Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về khả năng

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành Chăn Nuôi về ĐÁNH GIÁ BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN NUÔI TẠI MONCADA THÔNG QUA SỐ, CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT SỮA CỦA CON GÁI-LÊ BÁ QUẾ (Trang 39)

2.3.2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Ngành chăn nuôi bò sữa nước ta trong vòng mười năm qua phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng đàn đạt đến 34-43%. Đầu năm 2012, tổng đàn bò

30

sữa đạt 158.366 con (Tổng cục thống kê, 2012). Giống bò sữa hiện đang nuôi ở Việt Nam chủ yếu là bò lai HF, chiếm trên 84%, có tỷ gene HF 50-97,5% với SLS trung bình năm 2009 là 4.000- 4.500 lít/chu kỳ cho sữa. Khoảng 15% tổng đàn bò sữa là thuần HF, có SLS trung bình 5.500-6.000 lít/chu kỳ cho sữa (Cục Chăn nuôi, 2010).

Bên cạnh số lượng và chất lượng đàn bò sữa HF thuần tăng nhanh, đàn bò HF lai cũng tăng về số lượng, chất lượng giống cũng được cải tiến: SLS bò HF lai hướng sữa cũng được tăng lên. Các công trình nghiên cứu về bò sữa khá nhiều và các kết quả thu được phục vụ cho sản xuất cũng không nhỏ về nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng nổi bật nhất là các công trình sau đây.

Dự án phát triển giống bò sữa Quốc gia (giai đoạn 2001-2005), đã thu được những kết quả khả quan.

- Bước đầu xây dựng lý lịch và đánh số tai cho đàn bò sữa trong cả nước, từ đó chọn những bò đực giống thích hợp cho từng bò cái sữa nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng sữa bền vững, nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sữa.

- Triển khai phát triển giống bò sữa với 30 tỉnh thành (43 đơn vị: 19.639 cơ sở, chiếm 99,16% tổng số cơ sở chăn nuôi bò sữa của cả nước) tham gia. Tổng đàn bò trong khu vực Dự án là 107.045 con, chiếm 99,47% tổng đàn bò của cả nước, trong đó bò lai hướng sữa là 90.608 con, chiếm 84,65% và bò thuần là 16.437 con (15,34%).

- Nhân nhanh số lượng và chất lượng đàn bò sữa: Phối giống 121.976 con, có chửa 68.483 con, tỷ lệ có chửa/phối đạt 56,96% (Miền Bắc 62,95%, Miền Nam 52,50%), số bê đã sinh ra: 54.629 con, tỷ lệ đẻ/chửa: 78,62% (Miền Bắc 74,13%, Miền Nam 82,64%) từ tinh của 46 bò đực giống có phẩm chất tốt. Áp dụng biện pháp sinh học cấy truyền phôi để sản xuất những bò giống tốt. Dự án nhập 257 phôi đông lạnh giống bò HF có năng suất và chất lượng cao của Canada, đã cấy cho 157 bò tại Tp. Hồ Chí Minh, Mộc Châu, Ba Vì và Bắc Ninh.

31

- Thực hiện việc nâng cao số lượng và chất lượng của đàn bò sữa, Dự án nhập 99 bò sữa cao sản HF từ Hoa kỳ để làm giống, đến nay tổng đàn bò đó lên tới 170 con và đang phát huy tác dụng trong việc cung cấp giống. Bước đầu thực hiện công tác quản lý giống bò sữa bằng chương trình VDM, VDM- AI để cập nhật lưu và chuyển dữ liệu từ cơ sở đến Trung ương.

Trong đề tài Độc lập cấp nhà nước 2003-2005, do Nguyễn Văn Đức (2005) làm chủ trì, đã nghiên cứu sâu về công tác giống và đã thu được một số kết quả sau:

- Bước đầu đã nghiên cứu đặc điểm di truyền, giá trị giống, tín hiệu di truyền và mối tương quan di truyền giữa một số tính trạng kinh tế quan trọng trong chăn nuôi bò sữa để giúp cho chọn lọc hữu hiệu hơn. Việc nghiên cứu giá trị giống và một số tín hiệu di truyền của một số tính trạng kinh tế cơ bản của bò sữa cũng đã bắt đầu được nghiên cứu với mục đích giúp cho việc chọn lọc chính xác và nhanh hơn.

- Thu thập số liệu đánh giá chọn vào đàn hạt nhân 2.000 con và vào đàn cấp 1 trên 8.000 con HF và HF lai để bắt đầu xây dựng mô hình tháp giống bò sữa. Chất lượng, chủ yếu dựa vào SLS, đàn bò HF lai hạt nhân và cấp 1 tương đối tốt. Cụ thể:

Đàn hạt nhân:

* Đàn bò cái HF thuần: Số lượng: 400 con, với SLS: 4.800kg/chu kỳ. * Bò cái HF lai: Số lượng: 1.600 con, với SLS: 3.800 kg/chu kỳ.

* Bò đực giống HF lai: Số lượng: 8 con, tiềm năng sữa: 5.000kg/chu kỳ.

Đàn cấp 1:

* Đàn bò cái HF thuần: Số lượng: 1.600 con, với SLS 4.300kg/chu kỳ. * Bò cái HF lai: Số lượng: 6.400 con, với SLS đạt 3.600 kg/chu kỳ (F3) và 3.500kg/chu kỳ (F2).

Tương tự, trong đề tài cấp Bộ, Trần Trọng Thêm và cs. (2005) cho biết bò lai hướng sữa giữa bò HF và bò vàng địa phương đã được cải tiến với bò

32

Zebu, chiếm tỷ trọng lớn trong ngành chăn nuôi bò sữa nước ta, khoảng 85%. Bò lai hướng sữa Việt Nam, chủ yếu có từ 50 đến 87,5% nguồn gen HF.

Ở Nước ta các nhà khoa học đã bắt đầu tạo chọn đực giống HF lai hướng sữa đúng quy định, thừa kế từ nghiên cứu cơ bản trước. Giai đoạn 2001-2005 đã tiếp tục nghiên cứu tạo chọn đực giống HF lai góp phần ổn định nhóm giống và nâng cao hiệu quả kinh tế. Để tránh đồng huyết, đề tài tạo bò đực giống HF lai F2 3/4HF và F3 7/8HF bằng nguồn tinh riêng biệt, chưa sử dụng ở Nước ta. Đề tài tạo chọn được 9 đực lai hướng sữa chất lượng tốt từ tổng số 25 bê đực được kiểm tra qua đời trước và kiểm tra cá thể; lưu giữ được hơn 24.000 liều tinh để sử dụng sau khi hoàn thành kiểm tra năng suất sữa của chị em gái; đã phối cố định được 1.000 con và đã sinh ra được trên 175 bê cái.

Tổng kết số liệu sản xuất của bò HF nuôi tại Lâm Đồng giai đoạn 1991-1993 cho thấy, tỷ lệ bò cái vắt sữa chiếm 75% tổng đàn cái sinh sản, SLS từ 3.946kg/chu kỳ vào năm 1991, tăng lên 4483kg/chu kỳ ở năm 1993 (Đinh Văn Cải, 2009). Đỗ Kim Tuyên và Bùi Duy Minh (2004), tổng kết các chỉ tiêu sản xuất chính trên đàn bò HF nuôi tại Mộc Châu (1998-2002) cho thấy: SLS trung bình trên chu kỳ sữa: 4.300-4.600 kg/chu kỳ với tỷ lệ mỡ sữa là 3,28-3,39%.

Phạm Văn Giới và cs. (2007) khảo sát SLS của các nhóm bò lai HF với tỷ lệ máu lai khác nhau trên những vùng nuôi bò sữa chính của cả nước từ năm 2000-2004 cho thấy: SLS của nhóm bò lai trung bình đạt 4125kg/chu kỳ, SLS của nhóm bò lai 50% HF; 62,5%; 75%; 87,5% và cao hơn 87,5% HF tương ứng là 3790kg; 4265kg; 4220kg; 4073kg và 3905kg/chu kỳ. Số liệu này cho thấy SLS của nhóm bò 62,5 và 75% HF cao hơn các nhóm bò khác. SLS của các nhóm bò lai vùng đông Nam Bộ cao hơn SLS của vùng đông Bắc Bộ. Năng suất bò thuần HF (nhập từ Australia) tại Công ty sữa Tương Lai (Tuyên Quang) đạt 5350kg/chu kỳ. Năng suất trung bình bò lai (chủ yếu là bò lai 75%

33

và 87,25% HF) của trại Huấn luyện Bình Dương là 3960kg/chu kỳ. Năng suất trung bình bò sữa của TP HCM đạt 4100kg/chu kỳ. (Đinh Văn Cải, 2009).

Nguyễn Hữu Lương và cs. (2006) cho biết: SLS của bò HF nhập từ Australia nuôi tại Mộc Châu là 4.365kg/chu kỳ 1 và 4.726kg ở chu kỳ 2. Trong lúc đó, SLS của bò HF nuôi tại Lâm Đồng tương ứng là 3.877kg và 4.419kg/chu kỳ.

Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trạch (2004), trên bò sữa tại Mộc Châu và Hà Nội cho thấy, bò lai F2(3/4HF) có SLS cao hơn bò F1(1/2HF) và F3(7/8HF), khả năng sinh sản của bò F1(1/2HF) và F2(3/4HF) tốt hơn bò F3(7/8HF), phẩm chất sữa của con lai F1(1/2HF) nuôi tại Mộc Châu tốt hơn so với con lai F2 và con lai F3.

Nguyễn Xuân Trạch và Phạm Phi Long (2008), đã nghiên cứu về sức sản xuất của bò HF nuôi tại Lâm Đồng cho biết SLS chu kỳ 305 ngày của HF nuôi ở nông hộ ở chu kỳ vắt sữa thứ nhất đạt 4.268,49 lít, nuôi tập trung đạt 4.171,89 lít với tỷ lệ mỡ sữa là 3,46% và 3,4% và Protein sữa là 3,3% và 3,36%.

Trần Quang Hạnh và Đặng Vũ Bình (2007), nghiên cứu một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng sữa của bò cái HF nuôi tại Lâm Đồng cho biết SLS chu kỳ 305 ngày của bò HF đạt 5127,14 lít với tỷ lệ mỡ sữa đạt 3,47% và Protein sữa đạt 3,27%.

Nguyễn Văn Tuế và cs. (2010), nghiên cứu khả năng sản xuất sữa của bò lai 50%HF, 75%HF và 82,7% HF cho biết SLS chu kỳ 305 ngày của bò lai HF tại Bắc Ninh đạt lần lượt như sau: 3.484,5 kg/chu kỳ; 4.234,5 kg/chu kỳ và 4.134,5 kg/chu kỳ.

2.3.2.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Trên thế giới, khoảng 150 triệu hộ chăn nuôi bò sữa với 1 tỷ người sống và làm việc tại trang trại chăn nuôi bò sữa. Tổng SLS của thế giới khoảng 580-600 triệu tấn/năm. Quy mô trung bình mỗi hộ chăn nuôi trên thế giới có 2 con bò sữa và lượng sữa sản xuất hàng ngày là 11kg (IFCN, 2008).

34

Năm 1952, năng suất đàn bò sữa cả nước của Israel vào khoảng 4.000 kg/chu kỳ. Đến năm 2000, năng suất đàn bò do Kibbutz (hợp tác xã) quản lý đạt năng suất 12.098 kg/chu kỳ 305 ngày. Năm 2006, năng suất đàn bò sữa cả nước của Israel đạt trung bình 11.500kg/chu kỳ 305 ngày với mỡ sữa 3,66% và protein sữa 3,26% (Đinh Văn Cải, 2008).

Canada bắt đầu theo dõi về SLS bò HF từ năm 1905 với SLS cân hàng ngày. Sau đó bổ sung theo dõi SLS 305 ngày bắt đầu vào năm 1921, đánh giá giống mỗi tháng một lần cân sữa của từng lần vắt trong một ngày và lấy mẫu kiểm tra tỷ lệ mỡ sữa.

Năm 1922, lần đầu tiên các tính trạng về ngoại hình được Hội bò sữa HF của Hoa Kỳ đưa ra. Các nhà chọn giống Canada bắt đầu chọn lọc theo hướng kết hợp cả ngoại hình và năng suất. Năm 2006, tổng đàn bò sữa Canada đạt 1,08 triệu con, các giống bò sữa chủ yếu là Holstein Friesian, Jersey, Brown Swiss và Ayrshire, trung bình quy mô đầu con trên mỗi trại bò sữa lên trên 70 con. Tổng sản lượng sữa tươi sản xuất hàng năm trên 6 triệu tấn, bình quân sữa hàng hoá cho mỗi trại là 4.152 tấn/năm. Trong những năm vừa qua, tỷ lệ đàn bò vắt sữa của Canada có tăng nhẹ, SLS 305 ngày bình quân cho tất cả các giống là 9.519kg/chu kỳ, bình quân sản lượng mỡ sữa là 351kg/chu kỳ và bình quân sản lượng protein sữa là 306kg/chu kỳ (Holstein Canada, 2009).

Vương Ngọc Long (2008) cho biết, bò 50% (HF x Zebu) ở Thái Lan có thời gian cho sữa 190 ngày, SLS 2.403kg/chu kỳ, bò 75% (HF x Zebu) có thời gian cho sữa 258-266 ngày, SLS 2.741-2.745kg/chu kỳ và ở bò >75% (HF x Zebu) tương ứng là 333 ngày và 3.527kg/chu kỳ.

Ở các nước nhiệt đới, bên cạnh việc nuôi các giống bò thuần nhập nội, nghiên cứu lai tạo giống bò sữa nhiệt đới được nhiều nước chú trọng. Bước đầu đã có một số bò sữa lai ra đời, đáp ứng yêu cầu sản xuất trước mắt như ở châu Á có bò Karan Fries 3/4HF, Friesian Sahiwal 5/8HF và 3/8 Sahiwal; Australia có bò Australian Friesian Sahiwal (AFS) 50%HF, 50% Sahiwal;

35

Australian Milking Zebu (AMZ) 50% Jersey, 25% Red Sindhi, 25% Sahiwal; Châu Mỹ La Tinh có bò 75% Jersey, 20% Sahiwal, 5% HF; Braxilia Pitanqueras 5/8 Red Poll; Cuban Syboney 5/8HF; Cuban Membi 3/4HF. Gần đây, việc lai cải tạo bò nhiệt đới với bò HF được tiến hành song song với việc cải thiện điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc đã đem lại nhiều kết quả khả quan (Chamberlain, 1992). Nghiên cứu của Chamberlain (1992) cho biết, khi bò ôn đới chuyển đến vùng nhiệt đới tuổi đẻ lứa đầu thường muộn hơn và chịu ảnh hưởng của chế độ nuôi dưỡng.

Singh và cs. (1986) nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất sữa của bò lai ở Chotanagpur Ấn Độ cho biết bò HF x Zebu (<50%HF) có SLS 2.888,8kg/chu kỳ với thời gian cho sữa 319,2 ngày, bò HF x Zebu (50%HF) có SLS là 3.655,1kg/chu kỳ với thời gian cho sữa 305 ngày và bò HF x Zebu (>50%HF) SLS là 3.556,2kg/chu kỳ với thời gian cho sữa 292,8 ngày.

Nghiên cứu của Jasiorowki và cs. (1988) cho thấy, SLS của bò F11/2HF x Zebu, F23/4 và F37/8HFxZebu ở Venezuela tương ứng là 3.087, 3.560 và 3.643kg/chu kỳ.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành Chăn Nuôi về ĐÁNH GIÁ BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN NUÔI TẠI MONCADA THÔNG QUA SỐ, CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT SỮA CỦA CON GÁI-LÊ BÁ QUẾ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)