Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch của các đực giống HF (tỷ)

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành Chăn Nuôi về ĐÁNH GIÁ BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN NUÔI TẠI MONCADA THÔNG QUA SỐ, CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT SỮA CỦA CON GÁI-LÊ BÁ QUẾ (Trang 66)

C (Tất cả các lần lấy tinh) C (Các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn)

SH

BĐ n Mean±SE

Cv(%) Min Max SH

BĐ n Mean±SE Min Max

Tỷ lệ ĐTC (%) 288 96 1,372c±0,021 15,0 0,73 1,90 288 94 1,386c±0,018 0,99 1,90 97,917 283 96 1,271b±0,020 15,4 0,70 1,70 283 93 1,281bc±0,019 0,93 1,70 96,875 276 96 1,231b±0,021 16,7 0,70 1,70 276 94 1,242b±0,020 0,80 1,70 97,917 286 96 1,222b±0,021 16,8 0,72 1,55 286 94 1,232b±0,019 0,84 1,55 97,917 284 96 1,197b±0,027 22,1 0,23 1,80 284 91 1,234b±0,022 0,80 1,80 94,792 277 96 1,081a±0,031 28,1 0,29 1,84 277 88 1,131ab±0,036 0,80 1,84 91,667 285 96 1,025a±0,024 22,9 0,41 1,46 285 85 1,079a±0,024 0,80 1,46 88,542 275 96 1,015a±0,021 20,3 0,36 1,49 275 85 1,061a±0,027 0,80 1,49 88,542 281 96 1,001a±0,027 26,4 0,26 1,92 281 81 1,076a±0,028 0,83 1,92 84,375 TB 864 1,185±0,008 19,8 - - - 807 1,196±0,008 - - 93,200

Ghi chú: Các giá trị Mean nếu có các chữ cái nhỏ ở góc phải phía trên khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa về thống kê (p<0,05).

57

Nồng độ tinh trùng trung bình trong tất cả các lần khai thác của bò đực 288 là cao nhất (1,372 tỷ/ml), tiếp đó là bò đực 283, 276, 286, 284, 277, 285, 275 và thấp nhất là bò đực 281 (1,001 tỷ/ml). Theo Nguyễn Xuân Hoàn (1993), nồng độ tinh trùng của giống bò HF đạt 1,229 tỷ/ml. Phùng Thế Hải và cs. (2009), nghiên cứu trên bò đực giống HF trẻ sinh ra ở Việt Nam có nồng độ tinh trùng bình quân đạt 1,07 tỷ/ml. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả của Phùng thế Hải và cs. (2009), nguyên nhân có thể là các bò đực trong nghiên cứu của chúng tối đã trưởng thành, còn nghiên cứu của Phùng Thế Hải trên bò đực trẻ chưa trưởng thành. Kết quả nghiên trong cứu này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hoàn (1993) nhưng thấp hơn không đáng kể.

Theo Hiroshi (1992), nghiên cứu ở Nhật Bản nồng độ tinh trùng trong tinh dịch bò đực đạt 0,300 tỷ/ml đến 2,000 tỷ/ml. Bajwa (1986), nghiên cứu ở Pakistan cho biết nồng độ tinh trùng của bò đực Zebu đạt từ 0,80 tỷ/ml đến 1,20 tỷ/ml. Laing và cs. (1988) công bố, bò đực giống có nồng độ tinh trùng dao động từ 0,5 đến 2,5 tỷ/ml. Leon và cs. (1991), nghiên cứu ở Mexico cho biết, nồng độ tinh trùng trong tinh dịch của bò đực Zebu đạt 1,05 tỷ/ml. Sugulle và cs. (2006),nghiên cứu ở Bangladesh cho biết, kết quả nồng độ tinh trùng của bò lai HF biến động từ 0,983 tỷ/ml đến 1,483 tỷ/ml. Ở một nghiên cứu của Muino và cs. (2008) công bố, bò đực giống HF trưởng thành nuôi tại Tây Ban Nha có nồng độ tinh trùng bình quân đạt 1,18 tỷ/ml. Hoflack và cs. (2008), nghiên cứu trên bò đực giống Belgian Blue có nồng độ tinh trùng dao động từ 0,15 đến 1,482 tỷ/ml.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các kết quả của các tác giả nghiên cứu tại Pakistan, Mexico, Bỉ, Tây Ban Nha và Nhật Bản. Nhưng, thấp hơn của Garner và cs. (1996), nghiên cứu ở Hoa kỳ (1,5 tỷ/ml); Brito và cs. (2002), ở Brazil từ 1,3 đến 1,5 tỷ/ml.

58

Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác trong và ngoài nước đã nêu ở trên thì thấy kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn một số tác giả công bố, tương đương với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Điều này khẳng định kỹ thuật và kinh nghiệm tuyển chọn bò đực giống để sản xuất tinh đông lạnh của Việt Nam đã được nâng cao. Đồng thời các kỹ thuật về quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, chế độ dinh dưỡng và môi trường cho bò đực giống ở nước ta đã tiến bộ.

Thế nhưng, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn một số kết quả nghiên cứu ở Hoa kỳ và Brazil, có thể là do thời tiết khí hậu tại Hoa kỳ và Brazil mát mẻ thuận lợi cho bò đực giống HF hơn ở Nước ta. Theo tiêu chuẩn sản xuất tinh đông lạnh tại nước ta hiện nay nồng độ tinh trùng trong tinh dịch phải ≥0,8 tỷ tinh trùng/ml tinh dịch thì mới được đưa vào sản xuất. Như vậy, cả 9 bò đực HF này đều đạt tiêu chuẩn.

Cũng qua kết quả ở bảng 3.3, tỷ lệ các lần khai thác tinh có nồng độ tinh trùng đạt tiêu chuẩn của tất cả các bò đực trung bình 93,2%. cao hơn so với Phạm Văn Tiềm và cs. (2009) nghiên cứu trên bò đực Brahman(85,83%). Đồng thời cao nhất là bò đực 288,276,286 đạt 97,917% tiếp đến là bò đực 283, 284, 277, 285, 275 và thấp nhất là bò 281, đạt 84,375%.

3.3.1.4. pH tinh dịch

pH của tinh dịch do nồng độ ion H+, nếu nồng độ H+ cao thì tinh dịch toan tính, pH trong trường hợp này có liên quan đến năng lực đệm, khả năng sống và khả năng thụ tinh của tinh trùng. pH tinh dịch có ý nghĩa trong việc xác định bước đầu chất lượng tinh dịch. Độ pH kết hợp với các chỉ tiêu khác giúp cho người chăn nuôi bò đực giống quyết định loại bỏ hay sử dụng tinh dịch vừa mới khai thác được. Kết quả nghiên cứu về pH tinh dịch của 9 bò đực giống HF được trình bày tại bảng 3.4.

59

Qua kết quả nghiên cứu về pH tinh dịch của các bò đực HF thấy rằng bò đực HF số hiệu 277 có pH tinh dịch cao nhất đạt 6,967 tiếp đến là bò đực số hiệu 281, 275, 285, 283, 276, 288, 286 và thấp nhất là bò đực 284, đạt 6,763.

Nguyễn Xuân Hoàn (1993), cho biết tinh dịch bò có độ pH từ 6,4 đến 6,9. Theo Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997), tinh dịch bò có pH 6,2-6,8. Kết quả nghiên cứu của Phùng Thế Hải và cs. (2009), nghiên cứu trên bò đực giống HF trẻ, bình quân có độ pH là 6,9, Phạm Văn Tiềm và cs. (2009) nghiên cứu trên bò đực giống Brahman tại Trạm nghiên cứu và sản

xuất tinh đông lạnh Moncada cho biết, pH tinh dịch là 6,68.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành Chăn Nuôi về ĐÁNH GIÁ BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN NUÔI TẠI MONCADA THÔNG QUA SỐ, CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT SỮA CỦA CON GÁI-LÊ BÁ QUẾ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)