Mức độ tin cậy của gía trị giống

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành Chăn Nuôi về ĐÁNH GIÁ BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN NUÔI TẠI MONCADA THÔNG QUA SỐ, CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT SỮA CỦA CON GÁI-LÊ BÁ QUẾ (Trang 47)

Mức độ tin cậy Số lượng nguồn thông tin

0-40%: Rất thấp GTG có thể được coi như giá trị sơ bộ tính đầu tiên nhưng vẫn tốt

41- 60%: Thấp Sử dụng để tìm cá thể tốt nhất 61-75%:

Trung bình

Mức độ tin cậy TB kể cả có thêm thông tin về thế hệ con nó sẽ trở thành một chỉ số về giá trị của một cá thể như bố, mẹ 75- 95%:

Cao

Mức độ tin cậy cao và sẽ thay đổi lớn nếu sử dụng thêm nhiều số liệu của thế hệ con để phân tích

> 95%: Rất cao

Mức độ tin cậy rất cao, nhưng vẫn thay đổi khi dùng nhiều số liệu đời con

Các nghiên cứu của các tác giả về ước tính GTG của bò đực HF cho biết, GTG khác nhau với đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu khác nhau như: Võ Văn Sự và cs. (1996) đã ước tính GTG của các bò đực giống HF được đánh giá tại hai cơ sở, GTG cao nhất là +278,07 kg và thấp nhất là – 127,21 kg. Phạm Văn Giới (2008), đã ước tính GTG của các bò đực giống HF (từ nguồn tinh nhập khẩu), đánh giá tại hai cơ sở, GTG cao nhất là +1465,9 kg và thấp nhất là + 523,6 kg.

38

- Powell và cs. ( 2005) công bố GTG trung bình theo quốc gia của 100 bò đực cao nhất của 10 nước, GTG ở Canada cao nhất (+1785kg) và thấp nhất là Australia (+745kg).

- Zang và cs. (2000) ước tinh GTG đàn bò HF tại Bắc Kinh - Trung Quốc và cho biết GTG về SLS của quần thể bò này biến động từ thấp nhất –1160,29 kg đến cao nhất +2052,75 kg.

2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về chọn lọc bò đực giống HF 2.5.1. Trong nước 2.5.1. Trong nước

Trong thời gian qua tại nước ta đã có một số nghiên cứu đánh giá và chọn bò đực giống sữa thông qua chọn đời trước và kiểm tra cá thể và đã chọn được 6 con đực HF (Phạm Văn Giới và cs., 2010). Nguyễn Văn Đức và cs. (2004) cho biết, đã chọn được 9 đực lai hướng sữa từ tổng số 25 bê đực được kiểm tra qua đời trước và kiểm tra sinh trưởng phát triển của cá thể.

Nguyễn Ánh Long (2011) cho biết, đã chọn được 15 bò đực HF từ Australia thông qua chọn đời trước về Trạm moncada để sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác giống bò sữa Việt Nam. Lê Văn Thông và cs. (2013) đã chọn được 10 bò đực giống HF đạt đặc cấp kỷ lục thông qua chọn đời trước và kiểm tra cá thể.

2.5.2. Ngoài nước

2.5.2.1. Kiểm tra, đánh giá bò đực giống hướng sữa ở Nhật Bản

Theo Takeo Abe (1992), đánh giá bò đực giống hướng sữa theo 4 bước.

Bước 1: Tạo bò đực tốt để chọn làm đực giống kiểm tra

Chọn bố bò đực và mẹ bò đực: Chọn bò đực bố và thiết lập các chỉ tiêu chọn lọc chung đối với mẹ bò đực, được thực hiện hàng năm bởi Uỷ Ban của Hiệp hội cải tiến gia súc Nhật Bản. Số lượng đực giống bố được lựa chọn cho phối giống theo kế hoạch mỗi năm khoảng 30 con. Số bò đực bố này bao gồm

39

cả bò đực nội địa và nhập ngoại.

Bước 2: Kiểm tra cá thể đàn bê đực

Nuôi dưỡng những bê đực được lựa chọn và sơ tuyển trước. Chăm sóc, nuôi dưỡng những con bê đực được sinh ra từ kế hoạch phối giống. Trong vòng 12 tháng, thông qua việc kiểm tra sự sinh trưởng, phát triển, những cá thể sinh trưởng, phát triển tốt và ngoại hình tốt sẽ được giữ lại để kiểm tra chất lượng tinh từ đó quyết định bò đó có thể được chọn làm giống hay không. Những con bò đực đã được lựa chọn qua bước này đảm bảo chất lượng về ngoại hình-thể vóc và chất lượng tinh tốt. Một nửa số đó bị loại thải. Một nửa khác giữ lại được chuyển đến các Trung tâm đực giống để lấy tinh dự trữ.

Bước 3: Phối giống để sản xuất đàn bò con gái

Bò đực giống có nhiệm vụ quan trọng là sản xuất tinh. Tinh đó được sử dụng để phối tạo ra những con bê cái cho mục đích kiểm tra đời sau. Sau đó, phải đợi cho đến khi việc kiểm tra kết thúc, nếu bò đực đạt tiêu chuẩn thì tinh mới được sử dụng và tinh của bò đực giống không đạt tiêu chuẩn phải loại bỏ. Để có thể tiến hành kiểm tra tiềm năng sản xuất sữa của một bò đực giống, cần thiết phải có từ 50-100 bò con gái của mỗi bò bố.

Bước 4: Kiểm tra năng suất đàn bò con gái

Kiểm tra năng suất và chất lượng sữa của nó, SLS được quy chuẩn 305 ngày và bình thường dựa trên số liệu của 10 ngày ghi chép. Đối với thành phần sữa như tỷ lệ mỡ, tỷ lệ Protein, số liệu được tính toán 1 tháng 1 lần với mẫu lấy ở ngày ghi chép. Thông qua kiểm tra đó, có thể phán đoán được năng lực di truyền của bố nó – con bò đực giống đang kiểm tra.

Nếu trong số bò đực giống của Trung tâm cải tiến gia súc của Nhà nước được xếp loại tốt thì giữ lại làm giống, đồng thời tăng cường sản xuất tinh đông lạnh cung cấp cho cho công tác thụ tinh nhân tạo bò và bò bị xếp loại kém thì bị loại bỏ.

40

2.5.2.2. Kiểm tra đánh giá bò đực giống hướng sữa tại Canada

Brian Van Doormaal (2007) cho biết, tại Canada kiểm tra, đánh

giá bò đực giống hướng sữa được tiến hành như sau: Áp dụng thụ tinh nhân tạo cho bò sữa đạt tỷ lệ cao nhất, đạt trên 90%. Trong những thập kỷ qua, Canada đã áp dụng tổng hợp nhiều công nghệ tiên tiến cho ngành chăn nuôi bò sữa nên chất lượng giống đã tăng lên rất cao. Với tổng đàn bò cái vắt sữa của Canada rất lớn, 800.000-1.000.000 con, nhưng việc thu thập số liệu về SLS được tiến hành rất nghiêm túc, đạt tới 75-80% và việc phân tích chất lượng sữa cũng được làm rất nhiều. Vì vậy, chất lượng đàn giống ngày một cải thiện hơn.

Mỗi năm, Canada chọn 400 bê đực từ đàn bò sữa bố mẹ hạt nhân của tháp giống đưa về cơ sở kiểm tra, đánh giá để chọn lọc bò đực giống hướng sữa như sau:

Theo dõi khả năng sinh trưởng đàn bê. Cân khối lượng qua từng thời kỳ chính đối với bò đực giống: sơ sinh, cai sữa, 12 tháng, huấn luyện khai thác tinh, kiểm tra đánh giá chất lượng tinh. Loại bỏ những cá thể không đạt tiêu chuẩn giống theo từng thời kỳ.

Đánh giá ngoại hình. Ngoại hình luôn được theo dõi, loại bỏ ngay khi phát hiện ra bất kỳ một đặc tính ngoại hình nào không đạt tiêu chuẩn.

Đánh giá khả năng chống chịu bệnh tật. Loại bỏ ngay những cá thể biểu hiện không thích nghi tốt hoặc bị một số bệnh.

Đánh giá chất lượng tinh. Những bê đực giống đạt các tiêu chuẩn về sinh trưởng và chống chịu bệnh tật tốt là được chọn đưa vào kiểm tra chất lượng tinh. Loại bỏ những cá thể chất lượng tinh không tốt.

Đánh giá khả năng sản xuất tinh. Những bê đực giống có chất lượng tinh tốt sẽ được tiếp tục khai thác tinh nhằm đánh giá khả năng sản xuất tinh và lưu giữ để sử dụng khi kết thúc quy trình kiểm tra chọn lọc đực giống. Loại bỏ những đực giống tuy chất lượng tinh tốt nhưng khả năng sản xuất tinh không cao.

41

Đánh giá khả năng thụ thai của tinh trùng. Vừa đánh giá nhanh khả năng thụ thai qua ống nghiệm và đồng thời theo dõi tỷ lệ phối giống có chửa trên các đàn giống để tiếp tục theo dõi đời con của các đực giống. Loại bỏ những đực giống tuy chất lượng tinh và khả năng sản xuất tinh tốt nhưng tỷ lệ thụ thai không cao.

Đánh giá SLS chị em gái. Song song với việc đánh giá đàn bê đực giống, SLS của đàn bò chị em gái cũng cần đánh giá nhằm giúp cho việc loại thải sớm những đực giống mà chị em gái có năng suất thấp.

Đánh giá đời con. Những bò đực đạt các tiêu chuẩn nêu trên sẽ được phối giống để tạo đàn bò con gái cho việc kiểm tra chọn lọc đực giống. Việc đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản, SLS và chất lượng sữa đàn con gái là khâu quan trọng nhất, khâu quyết định chọn cá thể nào giữ lại làm giống.

2.6. Các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu này

Trên thế giới, công tác chọn lọc bò đực giống sữa tiến hành một cách rất bài bản, khoa học dựa theo bản chất di truyền giống. Để chọn được một bò đực giống sữa, các nhà chọn giống đã tiến hành chọn từ đời trước, bản thân, chất lượng tinh, tỷ lệ thụ thai và khả năng sản xuất sữa của đàn bò con gái, GTG, một cách có hệ thống, đặc biệt công tác này đựơc tiến hành thường xuyên và liên tục cho mỗi cá thể đực giống.

Tại Việt Nam, vào những năm 1970, cơ sở sản xuất tinh lỏng của bò được thành lập. Từ năm 1973, công nghệ sản xuất tinh đông lạnh bò dạng viên do CuBa viện trợ đã được áp dụng ở nước ta. Từ đó, TTNT bò có bước phát triển mạnh, nhiều bò lai Sind và lai hướng sữa đã ra đời. Tháng 6 năm 1998, Việt Nam chính thức bắt đầu sản xuất tinh cọng rạ bằng công nghệ của hãng Minitub Cộng hoà Đức tại Trung tâm tinh đông lạnh Moncada. Từ đó, thụ tinh nhân tạo cho bò ở nước ta phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các tỉnh, thành phố cả nước (Hà Văn Chiêu, 1999). Trung tâm tinh đông lạnh Moncada nay là

42

Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada, thuộc Trung tâm giống gia súc lớn trung ương là đơn vị duy nhất trong cả nước chăn nuôi bò đực giống, sản xuất tinh đông lạnh với quy mô lớn phục vụ cho công tác cải tạo, cải tiến đàn bò thịt, bò sữa Việt Nam. Nhưng suốt thời gian từ những năm 1970 đến nay công tác đánh giá chọn bò đực giống sữa để sản xuất tinh đông lạnh mới chỉ dừng lại ở chọn bò đực giống thông qua, đời trước, bản thân hoặc chỉ qua số lượng tinh mà chưa tiến hành đánh giá bò đực từ chất lượng tinh, tỷ lệ thụ thai và qua khả năng sản xuất sữa của đời con gái, đặc biệt là về GTG, một cánh đầy đủ. Một số đề tài, dự án nghiên cứu, đánh giá về bò đực giống sữa cũng chỉ dừng lại ở chọn đời trước, đánh giá qua bản thân bò đực hoặc nghiên cứu về GTG của tinh bò nhập khẩu, mà chưa đánh giá bò đực giống HF qua chất lượng tinh, khả năng sản xuất sữa của con gái và GTG về SLS, đã làm hạn chế khai thác hiệu quả tiềm năng của những bò đực cao sản, đồng thời còn ảnh hưởng tới phát triển ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta.

Chính vì vậy, để góp phần cải tiến nâng cao chất lượng giống bò sữa Việt Nam, đặc biệt là nâng cao tiến bộ di truyền về SLS, cũng như góp phần phát triển nhanh ngành chăn nuôi bò sữa nước ta một cách bền vững, việc nghiên cứu, đánh giá phân loại bò đực giống HF một cách đầy đủ, toàn diện và chính xác dựa trên số lượng, chất lượng tinh, khả năng cho sữa của

đàn bò con gái, cũng như GTG về SLS của từng đực giống là hết sức cần

43 CHƯƠNG III

ĐÁNH GIÁ BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN NUÔI TẠI TRẠM NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH MONCADA THÔNG QUA SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH

VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH CỦA CHÚNG

3.1. Đặt vấn đề

Trong chăn nuôi, nâng cao khả năng sinh sản là một trong các biện pháp kỹ thuật để tăng đàn, tăng năng suất chất lượng, sản phẩm vật nuôi và tăng hiệu quả kinh tế. Nhận thức được điều này từ xưa con người đã can thiệp vào chức năng sinh sản của vật nuôi. Con người đã lấy tinh dịch đưa vào âm đạo con cái khi động dục thay vì cho chúng giao cấu với nhau và như vậy thụ tinh nhân tạo hình thành (Lubos Holy, 1970).

Ngày nay, bằng những thiết bị hiện đại và tự động, những hóa chất thích hợp và công nghệ tiên tiến, con người có thể chế biến và bảo tồn tinh dịch hoặc phôi động vật để bảo quản trong thời gian lâu dài (Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương, 1997).

Đối với bò đực, tinh dịch là sản phẩm chủ yếu của chúng, phục vụ cho phối giống, nó phản ánh khả năng sinh sản của mỗi cá thể bò đực mà khả năng sinh sản là những đặc điểm chính để đánh giá tính thích nghi và giá trị kinh tế của chúng. Chất lượng tinh dịch, kết hợp với nguồn gốc và các đặc điểm khác của đực giống sẽ giúp cho chọn lọc giống tốt hơn (Nguyễn Ân, 1972). Chất lượng tinh dịch cũng giúp cho người chăn nuôi đực giống đánh giá kết quả áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, khai thác tinh tốt hay xấu để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục nhằm nâng cao sức sản xuất tinh của bò đực giống (Arthur da Silva Mariante, 1992).

44

chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của chúng, chúng tôi tiến hành “Đánh giá bò đực giống Holstein Friesian nuôi tại trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada thông qua số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của chúng” nhằm:

- Xác định được số lượng, chất lượng tinh dịch, chất lượng tinh đông lạnh cọng rạ, khả năng sản xuất tinh đông lạnhcủa từng bò đực giống HF.

- Phân loại được bò đực gống HF theo số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh.

- Xác định được tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh cọng rạ của từng bò đực giống HF.

3.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là bò đực giống HF thuần đã được tuyển chọn thông qua đời trước, qua sinh trưởng phát triển, được nuôi và nghiên cứu tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada, Ba Vì -Hà Nội. Đàn bò cái HF thuần được nuôi tại Mộc Châu- Sơn La và tại Đức Trọng Lâm Đồng. Thời gian nghiên cứu từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 12 năm 2011.

3.2.2. Bố trí thí nghiệm

Số lượng bò đực giống HF được sử dụng trong thí nghiệm là 9 con, mang số hiệu là: 275, 276, 277, 281, 283, 284, 285, 286 và 288. Trong số bò đực này, các bò đực giống HF số hiệu: 281, 283, 284, 285, 286 và 288 có nguồn gốc từ Hoa Kỳ và đều được xếp cấp là đặc cấp kỷ lục (ĐCKL). Các bò đực giống HF số hiệu: 275, 276 và 277 sinh ra tại Việt Nam nhưng nguồn gốc bố của chúng là từ Hoa Kỳ (Tinh đông lạnh nhập khẩu), mẹ có nguồn gốc từ Cuba và đều được xếp cấp là ĐCKL. Khối lượng chín bò đực từ 900 kg đến 1000kg/con, độ tuổi từ 7-8 năm tuổi.

45

được quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng cá thể. Mỗi bò đực giống được nuôi trong một ô chuồng riêng (45m2, trong đó 20m2 có mái che và 25m2 sân chơi không có mái che), có máng ăn và máng uống riêng cho từng con. Hàng ngày, chuồng trại, máng ăn, uống được vệ sinh sạch sẽ, vận động tắm chải và lấy tinh vào buổi sáng, mùa hè nóng được quạt mát và phun sương. Quy trình phòng bệnh cho bò đực được thực hiện một cách nghiêm ngặt, được kiểm tra thú y định kỳ. Bò được ăn theo chế độ dinh dưỡng tính sẵn cho từng cá thể theo tiêu chuẩn NRC của Hoa Kỳ năm 1987.

Chế độ khai thác tinh theo cùng chế độ 2 lần/tuần/con. Môi trường pha chế tinh gồm: Môi trường A không có Glycerol (Tris, Citric axit, Lactose, fructose, Raffinose, nước cất 2 lần, lòng đỏ trứng gà, Peniciline, streptomycine) và môi trường B (môi trường A + glycerol).

Tinh đông lạnh cọng rạ dùng để đánh giá tỷ lệ có chửa ở đàn bò cái,

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành Chăn Nuôi về ĐÁNH GIÁ BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN NUÔI TẠI MONCADA THÔNG QUA SỐ, CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT SỮA CỦA CON GÁI-LÊ BÁ QUẾ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)