Một số kiến nghị nhằm hạn chế vi phạm, tội phạm, tệ nạn ma túy

Một phần của tài liệu Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy dưới góc độ pháp lý hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn (Trang 62)

Một là, các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương cần cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp công tác phòng, chống ma túy vào chương trình hoạt động thường xuyên của địa phương. Tổ chức thực hiện các hình thức cam kết thi đua đến từng gia đình, địa bàn, thôn xóm, trường học… không có ma túy. Đưa nội dung phòng, chống tội phạm ma tuý vào các buổi ngoại khoá của nhà trường, nhà văn hoá, các trung tâm thông tin… Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và coi kết quả thực hiện công tác phòng, chống ma túy là một trong những chỉ tiêu bình xét thi đua.

Hai là, cần củng cố, kiện toàn hơn nữa tổ chức bộ máy Cơ quan phòng, chống ma túy cũng như tăng cường biên chế cán bộ, giám định viên, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán có năng lực làm công tác xử lý, điều tra, truy tố, xét xử án ma túy. H trợ, trang bị cơ sở vật chất và nâng cao năng lực cho các lực lượng chuyên trách phòng, chống ma tuý nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác phòng, chống ma túy trong tình

Tiểu luận: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy dưới góc độ pháp lý hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn

GVHD: Lê Quỳnh Phương Thanh 63 SVTH: Nguyễn Thành Thái hình mới.; nêu cao tinh thần tự giác, tích cực tham gia đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn ma tuý. Quan tâm hoàn thiện về công tác tổ chức và cơ chế phòng, chống tệ nạn xã hội ở cơ sở xã, phường. có những chính sách đãi ngộ đối với những người tham gia vào công tác phòng, chống ma túy.

Ba là, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu cho cán bộ làm công tác phòng, chống ma túy của các ngành Hải quan, Bộ đội Biên phòng và các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán làm công tác điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm về ma túy nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08 và số 49 của Bộ Chính trị.

Bốn là, cần có chính sách đầu tư, xây dựng nhiều trung tâm văn hóa, khu vui chơi, giải trí lành mạnh để thu hút mọi người tham gia các hoạt động thể dục, thể thao giải trí, tránh trường hợp bị các đối tượng nghiện hút rủ rê, lôi kéo tham gia vào các hoạt động sử dụng ma túy, dẫn đến hành vi vi phạm và tội phạm.

Năm là, mở rộng và nâng cao hiệu quả xây dựng xã, phường lành mạnh gắn chặt với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" và xây dựng xã, phường lành mạnh, không có tệ nạn ma tuý nhằm kéo giảm tệ nạn xã hội. Huy động tiềm năng của cả cộng đồng, các tổ chức kinh tế xã hội, nhằm xã hội hóa công tác cai nghiện-phục hồi.

Sáu là, cần có chính sách quan tâm, chế độ đãi ngộ, trang bị phương tiện hiện đại, đảm bảo an toàn cho những người làm công tác đấu tranh chống tội phạm ma túy để nâng cao hơn nữa tính tự giác và tinh thần trách nhiệm của họ trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy trong tình hình hiện nay và những năm tiếp theo. Kịp thời động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc trong phòng, chống ma túy.

Bảy là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả mối quan hệ hợp tác về phòng, chống ma túy với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có đường biên giới như: Vương quốc Campuchia, Lào, Trung Quốc theo các văn bản thỏa thuận ký kết và hợp tác chặt chẽ hơn trong việc kiểm soát, xử lý tội phạm về ma túy, khắc phục và từng bước ngăn chặn làm hạn chế tình trạng mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới.

Tiểu luận: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy dưới góc độ pháp lý hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn

GVHD: Lê Quỳnh Phương Thanh 64 SVTH: Nguyễn Thành Thái

Kết luận

Ma túy luôn là hiểm họa to lớn đối với xã hội, là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội và nhiều loại tội phạm. Tình trạng sử dụng ma túy trong cộng đồng dân cư vẫn đang diễn biến phức tạp trong những năm qua. Đặc biệt là tình hình thanh thiếu niên phạm tội liên quan đến ma túy đang có chiều hướng gia tăng và trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, công tác phòng, chống tội phạm ma túy nói chung tội phạm về tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng luôn là nhiệm vụ không chỉ của riêng cá nhân, tổ chức, quốc gia nào mà còn là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, toàn thế giới. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, chúng ta cần kết hợp được hai phương pháp, đó là: phương pháp trực tiếp (đấu tranh, triệt phá tội phạm thông qua các lực lượng vũ trang, các cơ quan tư pháp…) và phương pháp gián tiếp (tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, dự báo… thông qua các cơ quan tuyên truyền, nghiên cứu, khoa học và các cơ quan chuyên môn khác). Mặc khác, Để loại trừ các nguyên nhân điều kiện dẫn đến tội phạm này ngày càng gia tăng, Nhà nước cần bổ sung kịp thời đầy đủ những thiếu sót trong quy định hiện hành của pháp luật, ban hành những văn bản dưới luật để giải thích, hướng dẫn việc thi hành pháp luật được thống nhất nhằm hạn chế thấp nhất những sơ hở của pháp luật mà bọn tội phạm có thể lách. Cần nâng cao ý thức những người thực thi pháp luật và cá thể hóa trách nhiệm đối với những sai phạm của cán bộ thực thi dù cho yếu kém về nghiệp vụ hay lạm quyền cũng đều phải được xử lý nghiêm minh. Cần thường xuyên tập huấn nâng cao năng lực, trình độ hiểu biết và tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của cán bộ trong các cơ quan tố tụng ( Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân).

Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là một vấn đề lớn trong thực tiễn xã hội, chính vì vậy còn có những nội dung mà tiểu luận chưa có điều kiện đề cập hoặc nghiên cứu toàn diện. Tuy nhiên về góc độ nhất định, tiểu luận đã giải quyết được một số vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn xoay quanh việc phòng, chống loại tội phạm này, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy dưới góc độ pháp lý hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)