tiêu tốn thức ăn/trứng và dƣỡng chất năng lƣợng ăn vào
Ảnh hƣởng của tuần tuổi gà Hisex Brown lên tiêu tốn thức ăn, tiêu tốn thức ăn/trứng và dƣỡng chất năng lƣợng ăn vào đƣợc trình bài ở Bảng 4.2.
Tiêu tốn thức ăn (TTTA, g/gà/ngày): TTTA giữa các nghiệm thức có sự khác nhau và sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê (P < 0,01). TTTA trứng bình giai đoạn tuần 30 – 39 là 115,74g, kết quả này phù hợp với mức ăn chuẩn của Công ty Emivest Việt Nam (2011) là 115g. TTTA ở tuần 30 là 118g, sau đó giảm xuống đến tuần 34 là 114,7g, đến tuần 38 – 39 giảm chỉ còn 112,9 – 112,4g. Tuần 38 - 39 có TTTA thấp nhất trong các nghiệm thức và khác biệt với các nghiệm thức còn lại. TTTA giảm ở giai đoạn tuần 38 - 39 là do trại giảm công suất đèn chiếu sáng từ 15W xuống còn 9W, nên gà ăn ít lƣợng thức ăn hơn trong ngày. Vấn đề trại giảm công suất đèn chiếu sáng là vì đây là trại gia công, nên nếu giảm đƣợc tiêu tốn thức ăn thì trại sẽ trích đƣợc thêm lợi nhuận.
Tiêu tốn thức ăn (TTTA, g/trứng): TTTA/trứng của các tuần tuổi có sự khác nhau, và sự khác nhau này rất có ý nghĩa thống kê (P < 0,01). TTTA/trứng có xu hƣớng giảm dần, tiêu biểu ở tuần 30 là 127,62g đến tuần 34 là 121,81g và duy trì ổn định đến tuần 39 là 120,15g, đều này có ý nghĩa rằng tỷ lệ đẻ tăng hay lƣợng tiêu tốn thức ăn/gà/ngày giảm đi.
Mức năng lƣợng gà ăn vào (kcal/gà/ngày): tuổi gà ảnh hƣởng rất có ý nghĩa lên mức năng lƣợng ăn vào (P < 0,01), mức năng lƣợng ăn vào ở tuần 30 là 310,09 kcal và giảm dần từ tuần 34 còn 302,42 kcal, đến tuần 39 thì giảm còn 295,29 kcal, mức ăn lƣợng ăn vào này chịu ảnh hƣởng bởi tiêu tốn thức ăn của gà và mức năng lƣợng ăn vào này thấp hơn khuyến cáo của Bùi Xuân Mến (2007) là 330 Kcal/ngày.
27
Cũng giống nhƣ mức năng lƣợng gà ăn vào thì số lƣợng protein gà ăn vào và vất chất khô gà ăn vào cũng chịu tác động bởi lƣợng tiêu tốn thức ăn của gà ăn vào.
Số lƣợng protein gà ăn vào (g/gà/ngày): ở tuần 30 là 19,20g giảm dần đến tuần 39 là 18,28g (P < 0,01), theo tài liệu Emivest (2011) thì kết quả này cao hơn so với mức ăn protein chuẩn của gà Hisex Brow (16,7g).
Vật chất khô của gà ăn vào (g/gà/ngày): ở tuần 30 là 106,89g và giảm dần đến tuần 39 còn lại là 101,18g. Sự chênh lệch của hai chỉ tiêu này rất có ý nghĩa thống kê (P < 0,01).
Bảng 4.2 Ảnh hƣởng của tuần tuổi của gà lên tiêu tốn thức ăn/gà/ngày, tiêu tốn thức ăn/trứng, DM, CP, ME.
Ghi chú: Các số trung bình cùng cột mang chữ số mũ khác nhau sai khác có ý nghĩa (P=0,05) theo phép thử Tukey. TTTA: tiêu tốn thức ăn, DM: vật chất khô, CP: protein thô, ME: năng lượng trao đổi.
Tuần tuổi TTTA
(g/gà/ngày) TTTA (g/trứng) DM ăn vào (g/ngày) ME ăn vào (kcal/ngày) CP ăn vào (g/ngày) Tuần 30 118,0ab 127,6ab 106,9ab 310,1ab 19,20ab
Tuần 31 116,9abc 126,4abc 105,9abc 307,2abc 19,02abc
Tuần 32 118,6a 128,2a 107,5a 311,8a 19,30a
Tuần 33 118,1ab 128,3a 107,0ab 310,4ab 19,22ab
Tuần 34 115,1cd 121,8cd 104,3cd 302,4cd 18,72cd
Tuần 35 114,9cd 123,9abcd 104,1cd 301,9cd 18,69cd
Tuần 36 115,9bc 121,8cd 105,0bc 304,6bc 18,86bc
Tuần 37 114,7cde 122,7bcd 103,9cde 301,3cde 18,65cde
Tuần 38 112,9de 120,4d 102,2de 296,6de 18,36de
Tuần 39 112,4e 120,2d 101,8e 295,3e 18,28e
Tuần 30-39 115,7 124,1 104,9 304,2 18,83
SEM 0,5 1,1 0,4 1,3 0,1
28
Hình 4.2 Tiêu tốn thức ăn g/gà/ngày, tiêu tốn thức ăn g/trứng giai đoạn tuần 30 – 39.