Tổ chức thực nghiệm:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phát triển cờ vua như một phương tiện phát triển trí lực cho học sinh lứa tuổi 7 8 trường tiểu học thị trấn lim (Trang 37)

- Phương pháp thi đua: Tạo ra động cơ phấn đấu cho học sinh.

3 65.0 06 0.0 01 5.00 7 Phương pháp hướng dẫn sử dụng

3.2.2. Tổ chức thực nghiệm:

Đề tài đã tiến hành giảng dạy trên đối tượng nghiên cứu là 40 học sinh lứa tuổi 7 - 8 trường tiểu học Thị trấn Lim. Thời gian giảng dạy là 4 tháng, mỗi tuần 2 buổi. Nhóm phương pháp giảng dạy được sử dụng như đã thu được qua kết quả phỏng vấn ở bảng 3.1. Với mục đích giúp các em học sinh biết chơi Cờ Vua, sử dụng Cờ Vua dưới hình thức vừa là môn thể thao vừa là trò chơi giải trí, rèn luyện giúp các em phát triển năng lực trí tuệ.

Để đánh giá hiệu quả của chương trình giảng dạy lựa chọn ứng dụng cho đối tượng nghiên cứu, đề tài đã tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn và quan sát sư phạm. Phương pháp phỏng vấn được sử dụng ngay buổi học đầu tiên của lớp để đánh giá mức độ chơi và phân chia nhóm phù hợp cho việc giảng dạy cờ vua. Phương pháp quan sát sư phạm được sử dụng qua các buổi giảng dạy trực tiếp. Đề tài đã tiến hành đánh giá theo 3 mức độ chơi của học sinh.

+ Mức độ chưa biết chơi: Chưa biết mặt quân, chưa biết đi quân và chưa biết hoàn thành một ván cờ đúng luật.

+ Mức độ chơi ban đầu: Biết cách thực hiện ván cờ đúng luật.

+ Mức độ chơi thuần thục: Hoàn thành ván cờ đúng luật, biết cách chiếu hết và giải bài tập chiếu hết trong sự hạn định nước đi, có khả năng tính toán vài nước cờ liên tục, biết cách ghi chép biên bản...

Kết quả xác định hiệu quả của các phương pháp giảng dạy Cờ Vua cho học sinh được trình bày tại bảng 3.3.

Bảng 3.3. Hiệu quả ứng dụng các phương pháp giảng dạy Cờ Vua cho học sinh lứa tuổi 7 - 8 trường tiểu học Thị trấn Lim (n=40)

Mức độ chơi Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm χ2

χ2b=9.21 P

n % n %

Chưa biết chơi 24 60,0 0 0

9.800 <0.01

Mức độ ban đầu 11 27,5 6 15,0

Mức độ thuần

thục 5 12,5 34 85,0

Từ kết quả thu được ở bảng 3.3 cho thấy, sau thời gian 4 tháng thực nghiệm, trình độ Cờ Vua của học sinh đã được nâng lên đáng kể: Từ chưa biết chơi, học sinh đã chuyển sang biết chơi (100%) và số học sinh đã biết chơi ở mức thành thục (85,0%). Điều này dẫn đến χ2tính>χ2bảng ở ngưỡng xác suất P<0.01. Như vậy, sau 4 tháng học tập, học sinh lứa tuổi 7 – 8 trường Tiểu học thị trấn Lim đã biết chơi Cờ Vua thành thạo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phát triển cờ vua như một phương tiện phát triển trí lực cho học sinh lứa tuổi 7 8 trường tiểu học thị trấn lim (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w