Một vài nét về hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường đất nông nghiệp và nước ngầm xung quanh vùng khai thác khoáng sản xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 31)

tỉnh Thái Nguyên

2.2.5.1. Số lượng các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, đa dạng và được phân bố rải rác trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bốở các huyện trong tỉnh. Khoáng sản ở Thái Nguyên có thể chia ra làm 4 nhóm: nhóm nguyên liệu cháy, bao gồm: Than mỡ (trên 15 triệu tấn), than đá (trên 90 triệu tấn); nhóm khoáng sản kim loại, bao gồm kim loại đen (sắt có 47 mỏ và điểm quặng, titan có 18 mỏ và điểm quặng), kim loại màu (thiếc, vonfram, chì, kẽm, vàng, đồng…); nhóm khoáng sản phi kim loại, bao gồm pyrite, barit, photphorit… tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn; nhóm khoảng sản để sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm đá xây dựng, đất sét, đá sỏi… với trữ lượng lớn, khoảng 84,6 triệu tấn. Trên địa bàn tỉnh, có 156 mỏđã được cấp phép khai thác. Theo số liệu thu thập của dự án, các khoáng sản đang được khai thác tại Thái Nguyên chủ yếu theo phương pháp lộ thiên áp dụng hình thức khấu dần hoặc bóc tầng theo các moong. Có một vài mỏ áp dụng

23

phương pháp khai thác hầm lò để khai thác khoáng sản như mỏ than Gốc Thông, mỏ than Làng Bún, mỏ Barit Lục Ba, các mỏ chì - kẽm như: Làng Hích,… Trong công nghệ khai thác khoáng sản có các khâu phá vỡ đất đá, xúc bốc đất đá phủ và khoáng sản, vận chuyển đến bãi tập kết và về cơ sở chế biến, nghiền tuyển và chế biến khoáng sản trước khi tiêu thụ [4].

Nhìn chung các mỏ khoáng sản kim loại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều thuộc loại vừa và nhỏ (trừ mỏ Vonfram Núi Pháo), công nghệ khai thác đang được sử dụng đều chưa hiệu quả vì phần lớn các thiết bị của các khâu nổ mìn, bốc xúc, vận chuyển, nghiền tuyển và tinh luyện quặng đều lạc hậu. Điều đó dẫn đến tổn thất tài nguyên và hiệu quả kinh tế kém.

2.2.5.2. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường đất và nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, do sử dụng công nghệ lạc hậu đa phần khai thác theo kiểu lộ thiên… nên đất tại các khu vực khai khoáng đều bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đất và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân trong khu vực.

Trong quá trình khai thác, các đơn vị đã thải ra một khối lượng lớn đất đá thải, làm thu hẹp và suy giảm diện tích đất canh tác, điển hình là các bãi thải tại mỏ sắt Trại Cau (gần 2 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Khánh Hòa (gần 3 triệu m3/ năm), mỏ than Phấn Mễ (hơn 1 triệu m3đất đá thải/năm)… [8].

Cũng theo khảo sát của nhóm tác giả thuộc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đăng trên tạp chí khoa học đất số 36/2011, hầu hết các mẫu đất tại các khu vực khai khoáng đều có biểu hiện ô nhiễm KLN, đặc biệt một số mẫu gần khu sinh sống của khu dân cư cũng đang bị ô nhiễm. Cụ thể, hàm lượng asen tại Mỏ sắt Trại Cau và Mỏ thiếc Đại Từ vượt chuẩn 12mg/kg; hàm lượng sắt trong tất cả các mẫu ở Trại Cau, Phấn Mễ, Hà Thượng đều ở mức cao; hàm lượng kẽm, chì tại một số khu vực cũng vượt chuẩn cho phép. Đáng chú ý, tại nhiều khu vực mỏở Đại Từ và một vài điểm ở Đồng Hỷ, Phú Lương xuất hiện không ít những doanh nghiệp khai thác không phép, không có thiết kế mỏ, khiến tài nguyên bị tổn thất và môi trường bị ô nhiễm nặng nề.

24

Theo kết quả khảo sát, lấy mẫu phân tích nước mặt của các mỏ khai thác khoáng sản kim loại của Sở TN&MT Thái Nguyên cho ta thấy hầu hết nước mặt của các mỏ đều đã có dấu hiệu ô nhiễm. Cụ thể là có 72,3% số mẫu lấy có chỉ tiêu vượt từ 1,05 đến 35,8 lần QCVN 08:2008/BTNMT cho phép với các chỉ tiêu: As, Cd, Pb, Zn, Fe. Các chất thải của hoạt động khai thác mỏ nếu không được xử lý tốt sẽ là nguồn gây ô nhiễm nước mặt, về lâu dài ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm có quan hệ bổ sung cho nhau.

Kết quả phân tích các mẫu nước ngầm tại khu vực các mỏ kim loại cho thấy: có 30% số mẫu lấy có chỉ tiêu vượt quy chẩn môi trường cho phép từ 1,2 đến 1,96 lần QCVN 09:2008/BTNMT với chỉ tiêu: pH, Cd, Mn. Có tới 83,3% số mẫu nước thải có chỉ tiêu vượt quy chẩn môi trường QCVN 24:2009/BTNMT từ 1,05 đến 435,5 lần với các chỉ tiêu: pH, TSS, Zn, Mn, Fe.

2.2.5.3. Thực trạng công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Hằng năm, các cơ quan quản lý môi trường đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác BVMT của các khu mỏ. Các mỏđã có các biện pháp cụ thểđể BVMT như tưới nước chống bụi, xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, cải thiện hệ thống nổ mìn để giảm bụi. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một số bất cập trong công tác BVMT ở các mỏ. Mặc dù các mỏđều cam kết thực hiện tốt các nội dung trong báo cáo DTM nhưng trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản kết quả thực hiện BVMT chưa đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể như việc tưới nước chống bụi chưa được thực hiện thường xuyên nên bụi vẫn là nguyên nhân gây ô nhiễm chính ở các tuyến đường vận chuyển, khu khai thác mỏ, khai thác hầm lò bằng công nghệ thô sơ, quản lý kỹ thuật bị buông lỏng gây nên các sự cố lao động, sự cố môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới công nhân cũng như người dân sinh sống xung quanh. Nhiều mỏ chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải nếu có thì lại vận hành không đúng với quy trình thiết kế. Nhiều bãi thải chưa thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường. Một số mỏ chưa được xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp xử lý môi trường đã đi vào khai thác, chế biến khoáng sản.

25

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Môi trường đất nông nghiệp, một số chỉ tiêu về chất lượng đất nông nghiệp. - Môi trường nước ngầm, một số chỉ tiêu về chất lượng nước ngầm.

- Hoạt động khai khoáng, sản xuất ảnh hưởng đến môi trường đất - nước.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm thực tập: Phòng Tài Nguyên & Môi Trường huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên.

-Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ ngày 25/01/2014 đến ngày 25/ 04/ 2014.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

- Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

- Các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp và nước ngầm xung quanh vùng khai thác khoáng sản xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

- Đánh giá hiện trạng môi trường đất nông nghiệp và nước ngầm xung quanh vùng khai thác khoáng sản xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

- Cảnh báo các vấn đề cấp bách, nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường đất – nước và đề xuất giải pháp khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp, môi trường nước ngầm.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

- Thu thập, nghiên cứu các số liệu, tài liệu, văn bản pháp luật và văn bản dưới luật về quản lý tài nguyên nước, đất, báo cáo kết quả quan trắc môi trường,

26

báo cáo ĐTM của Mỏđa kim Núi Pháo, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn.

- Phương pháp kế thừa, sử dụng tài liệu thứ cấp vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn

- Điều tra phỏng vấn ngẫu nhiên người dân xung quanh khu vực khai thác khoáng sản trên địa bàn xã bằng các câu hỏi đã xây dựng trong phiếu điều tra.

- Số hộđiều tra: 50 hộ

3.4.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

Điều tra khảo sát thực địa phân tích các nguồn gây ô nhiễm chính đến nguồn nước ngầm và đất nông nghiệp trên địa bàn xã.

3.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệmLy ngu nhiên 2 mu đất nông nghip Ly ngu nhiên 2 mu đất nông nghip

Bng 3.1. V trí ly mu đất ti xã Hà Thượng, huyn Đại T, tnh Thái Nguyên

TT Loại đất hiệu Vị trí lấy mẫu Thời gian lấy mẫu Thời tiết 1 Đất trồng cây lâu năm MĐ-01 Nhà ông Nguyễn Văn Chúc – xóm 2, xã Hà Thượng - Đại Từ - Thái Nguyên Lúc 14h30’ ngày 09/03/2014 Sau khi mưa, không nắng 2 Đất trồng màu MĐ-02 Nhà ông Tạc Văn Hợp – xóm 6, xã Hà Thượng - Đại Từ - Thái Nguyên Lúc 15h00’ ngày 09/03/2014 Sau khi mưa, không nắng

27

Ly ngu nhiên 2 mu nước

Bng 3.2. V trí ly mu nước ti xã Hà Thượng, huyn Đại T, tnh Thái Nguyên

TT Loại nước hiệu Vị trí lấy mẫu Thời gian lấy mẫu Thời tiết 1 Nước thải sau xử lý của mỏ Núi Pháo MN-01 Khe Vối - xóm 3, xóm 4, xã Hà Thượng - Đại Từ - Thái Nguyên Lúc 15h30’ ngày 09/03/2014 Sau khi mưa, không nắng 2 Nước ngầm (nước giếng đào) MN-02 Nhà bà Phạm Thị Tính – xóm 3, xã Hà Thượng - Đại Từ - Thái Nguyên Lúc 15h45’ ngày 09/03/2014 Sau khi mưa, không nắng

Phân tích các chỉ tiêu: pH, COD, BOD5, Pb, Zn, Fe.

Phương pháp phân tích

- pH được đo bằng thiết bịđo đạc chất lượng nước trên diện rộng nhằm tránh sai số trong quá trình bảo quản mẫu.

- Hàm lượng COD, BOD5, OM, Lân tổng số phân tích bằng phương pháp chuẩn độ, so màu.

- Hàm lượng Đạm tổng số xác định bằng phương pháp Kendan (Kjeldahl) cải biên. - KLN (Pb, Zn, Fe) phân tích bằng phương pháp cực phổ và hấp thụ nguyên tử (ASS).

3.4.5. Phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu

- Định tính bao gồm các chỉ tiêu: màu, mùi, độđục, váng.

- Định lượng: so sánh số liệu thu thập được với QCVN 03:2008/BTNMT, QCVN08:2008/BTNMT,QCVN 09:2008/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT

và QCVN 01:2009/BYT đểđánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước người dân đang sử dụng, môi trường đất đang sinh sống, canh tác và đề xuất một số giải pháp khắc phục.

28

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hà Thượng là một xã miền núi, nằm phía Đông Nam của huyện Đại Từ, cách trung tâm huyện 5km theo đường Quốc lộ 37, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15km. Có địa giới hành chính được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp xã Phục Linh - Phía Đông giáp xã Cù Vân - Phía Nam giáp xã Tân Thái - Phía Tây giáp xã Hùng Sơn

Xã có tổng diện tích tự nhiên là 1.522,01 ha, bao gồm 13 xóm [19].

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Xã Hà Thượng là một xã miền núi nằm phía Tây Bắc dãy Núi Pháo, với phần lớn diện tích là địa hình đồi núi thấp có độ cao trung bình khoảng 100 - 200m, dốc dần theo hướng Đông Nam - Tây Bắc. Vùng núi có diện tích khoảng 292 ha chiếm 9,75% diện tích tự nhiên toàn xã, có khả năng phát triển cây lâu năm. Địa hình đất bằng nằm dọc theo sông, suối và trong các thung lũng. Vùng này có diện tích khoảng 486 ha chiếm 16,23%. Trên địa hình này phát triển cây xanh lương thực, rau màu và TTCN. Tổng diện tích tự nhiên của xã 1.522,01 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiêp 405 ha; diện tích đất sản xuất nông nghiệp 354,05 ha, diện tích đất trồng chè 116 ha, diện tích đất trồng lúa là 79,86 ha. Diện tích ao, hồ, đầm 9,4 ha; đất phi nông nghiệp 707,81 ha [19].

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, khí tượng – thủy văn

Khí hu

Hà Thượng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có nền chung của khí hậu nóng ẩm, nhưng có mùa đông khá lạnh, mưa nhiều và mùa mưa tập trung vào mùa

29

hè. Chế độ gió mùa đã tạo ra sự phân hóa mùa sâu sắc, một năm chia làm bốn mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông [19].

Nhit độ

Nền nhiệt độ tương đối cao. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,5oC, dao động trong khoảng từ 22oC đến 27oC. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm khoảng từ 4,8 - 7,8oC. Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp nhất trong các tháng mười hai và tháng giêng, khoảng 17oC. Các tháng 6, 7, 8 thường có nhiệt độ cao nhất trong năm, nhiệt độ trung bình lên tới 29oC [19].

Chếđộ m

Độ ẩm không khí tương đối cao, đa phần các tháng trong năm có độ ẩm không khí từ 75% trở lên. Độ ẩm không khí xuống thấp nhất vào thời gian tháng mười hai trong năm. Độẩm trung bình lên cao nhất vào khoảng 89% [5].

Chếđộ mưa

Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nằm trong trung tâm mưa Tam Đảo, theo hướng kéo dài về phía Đông đến thành phố Thái Nguyên, nên khu vực này có lượng mưa trung bình năm khá cao, dao động từ 1.500mm đến 2.400mm. Lượng mưa phân bố không đều và có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô, mùa mưa tập trung đến 80% lượng mưa năm. Mưa lớn tập trung vào tháng 6, 7, 8 trong năm gây ảnh hưởng đối với một số diện tích gieo trồng, ảnh hưởng vụ mùa [19].

Bc x mt tri

Tổng số giờ nắng dao động từ 1.233 giờ đến 1.660 giờ. Thời gian ít nắng nhất trong năm là từ tháng 1 đến tháng 5, đây là những tháng đầu mùa đông cuối mùa xuân. Tháng nhiều nắng nhất là tháng 7, tháng ít nắng nhất là tháng 2 [5].

Từ yếu tố khí hậu cho thấy Hà Thượng có điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp đa dạng, bền vững.

Thy văn

Trong xã không có hệ thống sông mà chỉ có các khe suối, các suối này thường dốc và không cố định về lượng mưa nên mùa mưa thường gây ra lũ lụt, về mùa khô thường hạn hán [19].

30

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Có 2 nhóm đất chính là: Chủ yếu là nhóm đất phát sinh tại chỗ do quá trình phong hoá hình thành, còn lại là nhóm bồi tích do quá trình bồi tụ của phù sa hình thành.

Tài nguyên nước

Nước mặt: Có sông, suối và hệ thống ao hồ nhỏ diện tích khoảng 7,8 ha và các sông suối nhỏ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã.

Nước ngầm: Qua khảo sát sơ bộ của một số xóm trong xã cho thấy mực nước ngầm không quá sâu (25 - 30m), chất lượng nước khá tốt nhằm phục vụ sinh hoạt cho đời sống nhân dân [19].

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Sản xuất nông nghiệp

Cây nông nghiệp: Chủ yếu là cây lúa (2 vụ/năm). Ngoài ra còn có một số cây trồng nông nghiệp khác như: Đỗ các loại, sắn, ngô, khoai lang, rau… Tổng diện tích đất gieo cấy lúa là 139,4 ha. Năng suất bình quân đạt 54,96 tạ/ha.

Cây công nghiệp: Cây chè là cây công nghiệp mũi nhọn của xã với tổng diện tích đất chè là 120 ha trong đó chè kinh doanh là 116 ha, năng suất đạt 101 tạ/ha.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường đất nông nghiệp và nước ngầm xung quanh vùng khai thác khoáng sản xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)