả, ngoài việc đi làm để tạo thu nhập cho gia đình còn phải chăm sóc các thành viên trong gia đình. Gánh nặng công việc và gia đình đè lên vai người phụ nữ khiến họ không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tiếp thu những thông tin mới như phụ nữ ở những gia đình khá giả. Vì vậy mà Hội phụ nữ xã cũng như chính quyền xã cần tăng cường tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình hơn nữa để giảm bớt gánh nặng cho chị em phụ nữ, đặc biệt là ở các hộ nghèo.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)