0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Pha chế dung dịch khử khuẩn ethanol

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU PHA CHẾ THỬ NGHIỆM DUNG DỊCH KHỬ KHUẨN CÁC DỤNG CỤ Y TẾ (Trang 40 -40 )

3.4.1 Công thức pha chế

Công thức pha chế

Benzethonium chloride 0,2% (wt/v)

Glycerol 0,2% (v/v)

Ethanol 80% (v/v)

Nước cất khửkhuẩn Thêm đến 100%

Thuyết minh công thức pha chế

- Cho 0,2 g benzethonium chloride, 0,2 mL glycerol hòa tan với 80 mL ethanol.

- Thêm nước cất khửkhuẩn đến 100 mL.

- Dung dịch thu được thửhoạt tính với vi khuẩn bằng phương pháp đếm sống nhỏgiọt.

3.4.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính khửkhuẩn3.4.2.1 Ảnh hưởng của loại chất diệt khuẩn 3.4.2.1 Ảnh hưởng của loại chất diệt khuẩn

Thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của loại chất diệt khuẩn được thực hiện như trình bày ởMục 3.4.1.

Cố định % các hóa chất trong công thức, thay đổi chất diệt khuẩn lần lượt là benzethonium chloride, phenol trong các lần pha chế.

Thửhoạt tính các dung dịch và ghi nhận kết quả.

3.4.2.2 Ảnh hưởng của nồng độethanol

Thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ ethanol được thực hiện như trình bày ởMục 3.4.1.

Thực hiện pha chếdung dịch, lần lượt thay nồng độ ethanol mỗi lần thực hiện thí lần lượt là 50%, 70%, 80%, 95%.

Thửhoạt tính các dung dịch thu được và ghi nhận kết quả.

3.4.2.3 Ảnh hưởng của loại chất làm mềm

Thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của loại chất làm mềm được thực hiện như trình bày ởMục 3.4.1.

Cố định các thành phần khác, thay đổi chất chất làm mềm lần lượt là glycerol, phosphoric acid trong các lần pha chế.

Thửhoạt tính các dung dịch thu được và ghi nhận kết quả.

3.4.2.4 Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc dụng cụ

Thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc dụng cụ cũng được thực hiện như trình bày ởMục 3.4.1.

Nồng độethanol không thay đổi là 80% và trong các lần pha chế.

Thời gian cho dung dịch pha chế tiếp xúc với vi khuẩn trong quá trình thửhoạt tính được thay đổi: 5 phút, 10 phút, 15 phút, 25 phút.

Ghi nhận kết quả.

3.5 SO SÁNH MẪU PHA CHẾ ĐƯỢC VỚI CHẤT KHỬ KHUẨN CHLORINE TRÊN THỊTRƯỜNG. CHLORINE TRÊN THỊTRƯỜNG.

- Chuẩn bịcác dung dịch cần thửhoạt tính

 Dung dịch nước javen công nghiệp.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢVÀ THẢO LUẬN



4.1 KẾT QUẢ CÁC THÍ NGHIỆM PHA CHẾ DUNG DỊCH KHỬ

KHUẨN

4.1.1 Dung dịch khửkhuẩn hydrogen peroxide

Dung dịch sau khi pha chế sẽ được đem đi thửhoạt tính diệt khuẩn bằng phương pháp đếm sống nhỏgiọt. Kết quảthu được như sau:

Thửnghiệm đối với Vibrio sp

Đối chứng Mẫu vi khuẩn tiếp xúc dung dịch hydrogen peroxide

Thửnghiệm đối với E. coli

Đối chứng Mẫu vi khuẩn tiếp xúc dung dịch

hydrogen peroxide Hình 4.2 Khảnăng khửkhuẩn của dung dịch hydrogen peroxide đối với E. coli

Nhận xét

Dung dịch pha chế được có hoạt tính khử khuẩn tốt trên cả vi khuẩn

Vibrio sp(một loại vi khuẩn được phân lập từ tôm) và E. coli với cùng hệ số pha loãng vi khuẩn 10-6, không còn khuẩn lạc mọc trên cả2 đĩa thạch.

Thnghim độbn ca dung dch không màu tím nhạt bền 1ml dung dịch khửkhuẩn + 10ml nước cất + 5ml dd H2SO4 1:3 + KMnO4

Thuyết minh quy trình:

- Dùng pipet hút chính xác 1 mL dung dịch khử khuẩn cần định lượng H2O2cho vào bình tam giác.

- Tiếp tục thêm vào 10 mL nước cất, 5 mL H2SO41:3.

- Chuẩn độdung dịch bằng dung dịch KMnO40,5 M đến khi dung dịch có màu tím nhạt bền.

Cách tiến hành

- Dùng 8 ống nghiệm, mỗi ống cho vào 5 mL dung dịch khửkhuẩn vừa pha chế, để ởnhiệt độphòng, không che chắn.

- Ống thứnhất định lượng ngay, ngày kếtiếp định lượng ống thứhai, cứ như thế đến hết 8 ống nghiệm.

- So sánh lượng H2O2trong mỗi ống nghiệm.

Kết quả

Bảng 4.1 Kết quả định lượng H2O2 Thời gian đểmẫu

(ngày) 0 1 2 3 4 5 6 7

Lượng H2O2trong 5

mL dung dịch (mg) 393 393 393 393 393 383 383 372

Phần trăm lượng H2O2còn lại sau 7 ngày

372

393× 100 = 95%

4.1.2 Dung dịch khửkhuẩn ethanol

Dung dịch sau khi pha chế sẽ được đem đi thửhoạt tính diệt khuẩn bằng phương pháp đếm sống nhỏgiọt. Kết quảthu được như sau:

Thửnghiệm đối với Vibrio sp

Đối chứng Mẫu vi khuẩn tiếp xúc dung dịch alcohol Hình 4.4 Khảnăng khửkhuẩn của dung dịch ethanol đối với Vibrio sp

Thửnghiệm đối với E. coli

Đối chứng Mẫu vi khuẩn tiếp xúc dung dịch ethanol Hình 4.5 Khảnăng khửkhuẩn của dung dịch alcohol đối với E. coli

khuẩn của dung dịch pha chế tốt hơn vì không còn khuẩn lạc trên đĩa thạch còn đối với E. colivẫn còn khuẩn lạc mọc trên đĩa thạch.

Kết luận

Trong cùng hệ số pha loãng vi khuẩn, vi khuẩn E. coli khó diệt hơn

Vibrio sp, vẫn có khuẩn lạc mọc trên đĩa thạch sau khi cho vi khuẩn tiếp xúc với dung dịch pha chế(đối với dung dịch khửkhuẩn ethanol).

Như vậy, chọn E. coliđể thử hoạt tính trong các thí nghiệm tiếp theo vì có ý nghĩa đối với luận văn hơn. Tiếp tục thực hiện thêm một sốthí nghiệm để tìm ra hệsốpha loãng vi khuẩn thích hợp cho các khảo sát tiếp theo.

4.2 KẾT QUẢ CÁC THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT TÍNH KHỬ KHUẨN CỦA DUNG DỊCH HƯỞNG ĐẾN HOẠT TÍNH KHỬ KHUẨN CỦA DUNG DỊCH HYDROGEN PEROXIDE

Hình 4.6 Đĩa thạch E. coli với hệsốpha loãng, A: 10-2, B: 10-1

Hệ sốpha loãng 10-1 dùng trong các thử nghiệm khảo sát thời gian, 10-2 dung trong các thửnghiệm còn lại.

4.2.1 Ảnh hưởng của nồng độhydrogen peroxide

Tiến hành thửhoạt tính các dung dịch pha chế trên vi khuẩn E. coli. Cố định các thành phần khác, nồng độ dung dịch hydrogen peroxide trong các dung dịch pha chế lần lượt là 5%, 6%, 7%, 8%. Thí nghiệm được tiến hành trong tủ cấy an toàn sinh học. Để đĩa thạch trong tủ ấm, 24 giờsau quan sát kết quảvà chụp hình, thu được kết quảnhư sau:

Thửnghiệm với nồng độdung dịch hydrogen peroxide 5%

Hình 4.7 Đĩa thạch E. colitiếp xúc với dung dịch hydrogen peroxide 5%

Thửnghiệm với nồng độdung dịch hydrogen peroxide 6%

Thửnghiệm với nồng độdung dịch hydrogen peroxide 7%

Hình 4.9 Đĩa thạch E. colitiếp xúc với dung dịch hydrogen peroxide 7%

Thửnghiệm với nồng độdung dịch hydrogen peroxide 8%

Nhận xét

Dung dịch được pha chế ở các nồng độ hydrogen peroxide khác nhau nhằm khảo sát ảnh hưởng của nồng độ hydrogen peroxide đến hoạt tính khử khuẩn của dung dịch.

Kết quả cho thấy khả năng diệt E. coli của dung dịch tăng theo nồng độ dung dịch hydrogen hydroxide từ 5-8%. Ở nồng độ 8%, hydrogen peroxide tuy là tác nhân oxy hóa mạnh nhưng gây ăn mòn dụng cụ.[15] Nồng độ dung dịch hydrogen hydroxide từkhoảng 3-7% không gây ăn mòn dụng cụ. Do đó, trong công thức có thêm các muối phosphate của kim loại kiềm vừa làm bền dung dịch vừa ức chế sự ăn mòn dụng cụ. Trong một nghiên cứu, nồng độ hydrogen peroxide 6% (không kểdung dịch hydrogen peroxide nồng độ7,5%) hiểu quảhơn chất khửkhuẩn mức độcao glutaraldehyde.[5]

Như vậy, theo thí nghiệm khảo sát trên chọn nồng độ hydrogen peroxide tối ưu cho hoạt tính khửkhuẩn của dung dịch là 8%.

4.2.2 Ảnh hưởng của pH

Tiến hành thử hoạt tính các dung dịch pha chế trên vi khuẩn E. coli. Cố định nồng độ dung dịch hydrogen peroxide và các thành phần khác cũng không đổi. Thí nghiệm được tiến hành trong tủ cấy an toàn sinh học. Để đĩa thạch trong tủ ấm, 24 giờsau quan sát kết quả và chụp hình, thu được kết quả như sau:

Thửnghiệm với pH = 6,5

Hình 4.12 Đĩa thạch E. colitiếp xúc với dung dịch hydrogen peroxide có pH = 6,5

Thửnghiệm với pH = 8

Hình 4.13 Đĩa thạch E. colitiếp xúc với dung dịch hydrogen peroxide có pH = 8

Nhận xét

Dung dịch được pha chế ởcác pH khác nhau nhằm khảo sát ảnh hưởng của pH đến hoạt tính khửkhuẩn của dung dịch.

khửkhuẩn của dung dịch giảm dần theo pH từ2-8, pH thấp giúp làm bền dung dịch hydrogen peroxyde hơn. Trong dung dịch hydrogen peroxide 7,5% thường được thêm 0,85% phosphoric acid để duy trì pH thấp.[5] Tuy nhiên, nếu dung dịch dùng để khử khuẩn kính sát tròng thì pH chỉ nên từ5,5-8,0 để tránh gây kích ứng mắt, nếu không may chất khửkhuẩn còn sót lại.[16]

Như vậy, trong thí nghiệm khảo sát này pH tối ưu cho hoạt tính khử khuẩn của dung dịch là 2.

4.2.3 Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc vi khuẩn

Tiến hành thử hoạt tính các dung dịch pha chế trên vi khuẩn E. coli. Cố định nồng độ dung dịch hydrogen peroxide là 8%, pH là 2 và các thành phần khác cũng không đổi. Thí nghiệm được tiến hành trong tủ cấy an toàn sinh học. Để đĩa thạch trong tủ ấm, 24 giờsau quan sát kết quả và chụp hình, thu được kết quảnhư sau :

Thửnghiệm với thời gian tiếp xúc vi khuẩn là 5 phút

Thửnghiệm với thời gian tiếp xúc vi khuẩn là 10 phút

Hình 4.15 Đĩa thạch E. colicó thời gian tiếp xúc với dung dịch hydrogen peroxide là 10 phút

Thửnghiệm với thời gian tiếp xúc vi khuẩn là 15 phút

Thửnghiệm với thời gian tiếp xúc vi khuẩn là 25 phút

Hình 4.17 Đĩa thạch E. colicó thời gian tiếp xúc với dung dịch hydrogen peroxide là 25 phút

Nhận xét

Dung dịch được thử hoạt tính ở các thời gian tiếp xúc vi khuẩn khác nhau nhằm tìm ra thời gian tối thiểu có hiệu quả diệt vi khuẩn nhất của dung dịch khửkhuẩn.

Kết quả cho thấy (với vi khuẩn E. coli cùng hệ số pha loãng vi khuẩn 10-1), thời gian tối thiểu để dung dịch diệt hết vi khuẩn là 10 phút. Như Hình 4.14, ởthời gian tiếp xúc 5 phút số khuẩn lạc bắt đầu giảm nhanh; từmức thời gian tiếp xúc 10 phút đến 25 phút không còn thấy khuẩn lạc mọc trên đĩa thạch (Hình 4.15, Hình 4.16 và Hình 4.17). Theo một nghiên cứu, dung dịch hydrogen peroxide chỉ ở 7% được chứng minh là tiêu diệt bào tử (thời gian tiếp xúc 6 giờ), vi khuẩn (3 phút), nấm (5 phút), vius (5 phút) ở thử nghiệm pha loãng 1:16.[5]

Như vậy, theo khảo sát trên thời gian tối thiểu tiêu diệt hết vi khuẩn ở nồng độtrên của dung dịch khửkhuẩn này là 10 phút.

4.3 KẾT QUẢ CÁC THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT TÍNH KHỬ KHUẨN CỦA DUNG DỊCH HƯỞNG ĐẾN HOẠT TÍNH KHỬ KHUẨN CỦA DUNG DỊCH ETHANOL

Hình 4.18 Đĩa thạch E. coli với hệsốpha loãng, A: 10-6, B: 10-5

Hệ sốpha loãng 10-5 dùng trong các thử nghiệm khảo sát thời gian, 10-6 dung trong các thửnghiệm còn lại.

4.3.1 Ảnh hưởng của loại chất diệt khuẩn

Tiến hành thử hoạt tính các dung dịch pha chế trên vi khuẩn E. coli. Cố định nồng độ các chất khác trong công thức, thay đổi loại chất diệt khuẩn trong các dung dịch pha chếlần lượt là benzethonium chloride và phenol. Thí nghiệm được tiến hành trong tủ cấy an toàn sinh học. Để đĩa thạch trong tủ ấm, 24 giờsau quan sát kết quảvà chụp hình, thu được kết quảnhư sau:

Thửnghiệm với benzethonium chloride

Hình 4.19 Đĩa thạch E. colitiếp xúc với dung dịch ethanol chứa chất diệt khuẩn benzethonium chloride

Thửnghiệm với phenol

Hình 4.20 Đĩa thạch E. colitiếp xúc với dung dịch ethanol chứa chất diệt khuẩn phenol

Kết quảcho thấy đối với dung dịch khửkhuẩn ethanol pha chế, chất diệt khuẩn benzethonium chloride mang lại hoạt tính khử khuẩn tốt hơn phenol. Một nghiên cứu chứng minh rằng, các muối ammonium bậc bốn kết hợp với chất làm mềm là diisobutyl adipate sẽ tăng thêm hiệu quả diệt khuẩn hơn so với phenol kết hợp với chất làm mềm cùng loại.[17]

Như vậy, chọn chất diệt khuẩn tối ưu cho dung dịch khử khuẩn này là benzethonium chloride.

4.3.2 Ảnh hưởng của nồng độethanol

Tiến hành thửhoạt tính các dung dịch pha chế trên vi khuẩn E. coli. Cố định các thành phần khác, nồng độ ethanol trong các dung dịch pha chế lần lượt là 50%, 70%, 80%, 95%. Thí nghiệm được tiến hành trong tủcấy an toàn sinh học. Để đĩa thạch trong tủ ấm, 24 giờsau quan sát kết quảvà chụp hình, thu được kết quảnhư sau:

Thửnghiệm với nồng độdung môi alcohol là 50%

Thửnghiệm với nồng độdung môi alcohol là 70%

Hình 4.22 Đĩa thạch E. colitiếp xúc với dung dịch ethanol 70%

Thửnghiệm với nồng độdung môi alcohol là 80%

Thửnghiệm với nồng độdung môi alcohol là 95%

Hình 4.24 Đĩa thạch E. colitiếp xúc với dung dịch ethanol 95%

Nhận xét

Dung dịch được pha chế ởcác nồng độethanol khác nhau nhằm khảo sát ảnh hưởng của nồng độethanol đến hoạt tính khửkhuẩn của dung dịch.

Kết quả cho thấy, hoạt tính khử khuẩn của dung dịch tăng theo nồng độ ethanol từ 60-80% và giảm ở95%. Do hoạt tính khửkhuẩn của ethanol được nâng cao khi có mặt nước, đồng thời ởnồng độ 95% ethanol dễ bay hơi hơn gây khó khăn cho quá trình bảo quản. Thông thường, ethanol 70% là nồng độ diệt khuẩn hiệu quả nhất đối với rất nhiều vi khuẩn (Cryptococcus neoformans, Blastomyces dermatitidis, Coccidioides immitis,…).[5] Tuy nhiên ethanol vẫn là alcohol có hoạt tính khửkhuẩn thấp. Công thức khửkhuẩn trên thêm chất diệt khuẩn vào nhằm cải thiện hoạt tính kháng khuẩn của dung dịch pha chế.

Như vậy theo như khảo sát trên, chọn 80% là nồng độethanol tối ưu cho dung dịch khửkhuẩn này.

4.3.3 Ảnh hưởng của loại chất làm mềm

Tiến hành thử hoạt tính các dung dịch pha chế trên vi khuẩn E. coli. Cố định nồng độcác chất khác trong công thức, thay đổi loại chất làm mềm trong các dung dịch pha chế lần lượt là glycerol và phosphoric acid. Thí nghiệm được tiến hành trong tủcấy an toàn sinh học. Để đĩa thạch trong tủ ấm, 24 giờ sau quan sát kết quảvà chụp hình, thu được kết quảnhư sau:

Thửnghiệm với glycerol

Hình 4.25 Đĩa thạch E. colitiếp xúc với dung dịch ethanol có chứa glycerol

Thửnghiệm với phosphoric acid

Hình 4.26 Đĩa thạch E. colitiếp xúc với dung dịch ethanol có chứa phosphoric acid

Nhận xét

Dung dịch được pha chếvới các chất làm mềm khác nhau nhằm khảo sát ảnh hưởng của loại chất làm mềm đến hoạt tính khửkhuẩn của dung dịch.

quả của tác nhân diệt khuẩn mà còn hạn chế làm hại da tay người tiếp xúc. Một số chất làm mềm như những diester của disbasic acid, triester của citric acid, triester của phosphoric acid,… rất tốt cho hoạt tính của tác nhân diệt khuẩn.[16]

Như vậy theo như khảo sát, chọn glycerol là chất làm mềm tối ưu cho dung dịch khửkhuẩn này.

4.3.4 Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc vi khuẩn

Tiến hành thử hoạt tính các dung dịch pha chế trên vi khuẩn E. coli. Cố định nồng độ ethanol là 80%, chất làm mềm là glycerol và các thành phần khác cũng không đổi. Thí nghiệm được tiến hành trong tủ cấy an toàn sinh học. Để đĩa thạch trong tủ ấm, 24 giờsau quan sát kết quả và chụp hình, thu được kết quảnhư sau:

Với thời gian tiếp xúc là 5 phút

Với thời gian tiếp xúc là 10 phút

Hình 4.28 Đĩa thạch E. colicó thời gian tiếp xúc với dung dịch ethanol là 10 phút


Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU PHA CHẾ THỬ NGHIỆM DUNG DỊCH KHỬ KHUẨN CÁC DỤNG CỤ Y TẾ (Trang 40 -40 )

×