Đối với nấm bào ngư xám khi nấm chuyển tử dạng phễu sang dạng lá thì tiến hành thu hoạch, dùng tay nắm lấy phần cuống nấm kéo nhẹ và lấy hết cả chân nấm. Sau khi thu hoạch xong phải loại bỏ hết phần chân nấm còn sót lại trên bịch phôi để nấm có thể ra quả thể tốt hơn ở các lần tiếp theo.
Năng suất của lần sau sẽ không bằng lần trước trên cùng một bịch phôi (quả thể ra nhỏ hơn, sản lượng và khối lượng ít hơn).
g. Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp đánh giá
Ghi nhận và so sánh số ngày tơ lan khắp khối cơ chất và thời gian thu hoạch (quả thể ở dạng lá) giữa các nghiệm thức (NT).
Theo dõi, ghi nhận ngày cấy giống vào bịch phôi và ủ. Theo dõi sự phát triển của tơ nấm hằng ngày, ghi nhận độ lan tơ bằng cách đo chiều dài sự lan tơ quanh khối cơ chất (đo từ cổ bịch phôi trở xuống đáy) ở 2 giai đoạn 14 và 21 ngày sau khi cấy.
Ghi nhận thời gian tơ nấm lan trắng hoàn toàn bịch phôi và thời gian bắt đầu thu hoạch nấm ở mỗi nghiệm thức (tính từ ngày cấy giống vào bịch phôi) từng ngày.
Ghi nhận năng suất đợt 1, 2,... so sánh năng suất và tính hiệu suất sinh học giữa các nghiệm thức.
Thu hái nấm và ghi nhận kết quả cân trọng lượng quả thể ở mỗi bịch phôi của từng nghiệm thức hàng ngày.
Tính hiệu suất sinh học (Biological Efficiency _B.E) (Chang et al., 1981):
Hiệu suất sinh học (B.E) = 100 x
Trọng lượng tươi của nấm (g) Trọng lượng tươi của nấm (g)
Hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế (lợi nhuận) = Năng suất nấm x Giá thành – Tổng chi phí
Chất lượng nấm: Nấm được thu hoạch vào lúc sáng sớm, trước khi tưới nấm sau đó khảo sát một số chỉ tiêu như:
Độ ẩm (Phụ lục 2)
Hàm lượng protein tổng (Phụ lục 2)
Hàm lượng tro (Phụ lục 2)
3.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm excel để xử lý số liệu và phần mềm Minitab 16 để xử lý thống kê.
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hƣởng của chất dinh dƣỡng bổ sung đến sự phát triển của tơ nấm bào ngƣ xám Nhật. ngƣ xám Nhật.
4.1.1. Độ lan tơ của nấm sau khi cấy
Bảng 13. Chiều dài tơ lan của nấm bào ngƣ xám ở các giai đoạn khảo sát (kể từ ngày cấy phôi)
Giai đoạn khảo sát Nghiệm thức
Chiều dài tơ lan (cm)
14 21 ĐC (-) 2,36c 5,10b ĐC (+) 2,62b 5,15b 1 2,79b 5,74ab 2 2,62b 5,11b 3 2,85b 5,70ab 4 3,14a 6,30a
Ghi chú: ĐC (-)= Nghiệm thức đối chứng không bổ sung dinh dưỡng; ĐC (+)= Nghiệm thức đối chứng có bổ sung dinh dưỡng 4% cám gạo + 2% bột bắp + 0,2% DAP; 1= Nghiệm thức bổ sung 2% cám gạo + 1% bã đậu nành + 0,2% DAP; 2= Nghiệm thức bổ sung 2% cám gạo + 2% bã bia; 3= Nghiệm thức bổ sung 1% bã đậu nành + 1% bã bia; 4= Nghiệm thức bổ sung 3% bã bia. Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có ký tự theo sau giống nhau thể hiện khác biệt không có ý nghĩa, các ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%.
Kết quả Bảng 13 và Bảng 24 (Phụ lục 4) cho thấy chiều dài tơ lan của nấm Bào Ngư Xám Nhật ở giai đoạn 14 ngày khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95% giữa các nghiệm thức (NT) có bổ sung dinh dưỡng với nghiệm thức đối chứng (ĐC) (-) không bổ sung dinh dưỡng. Nguyên nhân là do các chất dinh dưỡng bổ sung vào cung cấp đạm, điều chỉnh C/N về mức thích hợp nhất cho nấm phát triển (khoảng 20) và kết quả nghiên cứu của Gibriel et al. (1996) và Rehana et al. (2007) cũng nhận định: môi trường dinh dưỡng có đường và vi lượng sẽ giúp khuẩn ty nấm phát triển tốt và cho tiềm năng năng suất cao. Nghiệm thức 4 khác biệt có ý nghĩa các nghiệm thức có bổ sung dinh dưỡng khác. Điều này có thể do ngoài việc cung cấp đạm để điều chỉnh C/N về mức thích hợp, các thành phần dinh dưỡng khác (vitamin, đường, khoáng, protein,...) có trong bã bia nhiều hơn bã đậu nành, cám gạo, bột bắp, DAP góp phần cho sự phát triển tốt hơn của tơ nấm. NT 3, NT 2, NT 1, ĐC (+) khác biệt không có ý nghĩa thống kê là do nấm sử dụng các chất dinh dưỡng bổ sung ở các nghiệm thức gần như nhau.
Ở giai đoạn 21 ngày, nghiệm thức 4 khác biệt có ý nghĩa thông kê (độ tin cậy 95%) với nghiệm thức ĐC (-), ĐC (+), NT 2. Nguyên nhân có thể là do bã bia chứa
nhiều chất vi lượng cần thiết cho sự phát triển của tơ nấm và lượng bổ sung khá cao. NT 3, NT 1, NT 2, ĐC (+) khác biệt không ý nghĩa với ĐC (-) có thể là do ở khoảng giai đoạn khảo sát này đã đủ thời gian cho nấm phân giải cellulose của cơ chất tạo nguồn dinh dưỡng cho nấm phát triển, bên cạnh cám gạo chứa nhiều lipid ngăn cản sự phát triển của tơ nấm (Dhandha et al., 1995). Tuy nhiên ĐC (-) tơ chạy khá nhanh nhưng tơ rất mỏng, ít bào tử hơn các nghiệm thức khác.
4.1.2. Tơ lan kín khối cơ chất theo thời gian
Bảng 14. Tỷ lệ số bịch phôi có tơ nấm phát triển lan khắp khối cơ chất theo thời gian (đơn vị tính: %)
Ngày Nghiệm thức Bịch phôi (%) 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 ĐC (-) - - 20 33 40 77 77 90 90 93 100 ĐC (+) - 13 20 30 37 60 73 73 80 87 100 1 3 13 23 33 47 60 67 67 80 87 100 2 3 13 20 27 33 53 67 73 80 90 100 3 7 23 33 50 63 67 73 73 80 90 100 4 10 30 67 83 90 100
Ghi chú: ĐC (-)= Nghiệm thức đối chứng không bổ sung dinh dưỡng; ĐC (+)= Nghiệm thức đối chứng có bổ sung dinh dưỡng 4% cám gạo + 2% bột bắp + 0,2% DAP; 1= Nghiệm thức bổ sung 2% cám gạo + 1% bã đậu nành + 0,2% DAP; 2= Nghiệm thức bổ sung 2% cám gạo + 2% bã bia; 3= Nghiệm thức bổ sung 1% bã đậu nành + 1% bã bia; 4= Nghiệm thức bổ sung 3% bã bia.
Qua Bảng 14 cho thấy tơ nấm phát triển tốt ở các nghiệm thức có bổ sung nguồn dinh dưỡng cám gạo, bột bắp, bã đậu nành và bã bia. Tơ phát triển tốt và thời gian tăng trưởng nhanh nhất là ở NT 4, kế đến là NT 3, kế tiếp là NT 2, NT 1, ĐC (+) và thấp nhất là nghiệm thức ĐC (-) không bổ sung dinh dưỡng. Nguyên nhân là do bã bia chứa chất khoáng, vitamin nhiều hơn các chất dinh dưỡng khác, nguyên liệu cám gạo ban đầu có chứa lipid nhiều hơn bã bia, bã đậu nành, bột bắp nên đã ngăn cản sự phát triển của tơ nấm (Dhandha et al., 1995), nên nguồn dinh dưỡng bã bia, bã đậu nành tốt cho sự phát triển của tơ nấm. Theo Lê Minh Châu (2010) đường glucose, vitamin và các chất khoáng,... là những yếu tố thúc đẩy tơ nấm phát triển. Ở nghiệm thức ĐC (+) có lượng đường khá lớn tốt cho tơ nấm phát triển sản sinh nhiều enzyme để thủy phân các hợp chất cao phân tử của cơ chất tạo nguồn dinh dưỡng (chủ yếu là đường), tuy nhiên khi lượng đường tạo ra nhiều hơn nhu cầu của nấm sẽ ức chế lại sự phát triển của tơ nấm nên thời gian sau tơ tăng trưởng chậm lại chỉ nhanh hơn nghiệm thức đối chứng không bổ sung dinh dưỡng. Tơ nấm lúc đầu chủ yếu là lan nhanh ở phần xung quanh
bên ngoài vì vùng này nhiều oxy hơn, những ngày sau tơ nấm dần lan sâu bên trong để có thêm dinh dưỡng cho sự phát triển, lượng oxy ít dần nên tốc độ tơ lan chậm lại. Như vậy, để rút ngắn thời gian tơ lan khắp khối cơ chất thì NT 4 (bổ sung 3% bã bia) là lựa chọn khả quan nhất.
4.2. Ảnh hƣởng của chất dinh dƣỡng bổ sung đến thời gian thu hoạch quả thể Bảng 15. Tỷ lệ số bịch phôi bắt đầu thu hoạch theo thời gian (đơn vị tính: Bảng 15. Tỷ lệ số bịch phôi bắt đầu thu hoạch theo thời gian (đơn vị tính: %) Ngày Nghiệm thức Bịch phôi (%) 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 ĐC (-) - - 17 39 50 61 67 72 78 83 89 89 94 94 94 100 ĐC (+) - - 11 28 44 56 61 67 72 78 89 89 94 100 1 - - 22 28 44 50 61 61 67 72 83 89 89 100 2 - - 17 28 44 56 56 61 72 72 83 89 89 100 3 - 11 11 22 44 56 61 67 78 89 89 94 94 100 4 22 44 44 67 78 78 89 89 94 94 100
Ghi chú: ĐC (-)= Nghiệm thức đối chứng không bổ sung dinh dưỡng; ĐC (+)= Nghiệm thức đối chứng có bổ sung dinh dưỡng 4% cám gạo + 2% bột bắp + 0,2% DAP; 1= Nghiệm thức bổ sung 2% cám gạo + 1% bã đậu nành + 0,2% DAP; 2= Nghiệm thức bổ sung 2% cám gạo + 2% bã bia; 3= Nghiệm thức bổ sung 1% bã đậu nành + 1% bã bia; 4= Nghiệm thức bổ sung 3% bã bia.
Qua Bảng 14 và Bảng 15 cho thấy sự phát triển của tơ nấm theo thời gian và thời gian bịch phôi bắt đầu thu hoạch quả thể tương ứng với nhau. Thời gian bắt đầu thu hoạch sớm nhất và kết thúc đợt thu hoạch (đợt 1) nhanh nhất là ở NT 4 (51 - 61 ngày), kế đến là nghiệm thức 3 (52 - 63 ngày), NT 2 (53 - 64 ngày), NT 1 (53 - 64 ngày), ĐC (+) (53 - 64 ngày) và chậm nhất là ĐC (-) (53 - 66 ngày) mặc dù thời gian bắt đầu thu hoạch quả thể ở các NT 1, NT 2, ĐC (-), ĐC (+) có kết quả giống nhau là 53 ngày. Theo Lê Duy Thắng và Trần Văn Minh (2005) khi bổ sung khoáng vi lượng thích hợp làm rút ngắn thời gian tạo quả thể nấm. Bã bia chứa nhiều chất khoáng nên kích thích tơ nấm phát triển tốt, rút ngắn thời gian tạo quả thể. Tuy nhiên khi lượng bã bia bổ sung ít thì chưa đủ để tạo sự khác biệt về rút ngắn thời gian tạo quả thể với các chất dinh dưỡng bổ sung ở các nghiệm thức khác. Cụ thể ở các NT 3, NT 2, NT 1, ĐC (+) thời gian kết thúc thu hoạch giống nhau là 64 ngày, thời gian bắt đầu thu hoạch giống nhau ở các NT 2, NT 1, ĐC (+) là 53 ngày. Như vậy, để rút ngắn khoảng thời gian thu hoạch và năng suất tốt thì lựa chọn tốt nhất có thể là 3% bã bia (qua kết quả thống kê với độ tin cậy 95% Bảng 26 (Phụ lục 4) cho thấy NT 4 bổ sung 3% bã bia có năng suất
trung bình khác biệt không có ý nghĩa với các nghiệm thức bổ sung dinh dưỡng khác).
4.3. Ảnh hƣởng của chất dinh dƣỡng bổ sung đến năng suất nấm
Hình 6. Biểu đồ năng suất trung bình của nấm ảnh hƣởng bởi dinh dƣỡng bổ sung
Ghi chú: ĐC (-)= Nghiệm thức đối chứng không bổ sung dinh dưỡng; ĐC (+)= Nghiệm thức đối chứng có bổ sung dinh dưỡng 4% cám gạo + 2% bột bắp + 0,2% DAP; 1= Nghiệm thức bổ sung 2% cám gạo + 1% bã đậu nành + 0,2% DAP; 2= Nghiệm thức bổ sung 2% cám gạo + 2% bã bia; 3= Nghiệm thức bổ sung 1% bã đậu nành + 1% bã bia; 4= Nghiệm thức bổ sung 3% bã bia. Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có ký tự theo sau giống nhau thể hiện khác biệt không có ý nghĩa, các ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%.
Từ kết quả phân tích thông kê Bảng 26 (Phụ lục 4) và Hình 6 cho thấy năng suất trung bình tổng 3 đợt của các nghiệm thức có bổ sung dinh dưỡng khác biệt không có ý nghĩa với nhau và khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức không bổ sung dinh dưỡng ĐC (-) ở độ tin cậy 95%. Có thể nguyên nhân là do nấm sử dụng các chất dinh dưỡng bổ sung gần như nhau ở các nghiệm thức để nuôi tơ, tạo các enzyme phân giải cơ chất cung cấp dinh dưỡng cho nấm, tạo quả thể; nghiệm thức ĐC (-) nấm sử dụng các chất dinh dưỡng có sẵn trong cơ chất để nuôi tơ, tạo các enzyme phân giải, tạo quả thể nên dần dần hết dinh dưỡng sẵn có trong cơ chất, các enzyme tạo ra không đủ hoặc không thể phân giải tiếp cơ chất để sử dụng. Như vậy, để nấm đạt năng suất cao thì lựa chọn có thể là bổ sung 1% bã bia kết hợp với 1% bã đậu nành. Mặc dù khác biệt không có ý nghĩa với các nghiệm thức ĐC (+), NT 1, NT 2, NT 4 nhưng có năng suất trung bình tổng 3 đợt cao nhất.
217,06b
290,89a 291,00a 290,94a 305,89a 302,83a
0 50 100 150 200 250 300 350 ĐC (-) ĐC (+) 1 2 3 4 Nghiệm thức T rọ n g lư ợ n g (g )
4.4. Ảnh hƣởng của chất dinh dƣỡng bổ sung đến hiệu suất sinh học Bảng 16. Hiệu suất sinh học Bảng 16. Hiệu suất sinh học
Nghiệm thức Hiệu suất sinh học 3 đợt
(%) ĐC (-) 18,09b ĐC (+) 24,24a 1 24,25a 2 24,25a 3 25,49a 4 25,24a
Ghi chú: ĐC (-)= Nghiệm thức đối chứng không bổ sung dinh dưỡng; ĐC (+)= Nghiệm thức đối chứng có bổ sung dinh dưỡng 4% cám gạo + 2% bột bắp + 0,2% DAP; 1= Nghiệm thức bổ sung 2% cám gạo + 1% bã đậu nành + 0,2% DAP; 2= Nghiệm thức bổ sung 2% cám gạo + 2% bã bia; 3= Nghiệm thức bổ sung 1% bã đậu nành + 1% bã bia; 4= Nghiệm thức bổ sung 3% bã bia. Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có ký tự theo sau giống nhau thể hiện khác biệt không có ý nghĩa, các ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%.
Qua Bảng 16 và Bảng 27 (Phụ lục 4) cho thấy hiệu suất sinh học của các nghiệm thức có bổ sung dinh dưỡng khác biệt không có ý nghĩa với nghiệm thức đối chứng không bổ sung dinh dưỡng (độ tin cậy 95%). Trong các loại dinh dưỡng bổ sung, nghiệm thức có bổ sung 1% bã đậu nành kết hợp với 1% bã bia cho B.E cao nhất (25,49%), thấp nhất là ở trường hợp nghiệm thức ĐC (-) không được bổ sung dinh dưỡng. Kết quả này được ghi nhận tương tự với nghiên cứu của Mane et al. (2007), Arun và Anita (2010), chỉ số B.E có tương quan thuận đến sự phát triển của tơ nấm (độ dày và tốc dộ lan tơ của nấm), phụ thuộc vào đặc tính của từng loài và dinh dưỡng khác nhau có trong giá thể và chất dinh dưỡng bổ sung.
4.5. Ảnh hƣởng của chất dinh dƣỡng bổ sung đến hiệu quả kinh tế
Bảng 17. Lợi nhuận/1000 bịch phôi thu đƣợc sau khi thu hoạch quả thể nấm ở các nghiệm thức qua 3 đợt Nghiệm thức Chi phí Đơn vị (Vnđ) ĐC (-) ĐC (+) 1 2 3 4 Tổng chi phí 2.133.000 2.585.000 2.305.000 2.283.000 2.183.000 2.193.000 Tổng thu 7.236.000 9.696.000 9.700.000 9.700.000 10.196.000 10.096.000 Lợi nhuận 5.103.000 7.111.000 7.395.000 7.417.000 8.013.000 7.903.000 Phần trăm lợi nhuận 239,24% 275,09% 320,82% 324,88% 367,06% 360,37%
Ghi chú: ĐC (-)= Nghiệm thức đối chứng không bổ sung dinh dưỡng; ĐC (+)= Nghiệm thức đối chứng có bổ sung dinh dưỡng 4% cám gạo + 2% bột bắp + 0,2% DAP; 1= Nghiệm thức bổ sung 2% cám gạo + 1% bã đậu nành + 0,2% DAP; 2= Nghiệm thức bổ sung 2% cám gạo + 2% bã bia; 3= Nghiệm thức bổ sung 1% bã đậu nành + 1% bã bia; 4= Nghiệm thức bổ sung 3% bã bia.
Từ kết quả thống kê với độ tin cậy 95% Bảng 26 (Phụ lục 4) và Hình 6 ta thấy năng suất trung bình 3 đợt của NT 3 khác biệt không ý nghĩa với các nghiệm thức có bổ sung dinh dưỡng khác. Qua bảng 17 cho thấy NT 3 có hiệu quả kinh tế cao nhất (phần trăm lợi nhuận là 367,06%). Kế tiếp là NT 4 năng suất trung bình tổng 3 đợt là 302,83g khác biệt không ý nghĩa với NT 3 và giá trị kinh tế khá cao (phần trăm lợi nhuận: 360,37%). Nguyên nhân có thể do bã đậu nành, bã bia giá thành thấp nhưng lại chứa khá nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho nấm sinh trưởng và phát triển.
Như vậy trồng nấm bào ngư xám Nhật trên cơ chất mạt cưa cao su đã xử lý với 1% nước vôi, bổ sung 1% bã đậu nành và 1% bã bia với mức đầu tư không nhiều, kỹ thuật chăm sóc đơn giản, mang lợi nhuận cao (tổng năng suất 3 đợt, người dân thu được lợi nhuận là 367,06%), có thể trồng quanh năm, ngay cả trong mùa nước nổi và trong mùa mưa dầm.
Tùy vào nguồn nguyên liệu dinh dưởng bổ sung sẳn có ở đại phương mà nghiệm thức 3 hay 4 có thể được lựa chọn, hiệu quả kinh tế chênh lệc không quá cao với nhau, năng suất nấm khác biệt không ý nghĩa với nhau.
4.6. Ảnh hƣởng của chất dinh dƣỡng bổ sung đến thành phần dinh dƣỡng của quả thể nấm
4.6.1. Ảnh hƣởng của các thành phần dinh dƣỡng bổ sung đến hàm lƣợng