Hiện nay, các chất diệt cỏ sử dụng trong nông nghiệp và trong trồng cây thuốc có rất nhiều loại, mặc dù 2,4-D là chất diệt cỏ kinh điển nhưng do có thời gian sử dụng tràn lan nên ảnh hưởng đến môi trường đất và nước, do đó có thể gây nhiễm cho nông sản và cây thuốc. Chính vì thế, dư lượng 2,4-D trong đối tượng môi trường, nông sản, thực phẩm vẫn được quan tâm trên thế
giới cũng như ở Việt Nam.
Như đã biết, do quá trình quang hóa phân hủy và do sự phân giải của đất, 2,4-D phân hủy tương đối nhanh trong đất (vài ngày đến vài tuần) trừ một
số vùng đất có đặc tính cơ, lý hóa yếu thì 2,4-D có thể tồn tại lâu hơn (vài
tháng đến vài năm). Do 2,4-D không phải là hợp chất bền vững nên khả năng lây nhiễm cho dược liệu từ môi trường là không nhiều. Khả năng có thể dẫn đến lây nhiễm
2,4-D ở mức độ nguy cơ cao là việc sử dụng hóa chất này tràn lan thiếu kiểm soát đối với một số dược liệu trồng và thu hoạch nhanh hoặc việc sử dụng 2,4- D để ngâm tẩm với mục đích kích thích sinh trưởng.
Bên cạnh đó, trong xuất khẩu, nông sản từ Việt Nam nói chung và dược liệu nói riêng, vấn đề dư lượng 2,4-D là tương đối nhạy cảm và thường được quan tâm. Gần đây, nhiều thuốc diệt cỏ 2,4-D có nguồn gốc Trung Quốc vẫn được nhập về Việt Nam và được sử dụng trong trồng trọt. Chính vì thế, phân tích xác định dư lượng 2,4-D trong dược liệu là cần thiết.
Việc lựa chọn 2,4-D còn nhằm mục đích như khai thác và chứng minh thế mạnh của sắc ký lỏng khối phổ LC - MS khi phân tích dư lượng chất độc hại trong dược liệu ở mức độ vết