Đánh giá hiệu quả của chương trình giảng dạy Cờ Vua nhằm phát triển trí lực cho học sinh lứa tuổi 7 8 trường tiểu học Thị trấn Lim:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phát triển cờ vua như một phương tiện phát triển trí lực cho học sinh lứa tuổi 7 8 trường tiểu học thị trấn lim (Trang 38)

- Phương pháp thi đua: Tạo ra động cơ phấn đấu cho học sinh.

3 65.0 06 0.0 01 5.00 7 Phương pháp hướng dẫn sử dụng

3.2.3. Đánh giá hiệu quả của chương trình giảng dạy Cờ Vua nhằm phát triển trí lực cho học sinh lứa tuổi 7 8 trường tiểu học Thị trấn Lim:

phát triển trí lực cho học sinh lứa tuổi 7 - 8 trường tiểu học Thị trấn Lim:

Đề tài tiến hành theo dõi dọc đối tượng nghiên cứu ở thời điểm trước và sau thực nghiệm (4 tháng) bằng các test đã lựa chọn. Đề tài tiến hành theo dõi các chỉ số trung bình, t tự đối chiếu và so sánh kết quả kiểm tra giữa thời điểm trước thực nghiệm và kết thúc thực nghiệm. Kết quả thu được như trình bày tại bảng 3.4

Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra học sinh trước và sau quá trình thực nghiệm. Test Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm t t05=2.145 p x ±σ x ±σ Trí nhớ thị giác (%) 45.76 0.37 56.02 4.36 2.38 <0.05

Tư duy lôgic (%) 50.8 2.12 51.3 2.75 0.88 >0.05

Cộng trừ số học (lần/2phút) 26.8 1.29 29.3 1.33 2.20 <0.05 Raven (điểm) 16.3 2.68 16.65 2.48 1.06 >0.05 Soát vòng hở Landont (bít/s) 0.715 0.97 0.947 0.44 0.993 <0.05 40 điểm trên một vòng tròn (lần) 19.45 1.13 23.57 1.37 2.262 <0.05

Từ kết quả tại bảng 3.4 cho thấy:

Sau 4 tháng tập luyện Cờ Vua có hệ thống, năng lực trí tuệ của đối tượng thực nghiệm đã có sự gia tăng đáng kể, kết quả kiểm tra giữa 2 thời điểm trước và sau thực nghiệm có sự khác biệt nhất định, tất cả các kết quả kiểm tra sau thực nghiệm đều có sự gia tăng (về chỉ số trung bình). Tuy nhiên, chỉ ở những năng lực đòi hỏi sự tập trung chú ý và khả năng quan sát như: trí nhớ thị giác, tốc độ tính toán các thành phần đơn lẻ (test cộng trừ số học), tốc độ thu nhận và sử lý thông tin và khả năng phối hợp vận động (test 40 điểm trên một vòng tròn) mới dẫn tới sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 thời điểm sau và trước thực nghiệm (ở ngưỡng xác suất p <0,05).

Hai chỉ số còn lại (trí thông minh – trắc nghiệm Raven và tư duy lôgic) mặc dù có sự gia tăng về chỉ số trung bình song chưa dẫn tới sự khác biệt có ý nghĩa thông kê giữa 2 thời điểm kiểm tra. Điều này có thể lý giải, đây là 2 chỉ số có tính di truyền cao, do thời gian thực nghiệm còn ngắn, các em mới chỉ tập luyện Cờ Vua ở trình độ ban đầu nên thu được kết quả như trên.

Kết quả thu được tại bảng 3.4 đã cho thấy hiệu quả của việc tập luyện Cờ Vua có hệ thống tới sự phát triển trí tuệ của học sinh lứa tuổi 7 – 8 trường Tiểu học thi trấn Lim.

Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi cho rằng hoạt động tập luyện và thi đấu Cờ Vua cũng là một hoạt động giáo dục. Khi tham gia tập luyện và thi đấu Cờ Vua các em học sinh sẽ phải làm quen với một lượng vận động về tâm lí tăng dần, giúp chống lại được sự trì trệ, chậm chạp của bộ não và giúp cho trí não được thường xuyên làm việc, tư duy sắc sảo, logic hơn, bằng cơ chế thích nghi, kích thích sự hưng phấn của não giúp cho não phát triển và hoàn thiện dần các chức năng. Vì vậy có thể nói tập luyện và thi đấu Cờ Vua có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển năng lực trí tuệ của như: tư duy, tưởng tượng, trí nhớ…

KẾT LUẬN

1. Đề tài đã xác định được nội dung chương trình và lựa chọn được phương pháp giảng dạy Cờ Vua cho đối tượng mới tập chơi là học sinh lứa tuổi 7 – 8 trường Tiểu học thị trấn Lim. Đó là chương trình đào tạo ban đầu của Liên đoàn Cờ Việt Nam ban hành và các phương pháp giảng dạy được lựa chọn là: Phương pháp mô tả bằng lời; phương pháp trực quan; Phương pháp đối đãi cá biệt; phương pháp vấn đáp; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp bài tập; phương pháp hướng dẫn sử dụng tài liệu; phương pháp trò chơi; phương pháp thi đấu; phương pháp thi đua.

2. Đề tài đã lựa chọn được 6 test đánh giá năng lực trí tuệ của học sinh lứa tuổi 7 - 8 đó là: Test soát vòng hở Landont, test tư duy logic, test cộng trừ số học, test Raven, test 40 điểm trên một vòng tròn, test trí nhớ thị giác.

3. Qua thời gian 4 tháng thực nghiệm, năng lực trí tuệ của các em học sinh lứa tuổi 7 - 8 đã được nâng lên, đặc biệt là năng lực đòi hỏi sự tập trung chú ý và khả năng quan sát như: trí nhớ thị giác, tốc độ tính toán các thành phần đơn lẻ (test cộng trừ số học), tốc độ thu nhận và sử lý thông tin và khả năng phối hợp vận động (test 40 điểm trên một vòng tròn) đã dẫn tới sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 thời điểm sau và trước thực nghiệm (ở ngưỡng xác suất p <0,05).

KIẾN NGHỊ

Từ những kết luận trên đề tài có những kiến nghị sau:

1. Cần ứng dụng và tổ chức giảng dạy Cờ Vua như là một phương tiện giáo dục nhằm phát triển trí lực cho học sinh lứa tuổi 7 - 8 trường tiểu học Thị trấn Lim mói riêng và các trường tiểu học nói chung.

2. Đề tài cần mở rộng hơn phạm vi nghiên cứu cũng như các đối tượng nghiên cứu để xác định rõ hơn sự ảnh hưởng của tập luyện Cờ Vua đến trí lực của học sinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phát triển cờ vua như một phương tiện phát triển trí lực cho học sinh lứa tuổi 7 8 trường tiểu học thị trấn lim (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w