Biến động DO theo thời gian

Một phần của tài liệu sự phát triển của tảo spirulina sp. trong hệ thống nuôi cá tra (Trang 34)

Trong môi trường nước, ngoài sự khuếch tán từ không khí vào, oxy còn được cung cấp từ quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh. Biến động của oxy trong nước ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thủy sinh vật (Thái Mỹ Anh, 2006). Ngoài ra, hàm lượng oxy hòa tan trong nước còn phụ thuộc vào các yếu tố như áp suất và nhiệt độ. Oxy hòa tan trong nước sẽ tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì năng lượng cho quá trình phát triển, sinh sản và tái sản xuất cho các vi sinh vật sống dưới nước (Đặng Kim Chi, 1998). DO của thí nghiệm thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.5: Biến động DO của các nghiệm thức theo thời gian (buổi chiều)

Ngày Nghiệm thức Đối chứng Spirulina sp. 0 4.40 4.39 1 4.44 4.61 2 4.43 4.23 3 4.44 4.15 4 4.39 4.52 5 4.55 4.51 6 5.15 4.95 7 4.80 4.38 8 4.75 4.32 9 4.82 4.63 10 5.48 5.52 11 4.98 4.96 12 4.99 5.31 13 5.03 5.02 14 4.96 5.14

Ghi chú : Nghiệm thức đối chứng: Bể nuôi cá tra không có tảo Spirulina sp.; Nghiệm thức Spirulina sp.: Bể nuôi cá tra kết hợp nuôi tảo Spirulina sp. với mật độ tảo ban đầu: 61.700 cá thể/lít.

Qua bảng 4.5 cho thấy, trong suốt quá trình thí nghiệm giá trị DO của thí nghiệm dao động trong khoảng 4,15 – 5,52 mg/L (Bảng 4.5). Cá tra là loài chịu được điều kiện khắc nghiệt, khi oxy thấp thì cá có thể lấy oxy qua cơ quan hô hấp phụ. Theo kết quả nghiên cứu của Dương Thúy Yên (2003) cho thấy ngưỡng oxy dưới của cá tra là 1,88 ± 0,07 mg/L, và cá tra có thể chịu được hàm lượng oxy < 2,0 mg/L ngay từ nhỏ.

Nồng độ DO trung bình của nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức

Spirulina sp. lần lượt là 4,77 ± 0,33 mg/L và 4,71 ± 0,42 mg/L. Thống kê cho thấy không có sự khác biệt về nồng độ DO giữa 2 nghiệm thức (p>0,05). Các bể nuôi cá được sục khí liên tục nhưng nồng độ DO không cao, kết quả này có thể lý giải là do hoạt động phân hủy các chất hữu cơ trong nước của các vi sinh vật đã lấy đi một lượng lớn oxy hòa tan trong nước làm giảm nồng độ DO. Tuy nhiên, nồng độ DO trong nước của các bể nuôi cá đều nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN

28

08:2008/BTNMT (DO: ≥ 2). Hàm lượng DO trong thí nghiệm này thấp hơn nhiều so với kết quả đo đạc hàm lượng DO trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Nhiễn (2010) - “Sử dụng nước thải ao nuôi cá trê để nuôi tảo Spirulina sp. trong phòng thí nghiệm vào mùa mưa”, điều này có thể lý giải là do khác biệt về thể tích bố trí thí nghiệm, mật độ tảo thả nuôi, nơi bố trí thí nghiệm,…

Một phần của tài liệu sự phát triển của tảo spirulina sp. trong hệ thống nuôi cá tra (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)