Thái Nguyên là tỉnh có nguồn nước khá phong phú bao gồm nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt.
Về nguồn nước mặt: Thái Nguyên có 2 lưu vực sông lớn là sông Cầu và sông Công. Sông Cầu là dòng sông chính trong hệ thống sông Thái Bình, với 47% diện tích toàn lưu vực bắt nguồn từ Bắc Kạn với độ cao so với mặt nước biển là 1.527m. Sông chảy qua Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, rồi đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại. Sông có diện tích 6.030km3, chiều dài của sông tính từđầu nguồn đến hết địa phận tỉnh Thái Nguyên là 206km. Tuy là con sông chính của tỉnh nhưng hiện nay chất lượng nước của nó đang rơi vào tình trạng ô nhiễm trầm trọng do quá
21
trình CNH-HĐH phát triển làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân [15].
Hồ Núi Cốc trên sông Công được xây dựng năm 1972 và hoàn thành vào năm 1987, có dung tích 175,5x106 m3. Hồ Núi Cốc có nhiệm vụ cấp nước tưới cho vùng hạ lưu sông Công và cấp bổ sung nước cho sông Cầu, phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp của thành phố Thái Nguyên, các khu công nghiệp Sông Công, Gò Đầm và tưới nước cho hơn 20.000 ha ruộng ở 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
Về nguồn nước ngầm: Nước ngầm của tỉnh Thái Nguyên có 12 phức hệ, chứa 1,5 – 2 tỷ m3. Nguồn nước cấp chủ yếu cho thành phố Thái Nguyên là nước ngầm mạch sâu dọc sông Cầu (Nhà máy nước Túc Duyên) và cho Thị xã Sông Công (Nhà máy nước Sông Công). Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình trong tỉnh vẫn dùng nước giếng khoan hoặc giếng khơi để sinh hoạt và ăn uống.
Trong các nguồn nước sinh hoạt trên, tại Thái Nguyên phổ biến nhất là giếng đào, nước tự chảy từ các khe lạch, một số giếng khoan và một số công trình cấp nước tập trung.
Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước mặt và nước ngầm của Thái Nguyên đang bị ô nhiễm nặng. Theo Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên: Trong 3 - 4 tỷ m3 nước mặt/năm và 1,5 - 2 tỷ m3 nước ngầm của Thái Nguyên được cảnh báo là đang bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là nguồn nước sông Cầu. Các trạm quan trắc tại Cầu Gia Bảy, đập Thác Huống, Cầu Mây cho thấy hàm lượng nước sông Cầu một số chỉ tiêu đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, như BOD5 vượt từ 1,08 - 9,5 lần; COD vượt từ 1,2 - 5,8 lần; NH4 vượt từ 1,34 - 20 lần.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nước ngầm đáng báo động ở Thái Nguyên, là do ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim đen, luyện kim màu, công nghiệp cơ khí, chế tạo… phát triển mạnh, nhưng các biện pháp xử lý ô nhiễm BVMT không mấy hiệu quả. Sở TN&MT của tỉnh cũng phải thừa nhận, hầu hết các biện pháp BVMT của các dự án, các cơ sở sản xuất đề cập trong báo cáo đánh giá tác động môi trường không có tính khả thi hoặc hiệu quả xử lý kém. Thực trạng chung là phần lớn các chất thải sản xuất chưa qua xử lý được xả trực tiếp ra môi trường.
Tại một số điểm ở sông Công và Hồ Núi Cốc đã có dấu hiệu ô nhiễm các CHC, vô cơ, KLN, dầu mỡ và hóa chất BVTV. Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm đã
22
có biểu hiện ô nhiễm cục bộ, mang đặc trưng từng vùng khác nhau. Một số khu vực khai thác khoáng sản tại xã Hà Thượng, Tân Linh (huyện Đại Từ) hàm lượng asen từ 0,68 - 0,109 mg/l, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7 - 8,2 lần. Phường Quang Vinh (thành phố Thái Nguyên) và thị trấn Giang Tiên (huyện Phú Lương), hàm lượng Xyanua vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,9 - 12,9 lần. Nhiều khu vực nước ngầm có nồng độ pH thấp dưới mức tiêu chuẩn cho phép và có biểu hiện ô nhiễm Fe, Mn… Ngoài ra, các chất thải rắn, khí bụi của các cơ sở sản xuất công nghiệp cũng góp phần không nhỏ vào việc làm gia tăng tốc độ ô nhiễm môi trường. Điều nguy hiểm hơn là trong số các cơ sở sản xuất công nghiệp, các khu chế xuất đa phần chưa có trạm xử lý nước thải, khí thải và hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu BVMT. Khu chế xuất sông Công mặc dù đi vào hoạt động từ năm 2001 đến nay, nhưng vẫn chưa hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung. CTR của các khu chế xuất chưa có khu chôn lấp theo quy định, thậm chí còn dùng để san lấp mặt bằng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm đất và nguồn nước.