So sánh những quy định chung

Một phần của tài liệu Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy dưới góc độ pháp lý hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn (Trang 35)

Trong Bộ luật hình sư năm 1999 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2000), các tội phạm về ma túy được quy định tại Chương XVII, từ Điều 192 đến Điều 201, mười điều luật này quy định mười tội danh khác nhau. So sánh những quy định này với các quy định tương ứng trong Bộ luật hình sư năm 1985 có thể thấy có nhiều thay đổi, cụ thể đó là:

Bộ luật hình sự năm 1999 đã gộp bốn tội danh độc lập được quy định tại bốn điều luật khác nhau trong Bộ luật hình sự năm 1985 thành một tội danh chung. Bốn tội danh độc lập đó là: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 185 c); tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 185 d); tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 185 đ) và tội chất ma túy (Điều 185 e). Trong Bộ luật hình sự năm 1999, cả bốn loại hành vi này đều được quy định chung tại một điều luật với tội danh: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194). Việc gộp này, theo chúng tôi là cần thiết bởi những lí do sau:

- Thứ nhất, là trong khi áp dụng Bộ luật hình sự năm 1985 để giải quyết các vụ án liên quan đến ma túy, các cơ quan pháp luật đã gặp vướng mắc khi xác định phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì trong trường hợp người phạm tội có nhiều hành vi phạm tội khác nhau (tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép, chiếm đoạt chất ma túy) mà những hành vi này lại có liên quan mật thiết với nhau. Để giải quyết vấn đề này các cơ quan Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ công an đã phải ban hành hai thông tư liên tịch. Trong đó giải thích, khi nào truy cứu trách nhiệm hình sự về nhiều tội, khi nào chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội và tội đó là tội gì. Việc quy định gộp bốn loại hành vi vào cùng một tội danh đã khắc phục được tình trạng phải có những hướng dẫn như vậy. Tuy chỉ là một điều luật nhưng Điều 194 của Bộ Luật hình sự năm 1999 có thể được vận dụng linh hoạt theo các hướng khác nhau. Điều luật này có thể được vận dụng như là quy định về các tội phạm độc lập để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội về một tội phạm khi họ chỉ thực hiện một hành vi trong số bốn loại hành vi đã được quy định trong điều luật như trường hợp để truy cứu TNHS người phạm tội về nhiều tội khi họ đã thực hiện nhiều loại hành vi khác nhau được quy định trong điều luật và giữa những hành vi này không có sự liên quan với

Tiểu luận: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy dưới góc độ pháp lý hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn

GVHD: Lê Quỳnh Phương Thanh 36 SVTH: Nguyễn Thành Thái nhau. Điều 194 cũng có thể được vận dụng như là quy định về một tội phạm để truy cứu TNHS người phạm tội về một tội mặc dù đã thực hiên nhiều hành vi khác nhau được quy định trong điều luật nhưng có liên quan mật thiết với nhau.

- Thứ hai, là để thể hiện tính nhất quán trong kĩ thuật lập pháp, tránh hiện tượng có các cách quy định khác nhau cho những trường hợp có đặc điểm giống nhau. Trong Bộ luật hình sự năm 1985, hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép và hành vi chiếm đoạt chất ma túy được quy định thành 4 tội danh khác nhau nhưng hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép và hành vi chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy lại được quy định gộp thành một tội danh. Đây là điểm không nhất quán về kĩ thuật lập pháp. Với việc gộp 4 tội danh đã được quy định tại các điều 185c, 185d, 185đ Bộ LUậT HÌNH Sự năm 1985 thành một tội danh quy định tại Điều 194 Bộ LUậT HÌNH Sự năm 1999, sự không nhất quán này đã được khắc phục.

Một phần của tài liệu Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy dưới góc độ pháp lý hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)