Tình hình ma túy trên thế giớ

Một phần của tài liệu Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy dưới góc độ pháp lý hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn (Trang 38)

Hiện nay, Theo đánh giá của UNODC và INTERPOL tình hình sử dụng ma túy bất hợp pháp và lệ thuộc ma túy không có biến động lớn, với tổng số người sử dụng ma túy trên toàn cầu gia tăng tương ứng với sự gia tăng của dân số thế giới. Tỷ lệ sử dụng ma túy trên toàn cầu vẫn tiếp diễn không có nhiều xáo trộn với khoảng 243 triệu người - tương đương với 5% dân số thế giới ở độ tuổi từ 15-64- đã từng sử dụng các chất ma túy trái phép trong năm qua. Trong khi đó số người lệ thuộc ma túy chiếm khoảng 27 triệu người, chiếm xấp xỉ 0,6% dân số trưởng thành trên toàn cầu hay cứ m i 200 người thì có một người lệ thuộc ma túy. M i năm ước tính khoảng 200.000 trường hợp tử vong có liên quan đến ma túy.

Sự gia tăng mạnh mẽ hoạt động sản xuất thuốc phiện tại fghanistan là một thách thức khi diện tích canh tác đã tăng 36% từ 154.000 héc-ta vào năm 2012 lên 209.000 héc-ta vào năm 2013. fghanistan sản xuất khoảng 5.500 tấn, tương đương với 80% sản lượng thuốc phiện toàn cầu. Tại Myanmar, diện tích trồng cây thuốc phiện bao phủ 57.800 héc-ta và tiếp tục gia tăng hoạt động canh tác kể từ khi bắt đầu từ năm 2006. Trong năm 2013, sản lượng heroin toàn cầu tăng trở lại mức của những năm 2008 và 2011.

Lượng cocain s n có toàn cầu đã giảm trong bối cảnh hoạt động sản suất cocain suy giảm kể từ năm 2007. Tỷ lệ sử dụng cocain tại Bắc Mỹ vẫn cao mặc dù trong những năm gần đây có giảm thiểu. Mặc dù tỷ lệ tiêu thụ và hoạt động buôn lậu cocain có vẻ gia tăng tại Nam Mỹ, thì tỉ lệ sử dụng cocain tại châu Phi đã gia tăng do hoạt động buôn lậu cocain lan vào lục địa này. Bên cạnh đó, do khả năng chi tiêu được cải thiện, một số quốc gia châu Á phải đối mặt với làn sóng sử dụng cocain xâm nhập vào nội địa.

Trong vòng 3 năm qua, lượng methamphetamine bị thu giữ đã tăng hơn hai lần trên phạm vi toàn cầu. Hoạt động sản xuất methamphetamine lại được mở rộng tại Bắc Mỹ, với số lượng lớn các phòng thí nghiệm meth bị giải thể tại Mỹ và Mexico. Trong số 144 tấn chất kích thích dạng amphetamine ( TS) bị thu giữ trên toàn cầu, một nửa được

Tiểu luận: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy dưới góc độ pháp lý hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn

GVHD: Lê Quỳnh Phương Thanh 39 SVTH: Nguyễn Thành Thái thu giữ tại Bắc Mỹ và một phần tư tại Đông Á và Đông Bắc Á. Từ năm 2009 đến năm 2013, số lượng các chất kích thần không được quản lý trên thị trường toàn cầu đã tăng hơn hai lần.

Tại Đông Á và Đông Nam Á, việc sử dụng methamphetamine tiếp tục gia tăng tại hầu hết các quốc gia. Năm ngoái, việc sản xuất với số lượng lớn đã dẫn tới gần 230 triệu viên methamphetamine và 11,6 tấn methamphetamine dạng đá bị thu giữ. Heroin vẫ là loại ma túy đáng phải quan tâm tại một số quốc gia trong khu vực bao gồm Trung Quốc, Malaysia, Myanmar và Việt Nam. Sau giai đoạn tăng đột biến từ năm 2008 đến 2011, lượng heroin bị bắt giữ năm 2012 và 2013 tương đương nhau và điều này cho thấy xu hướng ổn định nhưng vẫn ở mức cao với trên 9 tấn bị thu giữ m i năm. Việc thu giữ này trùng hợp với hiện tượng canh tác cây thuốc phiện gia tăng trở lại tại khu vực Tam giác vàng, khu vực có tỷ lệ tăng theo từng năm kể từ năm 2006 và hiện diện tích canh tác ở con số 60.000 héc-ta.

Quá trình toàn cầu hóa hoạt động buôn bán hóa chất đã tạo điều kiện để việc chuyển đổi mục đích sử dụng hóa chất từ hợp pháp sang phi pháp được tiến hành một cách đơn giản hơn. Tuy nhiên, việc kiểm soát tiền chất, loại hóa chất cần thiết để sản xuất ma túy, ở mức độ nào đó đã kiềm chế hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng này. Theo ước tính, 15% lượng anhiđrit axetic đã được chuyển đổi, được sử dụng để sản xuất heroin và 15% lượng thuốc tím được sử dụng để sản xuất cocain đã bị chặn đứng. Bên cạnhđó, lượng methamphetamine và tiền chất amphetamine bị đã tăng hơn hai lần so với số lượng ma túy bị thu giữ. Tại fghanistan, giá anhiđrit axetic năm 2011 lên đến 430 đô la một lít, tăng từ mức 8 đô la năm 2002, tuy nhiên trên thị trường hợp pháp, giá chất này chỉ ở mức 1,5 đô la một lít.

Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á tiếp tục là nguồn cung cấp các tiền chất pseudoephedrine và ephedrine sử dụng phi pháp vào việc sản xuất methamphetatamine trong khu vực và tại các khu vực khác trên thế giới. Cùng với đó, số lượng các công ty trung gian tạo cơ hội cho hoạt động chuyển đổi đang gia tăng ở khu vực châu Á. Các nước đứng đầu về lượng xuất khẩu tiền chất tại châu Á là Hàn Quốc, sau đó đến Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ.

Tiểu luận: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy dưới góc độ pháp lý hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn

GVHD: Lê Quỳnh Phương Thanh 40 SVTH: Nguyễn Thành Thái

Một phần của tài liệu Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy dưới góc độ pháp lý hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn (Trang 38)