- Định tính bao gồm các chỉ tiêu: màu, mùi, độđục, váng.
- Định lượng: so sánh số liệu thu thập được với QCVN 03:2008/BTNMT, QCVN08:2008/BTNMT,QCVN 09:2008/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT
và QCVN 01:2009/BYT đểđánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước người dân đang sử dụng, môi trường đất đang sinh sống, canh tác và đề xuất một số giải pháp khắc phục.
28
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Thượng là một xã miền núi, nằm phía Đông Nam của huyện Đại Từ, cách trung tâm huyện 5km theo đường Quốc lộ 37, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15km. Có địa giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Phục Linh - Phía Đông giáp xã Cù Vân - Phía Nam giáp xã Tân Thái - Phía Tây giáp xã Hùng Sơn
Xã có tổng diện tích tự nhiên là 1.522,01 ha, bao gồm 13 xóm [19].
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Xã Hà Thượng là một xã miền núi nằm phía Tây Bắc dãy Núi Pháo, với phần lớn diện tích là địa hình đồi núi thấp có độ cao trung bình khoảng 100 - 200m, dốc dần theo hướng Đông Nam - Tây Bắc. Vùng núi có diện tích khoảng 292 ha chiếm 9,75% diện tích tự nhiên toàn xã, có khả năng phát triển cây lâu năm. Địa hình đất bằng nằm dọc theo sông, suối và trong các thung lũng. Vùng này có diện tích khoảng 486 ha chiếm 16,23%. Trên địa hình này phát triển cây xanh lương thực, rau màu và TTCN. Tổng diện tích tự nhiên của xã 1.522,01 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiêp 405 ha; diện tích đất sản xuất nông nghiệp 354,05 ha, diện tích đất trồng chè 116 ha, diện tích đất trồng lúa là 79,86 ha. Diện tích ao, hồ, đầm 9,4 ha; đất phi nông nghiệp 707,81 ha [19].
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, khí tượng – thủy văn
Khí hậu
Hà Thượng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có nền chung của khí hậu nóng ẩm, nhưng có mùa đông khá lạnh, mưa nhiều và mùa mưa tập trung vào mùa
29
hè. Chế độ gió mùa đã tạo ra sự phân hóa mùa sâu sắc, một năm chia làm bốn mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông [19].
Nhiệt độ
Nền nhiệt độ tương đối cao. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,5oC, dao động trong khoảng từ 22oC đến 27oC. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm khoảng từ 4,8 - 7,8oC. Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp nhất trong các tháng mười hai và tháng giêng, khoảng 17oC. Các tháng 6, 7, 8 thường có nhiệt độ cao nhất trong năm, nhiệt độ trung bình lên tới 29oC [19].
Chếđộ ẩm
Độ ẩm không khí tương đối cao, đa phần các tháng trong năm có độ ẩm không khí từ 75% trở lên. Độ ẩm không khí xuống thấp nhất vào thời gian tháng mười hai trong năm. Độẩm trung bình lên cao nhất vào khoảng 89% [5].
Chếđộ mưa
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nằm trong trung tâm mưa Tam Đảo, theo hướng kéo dài về phía Đông đến thành phố Thái Nguyên, nên khu vực này có lượng mưa trung bình năm khá cao, dao động từ 1.500mm đến 2.400mm. Lượng mưa phân bố không đều và có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô, mùa mưa tập trung đến 80% lượng mưa năm. Mưa lớn tập trung vào tháng 6, 7, 8 trong năm gây ảnh hưởng đối với một số diện tích gieo trồng, ảnh hưởng vụ mùa [19].
Bức xạ mặt trời
Tổng số giờ nắng dao động từ 1.233 giờ đến 1.660 giờ. Thời gian ít nắng nhất trong năm là từ tháng 1 đến tháng 5, đây là những tháng đầu mùa đông cuối mùa xuân. Tháng nhiều nắng nhất là tháng 7, tháng ít nắng nhất là tháng 2 [5].
Từ yếu tố khí hậu cho thấy Hà Thượng có điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp đa dạng, bền vững.
Thủy văn
Trong xã không có hệ thống sông mà chỉ có các khe suối, các suối này thường dốc và không cố định về lượng mưa nên mùa mưa thường gây ra lũ lụt, về mùa khô thường hạn hán [19].
30
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất
Có 2 nhóm đất chính là: Chủ yếu là nhóm đất phát sinh tại chỗ do quá trình phong hoá hình thành, còn lại là nhóm bồi tích do quá trình bồi tụ của phù sa hình thành.
Tài nguyên nước
Nước mặt: Có sông, suối và hệ thống ao hồ nhỏ diện tích khoảng 7,8 ha và các sông suối nhỏ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã.
Nước ngầm: Qua khảo sát sơ bộ của một số xóm trong xã cho thấy mực nước ngầm không quá sâu (25 - 30m), chất lượng nước khá tốt nhằm phục vụ sinh hoạt cho đời sống nhân dân [19].
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Sản xuất nông nghiệp
Cây nông nghiệp: Chủ yếu là cây lúa (2 vụ/năm). Ngoài ra còn có một số cây trồng nông nghiệp khác như: Đỗ các loại, sắn, ngô, khoai lang, rau… Tổng diện tích đất gieo cấy lúa là 139,4 ha. Năng suất bình quân đạt 54,96 tạ/ha.
Cây công nghiệp: Cây chè là cây công nghiệp mũi nhọn của xã với tổng diện tích đất chè là 120 ha trong đó chè kinh doanh là 116 ha, năng suất đạt 101 tạ/ha. Trong năm 2012, xã đã trồng mới được 10 ha chè cành giống mới có năng suất cao.
Chăn nuôi: Hiện nay toàn bộ xã có khoảng 64 con trâu và 55 con bò cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi lợn khoảng 4.785 con với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, bán công nghiệp. Các giống lợn đưa vào nuôi chủ yếu là các giống lợn lai. Đàn gia cầm có khoảng 32.500 con. Các giống gà được nuôi chủ yếu là các giống gà địa phương, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa cao. Đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh tiêm phòng cho vật nuôi.
Diện tích chăn nuôi thủy sản là 9,4 ha. Diện tích mặt nước nuôi thủy sản chủ yếu nuôi là các ao, đầm nhỏ. Các giống thủy sản đưa vào nuôi chủ yếu là các giống cá trôi, mè, trắm, chép [19].
4.1.2.2. Về thương mại, dịch vụ
Với những yêu cầu chuyển đổi mô hình sản xuất, kết hợp phát triển kinh tế tại địa phương trên mọi lĩnh vực, đến nay địa phương đã hình thành nhiều loại hình
31
dịch vụ kinh tế. Trên địa bàn xã có một hợp tác xã kinh doanh, sản xuất vật liệu xây dựng và vận tải, 13 hộ gia đình kinh doanh dịch vụ vận tải và 147 hộ gia đình kinh doanh buôn bán nhỏ, với tổng số 285 lao động tham gia. Toàn xã có 36 ô tô vận tải, có 2 ô tô khách, 31 ô tô con gia đình và nhiều máy cày, máy nông nghiệp khác. Các loại hình dịch vụ, thương mại chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn [19].
4.1.2.3. Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp: Đã có những cơ sở sản xuất TTCN của một số ngành nghề nhưng còn nhỏ lẻ, tự phát. Hiện tại, Hà Thượng có 136 cơ sở sản xuất TTCN. Trong đó hoạt động chế biến, kinh doanh chè là 63 hộ; sản xuất đồ gỗ, mỹ nghệ là 09 hộ gia đình; sản xuất bìa cacton 01 hộ; sửa chữa ô tô, xe máy 11 cơ sở ; sản xuất cơ khí là 10 cơ sở; sửa chữa điện tử, điện lạnh là 03 cơ sở… Doanh thu bình quân năm 2012 của các cơ sở sản xuất TTCN, thương mại và dịch vụ trên địa bàn đạt 9.470.757 đồng/tháng. Về sản xuất TTCN, dịch vụ có chiều hướng tăng nhưng còn chậm so với tiềm năng của địa phương.
Công nghiệp: Trên địa bàn xã Hà Thượng có nhiều doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp quy mô lớn đang hoạt động sản xuất như: Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (đầu tư xây dựng từ năm 2004, với diện tích 586 ha, hiện nay dự án đang đi vào khai thác); Dự án Bismut Tây Núi Pháo của Công Ty cổ phần Kim Sơn (diện tích 22 ha, hiện nay đang đi vào khai thác); Dự án Mỏ Mangan Đá liền của Hợp tác xã Chiến Công (diện tích 13,8 ha, đang khai thác quặng sắt); Mỏ than mỡ xóm 11 của Công ty An Phát Thái (diện tích 8,7 ha, hiện đang khai thác và chế biến than); Mỏ than Phấn Mễ (diện tích 38 ha, đang đi vào khai thác) [19].
4.1.2.4. Về y tế, giáo dục, văn hóa - xã hội
Toàn xã có 01 trạm y tế và 02 trạm y tế của mỏ than và xí nghiệp thiếc. Về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân. Duy trì tiêu chí Quốc gia về y tế xã đạt 91/100 điểm. Hà Thượng được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế từ năm 2008.
Xã có 01 trường Mầm non, 01 trường Tiểu học, 01 trường Trung học cơ sở, là những nhà trường tương đối khang trang cơ bản và đảm bảo cơ sở vật chất cho
32
việc dạy và học tương đối tốt. Năm học 2012 - 2013 trường Mầm non có 311 cháu, trong đó lớp mẫu giáo có 287 cháu, lớp nhà trẻ có 24 cháu. Trường Tiểu học có 13 lớp (355 học sinh). Trường Trung học cơ sở 8 lớp (301 học sinh). Hiện đang quy hoạch xây dựng 01 trường Trung học phổ thông.
Văn hóa thể thao là một nhu cầu quan trọng trong đời sống, các hoạt động văn hóa thông tin thường xuyên được bám sát, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính của địa phương. Năm 2012 có 1.320/1.508 hộ đạt gia đình văn hóa (đạt 87,5%); 07/13 khu dân cưđạt xóm văn hoá; 05/05 cơ quan, đơn vịđạt cơ quan, đơn vị văn hoá [19].
4.1.2.5. Giao thông
Trên địa bàn xã có tuyến đường sắt và tuyến đường Quốc lộ 37 chạy qua, song song với nhau, với chiều dài 6 km. Hệ thống giao thông đường liên xã có 3 tuyến với tổng chiều dài 1.900 m, được bê tông hóa và nhựa hóa toàn bộ. Và 15 km đường giao thông nông thôn cơ bản đã được giải cấp phối, đảm bảo giao thông liên xóm nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn vào mùa mưa [19].
4.1.2.6. Thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi của xã chủ yếu là các vai, đập nhỏ chứa nước lấy trực tiếp từ các khe suối trong rừng đầu nguồn Núi Pháo chảy ra được đắp đập ngăn dòng bắt qua hệ thống mương tưới tiêu nội đồng để phục vụ sản xuất. Hệ thống mương nội đồng cơ bản đáp ứng tưới tiêu phục vụ nông nghiệp; hệ thống kênh có tổng chiều dài 14.534m, trong đó đã được cứng hoá 4.434m [19].
4.1.2.7. Dân số và lao động
Tổng số hộ toàn xã là 1.558 hộ; 5.235 nhân khẩu có 7 dân tộc (Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí, Cao Lan, Mường, Ê Đê), dân cư phân bố tương đối đồng đều trên toàn xã, mật độ dân số trung bình là 357 người/km2. Tỷ lệ tăng tự nhiên: 1,87%/năm.
Lao động: Người dân trong xã 5 năm trước đây chủ yếu làm nông nghiệp nay đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp và dịch vụ, Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 3.200 người, chiến khoảng 61,1% dân số xã.
33
Bảng 4.1. Cơ cấu lao động xã Hà Thượng năm 2013
TT Lao động Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 Lao động nông nghiệp 1.120 35
2 Lao động dịch vụ, thương mại 960 30
3 Lao động công nghiệp - TTCN 1.120 35
Tổng 3.200 100
(Nguồn: Đồ án quy hoạch chung xây dựng NTM xã Hà Thượng, huyện Đại Từ,tỉnh Thái Nguyên [19])
Trong đó, số lao động nữ là 1.676 người (chiếm 52,38%). Nguồn lao động đã qua đào tạo 1.958 người (chiếm 61,18%). Tổng số lao động trong độ tuổi đang đi làm việc ngoài địa phương là 164 lao động với 23 lao động làm việc ở nước ngoài. Còn lại làm việc tại địa phương và các cơ quan đơn vị hành chính và doanh nghiệp trên địa bàn. Tỷ lệ lao động có việc làm ổn định thường xuyên trên 90% [19].
4.1.2.8. Cơ sở hạ tầng
Hiện tại 100% số hộ gia đình trong xã được sử dụng điện lưới quốc gia. Toàn xã có 02 Trạm Biến áp với công suất – điện áp 180 KVA – 35/0,4 KV và 01 trạm biến áp công suất – điện áp 400 KVA – 35/0,4 KV; cùng với 19,5 km đường dây hạ thế, 0,46 km đường dây trung thế. Hiện tại lưới điện đã chuyển giao cho ngành điện quản lý. Ngoài ra còn một số Trạm biến áp của các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã như Mỏ than Phấn Mễ, chè Hà Thái,...
Nguồn điện năng cung cấp cho sinh hoạt của nhân dân trong xã đã cơ bản được đáp ứng. Tuy nhiên công suất các trạm biến áp hiện tại vẫn chưa đủ để phục vụ cho sản xuất và chế biến nông sản của người dân. Mặt khác một số tuyến đường dây hạ thếđược xây dựng đã lâu hiện đang xuống cấp [19].
34
4.2. Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
4.2.1. Giới thiệu một vài nét về các doanh nghiệp hoạt động khai khoáng trên địa
bàn xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Hiện nay có 5 cơ sở khai thác khoáng sản trên địa bàn xã Hà Thượng gồm có: Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên được cấp giấy phép khai thác số 64/TTg ngày 10/03/1988 không thời hạn. Địa điểm khai thác tại Mỏ than Làng Cẩm, Phấn Mễ xã Hà Thượng, Phục Linh huyện Đại Từ hiện đang khai thác với trữ lượng 3.233.200 tấn, công suất 60.000 tấn/năm.
Công ty An Phát Thái được cấp giấy phép khai thác số 2371/GP-UBND ngày 14/10/2010 thời hạn 12 năm. Địa điểm khai thác tại Mỏ than xóm 11 xã Hà Thượng huyện Đại Từ hiện đang khai thác với trữ lượng 118.095 tấn, công suất 5.000 tấn/năm.
Công ty TNHH khai thác, chế biến khoáng sản Núi Pháo được cấp giấy phép khai thác số 1710/GP-BTNMT ngày 21/09/2010 thời hạn 17,5 năm. Địa điểm khai thác tại Mỏ Vonfram đa kim Núi Pháo xã Hùng Sơn, Hà Thượng huyện Đại Từ hiện đang trong giai đoạn bồi thường GPMB, hoàn thành xây dựng cơ bản trong 6/2013 và đang đi vào khai thác, chế biến khoáng sản với trữ lượng 82.220.000 tấn, công suất 5.500.000 tấn/năm.
HTX Công nghiệp và Vận tải Chiến Công được cấp giấy phép khai thác số 2937/GP-UBND ngày 06/09/2010 thời hạn 14 năm. Địa điểm khai thác tại Mỏ sắt Đá Liền xã Hà Thượng huyện Đại Từ hiện đang khai thác với trữ lượng 128.877 tấn, công suất 10.000 tấn/năm.
Công ty Cổ phần Kim Sơn được cấp giấy phép khai thác số 145/GP- UBND ngày 19/01/2011 thời hạn 20 năm. Địa điểm khai thác tại Mỏ thiếc Bismut Tây Núi Pháo xã Hà Thượng huyện Đại Từ hiện đang khai thác với trữ lượng 112.887 tấn, công suất 6.200 tấn/năm.
35
4.2.2. Công nghệ khai khoáng
Quy trình sản xuất của mỏ Núi Pháo gồm có 3 công đoạn chính là công đoạn khai thác, công đoạn chế biến quặng và công đoạn chế biến sâu [6].
36
4.2.3. Chất thải rắn, nước thải của hoạt động khai khoáng theo báo cáo ĐTM của mỏ Núi Pháo
Nước thải gồm có: nước tháo khô mỏ, nước thải tuyển quặng, nước mưa tràn bãi thải, nước thải sinh hoạt khu văn phòng, nước thải sinh hoạt khu lán trại, nước thải nhà máy ST [6].
Hình 4.2. Sơ đồ thu gom và xử lý nước Chất thải rắn gồm có:
- CTR sinh hoạt: ký hợp đồng thu gom vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt với Hợp tác xã xây dựng và vận tải Hà Thượng. Tần suất vận chuyển và xử lý rác là 15 lần/tháng ( 2 ngày/lần).
37
- CTR tái chế, tái sử dụng được gom đến khu chứa phế liệu, định kỳ mở phiên đấu thầu.
- CTR công nghiệp bao gồm đất đá thải và quặng đuôi được lưu chứa tại bãi thải đất đá và khu chứa quạng đuôi.
- CTNH gồm có chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau nhiễm các thành phần