- Nhóm chỉ tiêu phản ánh vai trò sản xuất của phụ nữ DT
+ Số lượng, tỷ lệ phụ nữ DT là chủ hộ
+ Số lượng, tỷ lệ phụ nữ DT tham gia quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình
+ Số lượng, tỷ lệ phụ nữ DT được tiếp cận và quản lý các nguồn lực + Số lượng, tỷ lệ phụ nữ DT tham gia quyết định các công việc trong gia đình
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh vai trò tái sản xuất của phụ nữ DT
+ Số lượng, tỷ lệ phụ nữ DT tham gia quyết định vấn đề sinh con, định hướng cho con cái
+ Số lượng, tỷ lệ phụ nữ DT được chồng giúp đỡ trong các công việc gia đình
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh vai trò cộng đồng
+ Số lượng, tỷ lệ phụ nữ DT tham gia các hoạt động cộng đồng: họp làng xóm…
+ Số lượng, tỷ lệ phụ nữ DT tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ, đoàn thể, chính quyền tại địa phương.
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 4.1.1 Đặc điểm tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình * Vị trí địa lý
Xã Bế Triều nằm ở phía Đông của huyện Hòa An, có Tỉnh lộ 203 chạy qua, cách thành phố Cao Bằng 13 km về phía Nam, cách trung tâm huyện 2 km, nằm dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh. Xã có 21 xóm hành chính, trong đó có 2 xóm khó khăn là Vò Gà và Khuổi Vạ. Xã có tổng diện tích tự nhiên 2.491,00 ha, chiếm 3,77% diện tích tự nhiên của huyện. Các vị trí tiếp giáp các xã như sau:
- Phía Đông giáp xã Ngũ Lão và xã Vĩnh Quang
- Phía Tây giáp xã Bình Long, Thị trấn Nước Hai và xã Hồng Việt - Phía Nam giáp xã Hưng Đạo và xã Hoàng Tung
- Phía Bắc giáp xã Đại Tiến và xã Nam Tuấn.
* Địa hình, địa mạo
Địa hình của xã được chia làm hai vùng khá rõ rệt:
- Phía Bắc là đồi núi, có độ cao trung bình 450m (điểm cao nhất 460,7m được xác định ở Khuổi Chủ). Đây là vùng núi nằm xem kẽ với các thung lũng nhỏ được hình thành trên nền đá gốc sa thạch và phiến thạch sét.
- Phía Nam là vùng có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, nằm dọc theo sông Bằng Giang, có độ cao trung bình 300m (điểm thấp nhất 191,4 m được xác định ở xóm An Phú).
4.1.1.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết, thủy văn * Khí hậu, thời tiết
Xã Bế Triều nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; có gió Đông Nam thổi mạnh từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm với tốc độ trung bình 20m/s.
- Nhiệt độ: Bế Triều có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22 – 23oC, nhiệt độ cao nhất (tháng 6) là 39,9oC, nhiệt độ thấp nhất (tháng 12) 8,2o
C. - Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1.669 giờ.
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa khá lớn, bình quân 1.400 mm/năm và tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9, chiếm tới 70 – 80% lượng mưa cả năm. Mưa tập trung theo mùa và phân bố đều giữa các tháng trong năm đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 83 – 85%.
- Gió bão: Bế Triều so với các khu vực khác ít chịu ảnh hưởng của bão, lốc, mưa đá…
* Thủy văn
Bế Triều có con sông lớn và hai con suối chảy qua là sông Bằng Giang, suối Tả Sẩy và suối cầu Khanh.
- Sông Bằng Giang nằm ở phía Tây Nam của xã, là ranh giới tự nhiên giữa xã với xã Hồng Việt và xã Hoàng Tung. Đoạn chảy qua xã có chiều dài hơn 6 km và chiều rộng 25 – 40m.
- Suối Tả Sẩy chảy từ phía Bắc xuống đến sông Bằng Giang có chiều dài hơn 5 km, chiều rộng 15 – 20m.
- Suối cầu Khanh nằm trên địa bàn xã, có chiều dài 3 km, chiều rộng 4 – 6m. Đây là 3 nguồn cung cấp nước chủ yếu cho xã. Ngoài những con sông, suối chính, xã còn có hồ Nà Tấu cùng mạng lưới các khe suối nhỏ là nguồn bổ sung và dự trữ nước ngọt rất quan trọng khi mực nước các sông, suối chính xuống thấp, đặc biệt vào mùa khô hạn.
Nhìn chung mật độ sông, suối của xã khá hợp lý, đều chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc. Do địa hình được chia làm hai miền rõ rệt, độ dốc của các sông, suối lớn nên vào mùa lũ, mực nước các sông, suối chính lên cao cùng với mưa lớn thường gây sạt lở, sói mòn mạnh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
4.1.1.3 Đặc điểm đất đai và tình hình sử dụng đất đai
Bế Triều là xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu với tổng diện tích tự nhiên 2.491,00 ha, trong đó đất nông nghiệp 632,18 ha (năm 2013), chiếm 25,37% tổng diện tích tự nhiên. Cụ thể tình hình sử dụng đất của xã qua các năm như sau:
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của xã Bế Triều qua các năm
Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%) SL (ha) CC(%) SL (ha) CC(%) SL (ha) CC(%) 12/11 13/12 BQ 3 năm A. Tổng diện tích đất tự nhiên 2.491,00 100,00 2.491,00 100,00 2.491,00 100,00 100,00 100,00 100,00 I. Đất nông nghiệp 2.154,19 86,48 2.150,12 86,32 2.142,55 86,01 99,81 99,65 99,73
1. Đất sản xuất nông nghiệp 638,59 25,64 636,67 25,56 632,18 25,38 99,70 99,30 99,50 2. Đất lâm nghiệp 1.508,82 60,57 1.506,92 60,50 1.504,19 60,38 99.87 99,82 99,85 3. Đất nuôi trồng thủy sản 6,78 0,27 6,53 0,26 6,18 0,25 96,31 94,64 95,48
II. Đất phi nông nghiệp 281,09 11,28 287,58 11,54 296,20 11,89 102,31 103,00 102,66
1. Đất ở 101,80 4,09 102,50 4,11 104,03 4,18 100,69 101,50 101,09 2. Đất chuyên dùng 47,49 1,91 52,74 2,12 57,80 2,32 111,05 109,60 110,32 3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 11,76 0,47 12,01 0,48 12,09 0,48 102,13 100,67 101,40 4. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 80,10 3,22 80,10 3,22 80,10 3,22 100,00 100,00 100,00 5. Đất giao thông 39,94 1,59 40,23 1,61 42,18 1,69 100,73 104,85 102,79 III. Đất chưa sử dụng 55,72 2,24 53,30 2,14 52,25 2,10 95,66 98,03 96,84 1. Đất đồi núi chưa sử dụng 3,20 0,13 2,40 0,10 1,20 0,05 75,00 50,00 62,50 2. Đất khác chưa sử dụng 52,52 2,11 50,90 2,04 51,05 2,05 96,92 100,30 98,61 B. Một số chỉ tiêu bình quân
I. Bình quân đất nông nghiệp/hộ (ha/hộ)
1,67 - 1,53 - 1,47 - 91,62 96,08 93,85
II.Bình quân đất nông nghiệp /lao động nông nghiệp (ha/LĐ)
1,02 - 0,93 - 0,86 - 91,18 92,47 91,82
Đất đai của xã chủ yếu là đất đỏ nâu trên đá mác ma trung tính và đất đỏ vàng. Ngoài ra còn có đất nâu vàng trên phù sa cổ và đất phù sa ngòi suối. Xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 632,18 ha, chủ yếu trồng các cây hàng năm như lúa, ngô, hoa màu, thuốc lá. Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm do lấy đất làm đường giao thông hoặc nhà ở. Bình quân đất nông nghiệp/hộ giảm từ 1,67 ha/hộ (năm 2011) xuống còn 1,47 ha/hộ (năm 2013). Bình quân đất nông nghiệp/lao động giảm qua các năm, cụ thể giảm từ 1,02 ha/LĐ (năm 2011) xuống còn 0,86 ha/LĐ (năm 2013). Do đó mà xã cần khai thác tốt hơn diện tích đất nông nghiệp hiện có để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Xã có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn (1.504,19 ha, chiếm 60,38%), trong đó đất rừng tự nhiên là 1.262,54 ha (83,94%) và đất rừng trồng là 241,65 ha (16,06%).
Diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên, do đất ở, đất giao thông, đất chuyên dùng tăng. Diện tích đất chưa sử dụng đất còn ít (chủ yếu là đất đồi núi và đầm lầy khó sử dụng). Nhìn chung, xã có cơ cấu sử dụng đất tương đối hợp lý. Trong những năm tới cần khai thác có hiệu quả nguồn lực này một cách tối đa phục vụ cho sản xuất và đời sống.
4.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
4.1.2.1 Tình hình kinh tế
Bằng những nỗ lực trong quản lý điều hành hoạt động kinh tế thị trường cộng với các ưu thế về vị trí địa lý, đất đai đã thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất hàng năm, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt khoảng 13,5 triệu đồng, bình quân lương thực đầu người đạt khoảng 596 kg.
Năm 2013, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 3.441,7 tấn, đạt 98,5% so với kế hoạch đề ra.
* Thực trạng phát triển kinh tế
- Về trồng trọt.
Trong toàn xã thì đóng góp của nền sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn cho kinh tế của địa phương. Với những loại cây trồng phong phú cùng với sự chăm sóc của bà con nhân dân mà năng suất không ngừng được nâng cao. Có thể nhận thấy sự biến đổi của sản lượng cây trồng trong giai đoạn từ năm 2011 - 2013 của xã Bế Triều được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.2 Tình hình phát triển một số giống cây trồng trên địa bàn xã Bế Triều STT Loại cây Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh (%) 12/11 13/12 BQ 1 Lúa Diện tích Ha 570 562,6 583,6 98,70 103,73 101,22 Năng suất Tạ/ha 47,2 54,31 49,4 115,06 90,96 103,01 Sản lượng Tấn 2.690,4 2.549,3 2.845,9 94,76 111,63 103,19 2 Ngô Diện tích Ha 134 184,5 130,5 137,69 70,73 104,21 Năng suất Tạ/ha 45,12 40,14 45,3 88,96 112,85 100,91 Sản lượng Tấn 604,6 740,6 595,8 122,49 80,45 101,47 3 Thuốc lá Diện tích Ha 60 72,5 71,2 120,83 98,21 109,52 Năng suất Tạ/ha 17,78 20,1 20,2 113,05 95,28 104,17 Sản lượng Tấn 106,6 145,7 143,8 136,68 98,69 117,69
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của xã Bế Triều)
Tổng sản lượng cây lương thực có hạt cả năm 2013 là 3.441,7 tấn, đạt 98,5% kế hoạch giao.Nguyên nhân sản lượng lương thực không đạt kế hoạch là do một số diện tích đất bị thu hồi do giải phóng mặt bằng đường Hồ Chí Minh.
Qua bảng 4.2 ta có thể thấy giai đoạn 2011 - 2013 lúa vẫn là cây trồng phổ biến nhất và đây cũng là nguồn thu nhập nhập chính của người dân xã Bế Triều, ngoài ra còn trồng thêm ngô, thuốc lá và một số loại cây trồng khác để phục vụ cho chăn nuôi cũng như tăng thêm thu nhập. Chiếm phần lớn diện tích cho hoạt động sản xuất là trồng lúa. Ngô cũng là cây trồng chủ yếu của người dân địa phương. Diện tích gieo trồng ngô qua các năm cũng có sự thay đổi, đặc biệt năm 2013 diện tích trồng ngô giảm mạnh do diện tích ngô được chuyển một phần sang trồng lúa và các cây màu như: mướp đắng, ớt, bí đỏ.... có giá trị kinh tế cao hơn. Thuốc lá cũng là cây trồng phát triển do năng suất và giá trị kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho người dân.
- Lâm nghiệp: Xã có 1.504,19 ha đất rừng, chiếm 60,38%. Nhân dân trong xã đã làm tốt công tác chăm sóc, tu bổ rừng trồng và rừng khoanh nuôi.Từ đầu năm, UBND xã đã kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống cháy rừng và xây dựng kế hoạch phòng chống cháy rừng. Đầu năm xảy ra một vụ cháy rừng tại đồi Khau Khỉ xóm Pác Gà, do được phát hiện và huy động dập lửa kịp thời nên thiệt hại không đáng kể.
- Chăn nuôi: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tập trung hình thành vùng chuyên canh, tích cực áp dụng các biện pháp KHKT vào sản xuất cây trồng và vật nuôi cho năng suất cao, tập trung chăn nuôi theo hướng công nghiệp, cung cấp sản phẩm cho thị trường và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bà con… được xem như một giải pháp thích hợp và hiệu quả, góp phần tích cực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân nơi đây.
Bảng 4.3: Tình hình sản xuất chăn nuôi giai đoạn 2011 - 2013 TT Loại vật nuôi ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 12/11 13/12 BQ 1 Trâu Con 592 557 506 94,09 90,84 92,47 2 Bò Con 28 10 20 35,71 200 117,86 3 Lợn Con 2.898 3.690 6.411 127,33 173,74 150,54 4 Gia cầm Con 25.741 23.184 24.706 90,07 106,56 98,32
Bảng 4.3 cho thấy xã Bế Triều có số trâu giảm dần qua các năm, đó là do việc cơ giới hóa trong nông nghiệp phát triển mạnh trong những năm gần đây, hầu hết các hộ sản xuất nông nghiệp đều sử dụng máy cày bừa nhỏ. Việc làm đất bằng máy nhanh hơn và tiết kiệm được lao động, một số ít hộ không có máy thì thuê dịch vụ làm đất khi mùa vụ đến. Đàn gia cầm giảm mạnh vào ăm 2012 do có dịch cúm gia cầm, tuy nhiên đã tăng trở lại vào năm 2013. Đàn lợn có tốc độ phát triển bình quân qua các năm đạt 150,54 %. Đàn lợn vẫn được bà con đầu tư, duy trì thường xuyên tăng thu nhập cho kinh tế hộ.
4.1.2.2 Dân số, lao động
Tình hình dân số và lao động của xã Bế Triều qua các năm thể hiện ở bảng 4.4:
Bảng 4.4 Dân số và lao động của xã Bế Triều qua các năm. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 12/11 13/12 BQ 3 năm A. Tổng số nhân khẩu Người 5.587 100,00 5.794 100,00 5.776 100,00 103,71 99,69 101,70 Nam Người 2.798 50,08 2.990 51,61 2.804 48,55 106,86 93,78 100,32 Nữ Người 2.789 49,92 2.804 48,39 2.972 51,45 100,54 105,99 103,27 B. Tổng số hộ Hộ 1.407 100,00 1.440 100,00 1.444 100,00 102,35 100,28 101,31 Hộ NN Hộ 1.082 76,90 1.110 77,08 1.115 77,21 102,59 100,45 101,52 Hộ TM - DV Hộ 118 8,39 122 8,47 126 8,65 103,39 103,28 103,37 Hộ kiêm Hộ 207 14,71 208 14,45 205 14,14 100,48 98,56 99,52 C. Tổng số LĐ Người 2.918 100,00 3.125 100,00 3.137 100,00 107,09 100,38 103,74 LĐNN Người 2.310 79,16 2.500 80,00 2.508 79,95 108,22 100,32 104,27 LĐ phi NN Người 608 20,84 625 20,00 629 20,05 102,80 100,64 101,72 D.Một số chỉ tiêu BQ
BQ nhân khẩu/hộ Người 3,97 - 3,97 - 4 - 100,00 100,75 100,37
BQ LĐ/hộ LĐ 2,07 - 2,14 - 2,17 - 103,38 101,40 102,39
Tổng số lao động trong toàn xã năm 2013 là 3.137 người, chiếm 54,3% dân số.Trong đó lao động nông nghiệp là 2.508 người, chiếm 79,95% lao động của xã; Lao động phi nông nghiệp là 629 người, chiếm 20,05% lao động của xã.
Xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên các hộ kinh doanh thương mại dịch vụ, hộ kiêm chiếm tỷ lệ nhỏ, qua các năm có tăng về số lượng nhưng vẫn còn ít. Số hộ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên lao động nông nghiệp chiếm đa số trong tổng số lao động trong xã.
Bình quân nhân khẩu/hộ là 4 người, bình quân lao động/hộ tăng lên từ 2,07 LĐ (năm 2011) lên 2,17 LĐ (năm 2013). Đây được xem như là một nguồn nhân lực dồi dào để phát triển kinh tế xã hội, đồng thời là sức ép đối với chính quyền xã trong vấn đề việc làm cũng như đào tạo kỹ năng lao động.
Hộ nghèo trong toàn xã là 17 hộ, chiếm 1,17%. Trong đó hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ là 5 hộ, chiếm 0,35%.
Toàn bộ dân cư trong xã đa số sống bằng nghề nông, còn rất ít bộ phận khác sống bằng nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Do sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ nên có hiện tượng dư thừa lao động theo thời vụ. Do đó chủ trương của xã đang khuyến khích phát triển ngành nghề tại xã, tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của bà con nhân dân trong xã.
Số liệu thống kê dân số của xã Bế Triều năm 2013 được thể hiện qua bảng 4.5:
Bảng 4.5 Dân số và cơ cấu dân tộc của xã Bế Triều năm 2013
STT Dân tộc Dân số (người) Tỷ lệ (%)