Những văn bản pháp luật tác động tới thị trường bất động sản Hà Nộ

Một phần của tài liệu Thị trường bất động sản hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 70)

hoạt động kinh doanh trên thị trường bất động sản Hà Nội

Nghị định 17/2006/ ND-CP của Chính phủ, ban hành ngày 27/01/2006, sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất Đai

+ Đối với các dự án nhà ở thuộc các khu vực ngoài thành phố, thị xã, chủ đầu tư có thể chia lô bán nền khi đã hoàn thiện xong cơ sở hạ tầng.

+ Đối với các dự án nhà ở thuộc các khu vực thành phố, thị xã hoặc các khu đô thị mới, chủ đầu tư chỉ có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân sau khi đã hoàn thành đồng bộ dự án.

+ Chủ đầu tư được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho tổ chức kinh tế đối với diện tích đất đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng theo dự án xét duyệt hoặc theo dự án thành phần của dự án đầu tư đã được xét duyệt; tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng nội dung xây dựng và tiến độ ghi trong dự án đó.

+ Trường hợp dự án đã hoàn thành giai đoạn cơ sở hạ tầng mà chủ đầu tư không có khả năng tiếp tục dự án thì được chuyển nhượng cho nhà đầu tư thứ cấp tiếp tục thực hiện dự án theo quy hoạch đã được phê duyệt.

+ Các nhà đầu tư có thể nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ giao đất ghi trong dự án đầu tư đã được xét duyệt, có thể sử dụng vốn để thực hiện việc đầu tư xây dựng.

Nghị định 02/2006/ ND-CP của Chính phủ, ban hành ngày 05/01/2006 về

Quy chế khu đô thị mới

+ Dự án khu đô thị mới được lập có quy mô chiếm đất từ 50ha trở lên. Trường hợp diện tích đất để dành cho dự án nằm trong quy hoạch đất đô thị nhưng bị hạn chế bởi các dự án khác hoặc bởi các khu đô thị đang tồn tại thì cho phép lập dự án khu đô thị mới có quy mô dưới 50ha nhưng không được nhỏ hơn 20ha.

+ Không cho phép sử dụng dự án nhà ở chưa triển khai đầu tư để huy dộng, chiếm dụng vốn của người mua nhà dưới mọi hình thức.

Nghị định số 153/2007 NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 15/10/2007, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản

+ Kinh doanh BĐS phải có vốn pháp định là 6 tỷ đồng.

Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh BĐS phải có vốn pháp định là 6 tỷ đồng. Việc xác nhận vốn pháp định của doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã và đăng kí kinh doanh.

+ Trong trường hợp chủ đầu tư dự án kinh doanh BĐS và khách hàng thỏa thuận mua bán nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo hình thức ứng tiền trước phải được thực hiện nhiều lần, lần đầu chỉ được huy động khi chủ đầu tư đã bắt đầu triển khai cơ sở hạ tầng kĩ thuật, các lần huy động tiền ứng tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng nhà, công trình đó.

+ Nghị định cũng quy định, đối với dự án khu đô thị mới, dự án hạ tầng kĩ thuật khu công nghiệp , chủ đầu tư dự án phải có vốn đầu tư thuộc sở hữu không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án đã được phê duyệt. Đối với dự án khu nhà ở thì không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư của dự án có quy mô sử dụng dưới 20ha, không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án có quy mô sử dụng đất từ 20ha trở lên đã được phê duyệt.

+ Cá nhân hoạt động môi giới, định giá BĐS, quản lý, điều hành sàn giao dịch BĐS phải qua đào tạo. Tổ chức cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh về BĐS, dịch vụ BĐS phải bổ sung đủ người có chứng chỉ theo quy định trước ngày 01/01/2009. Từ ngày Nghị định này có hiệu lực đến hết 31/12/2008, tổ chức, cá nhân đăng kí hành nghề kinh doanh dịch vụ môi giới, định giá, sàn giao dịch BĐS chưa đủ người có chứng chỉ thì vẫn được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, nhưng chậm nhất ngày 31/12/2008, phải bổ sung chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận theo quy định.

Một phần của tài liệu Thị trường bất động sản hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)