Theo đánh giá mới nhất của tỉnh Thái Nguyên, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn ngày càng gia tăng và khó kiểm soát, tính chất vi phạm pháp luật về BVMT ngày càng phức tạp, nhiều "điểm nóng" về ô nhiễm môi trường còn tồn tại.
Qua thống kê sơ bộ, hiện mỗi ngày toàn tỉnh thải ra trên 400 tấn chất thải sinh hoạt nhưng số chất thải thu gom, xử lý mới đạt khoảng 36%, riêng lượng chất thải y tế được thu gom, xử lý hợp vệ sinh cũng chỉ đạt gần 50%. Kết quả quan trắc môi trường hàng năm cho thấy: Môi trường đất tại các khu vực gần khu công nghiệp có biểu hiện ô nhiễm KLN rõ rệt, điển hình như đất ruộng gần Khu công nghiệp Sông Công hàm lượng Zn vượt 8,9 lần, hàm lượng Cd vượt 11 lần; tại Khu
20
công nghiệp gang thép Thái Nguyên hàm lượng Pb vượt tiêu chuẩn 2,8 lần, hàm lượng Zn vượt 46,6 lần... Đặc biệt tại các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản do chủ yếu khai thác theo phương thức lộ thiên, thủ công bán cơ giới đã gây tác động xấu đến môi trường, gây thất thoát tài nguyên như tại các điểm mỏ: Than Làng Cẩm, đôlômít Làng Lai, mỏ sắt Trại Cau... Nguy hại hơn, ở một số mỏ than Khánh Hòa, Phấn Mễ, Núi Hồng, mỏ sắt Trại Cau do khai thác lộ thiên đã tạo ra các moong khai thác sâu tới hơn 100m so với mực nước biển và đổ thải cao hơn 100m so với mặt địa hình khu vực, làm biến dạng địa hình, tác động xấu đến hệ sinh thái khu vực, bồi lấp dòng chảy mặt, thậm chí gây mất nước, sụt lún đất...
Theo đánh giá của Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên, trong hoạt động chăn nuôi, chất thải trong chăn nuôi lợn là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất. Chất thải của các trang trại, gia trại nuôi lợn chủ yếu được xử lý bằng hệ thống biogas song biện pháp này chỉ giải quyết được vấn đề thu hồi khí sinh học tận thu làm nhiên liệu còn mức độ giảm thiểu ô nhiễm không đáng kể, không giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước và mùi hôi thối. Hầu hết các hệ thống biogas hiện nay trên địa bàn đều được các trang trại xây dựng nhỏ hơn mức cần thiết nên hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm lại càng hạn chế. Một số trang trại quy mô lớn gây ô nhiễm nghiêm trọng, gây bức xúc kéo dài ở địa phương như: trang trại chăn nuôi của bà Nguyễn Thị Mai và ông Nguyễn Anh Tuấn ở xã Tân Cương (Thành phố Thái Nguyên); trang trại chăn nuôi của HTX Thắng Lợi (Thị xã Sông Công); trại giống lợn Tân Thái (huyện Đồng Hỷ)... [21].