III. Số khấu hao TSCĐ giảm trong
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)
3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bánhàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần chuỗi thực phẩm TH
Mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm và điều kiện hoạt động kinh doanh riêng. Vì vậy, không có một mô hình kế toán tối ưu nào cho tất cả các doanh nghiệp. Do đó, để tổ chức tốt công tác kế toán , để đảm bảo phát huy đầy đủ vai trò, tác dụng
của kế toán đối với công tác quản lý doanh nghiệp thì việc tổ chức công tác kế toán phải căn cứ vào điều kiện thực tế tại mỗi công ty.
Công ty Cổ phần chuỗi thực phẩm TH là công ty chuyên cung cấp đồ uống và thực phẩm sạch.Vì vậy, khâu bán hàng và cung cấp dịch vụ có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Đây là chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty, nên việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng tại công ty là rất cần thiết, điều này phù hợp với xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, đồng thời để đảm bảo sự tồn tại, phát triển không ngừng của Công ty.
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng sẽ giúp công ty có những cái nhìn đúng đắn, đưa ra quyết định, chính sách phù hợp. Từ đó xây dựng kế hoạch nhằm đạt mục tiêu kinh doanh.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần chuỗi thực phẩm TH, được sự chỉ dẫn nhiệt tình của các anh chị trong Công ty, em đã có cơ hội tìm hiểu hoạt động kinh doanh cũng như công tác kế toán bán hàng. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập, với sự nhiệt tình nghiên cứu, em xin đưa ra một số đề xuất nhằm giải quyết những hạn chế còn tồn tại về công tác kế toán trong Công ty.
3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Với định hướng phát trong ngắn hạn và dài hạn của Công ty thì cần mở rộng quy mô bộ máy kế toán như tuyển thêm Kế toán có kinh nghiệm phục vụ cho việc quản lý bán hàng và công nợ của Công ty.Có sự kết hợp, hỗ trợ nhau trong công việc giữa các chi nhánh để đảm bảo chứng từ luân chuyển kịp thời, phục vụ cho yêu cầu làm Báo cáo thuế và khóa sổ hàng tháng. Tránh chồng chất công việc, gây sai sót…
3.2.2. Chứng từ và tài khoản kế toán
Một số loại chi phí không thể để vào tài khoản 642, mà nên lập tài khoản 142 hoặc 242, rồi phân bổ dần chi phí vào tài khoản 642.Nên lập sổ theo dõi các loại chi phí phân bổ dần của tài khoản 142, 242.
Ví dụ: khi mua máy in có giá 5.000.000 đồng
Kế toán của Công ty đưa vào tài khoàn 642 nhưng theo em nên tập hơn chi phí này vào tài khoản 242 rồi sau đó phân bổ vào tài khoản 642
Việc theo dõi chi phí hợp lý sẽ giúp nhà quản trị đánh giá chính xác sự ảnh hưởng của các nhân tố, ảnh hưởng đến quyết định của nhà quản trị.
Chi phí quản lý doanh nghiệp thì nên thực hiện thanh toán theo hình thức khoán: Căn cứ vào doanh thu trong kỳ thì sẽ giảm hay cắt chi phí đi.
Như tiền điện nước, điện thoại... nên khống chế trong một hạn mức nhất định. Thay vì dùng xe của Công ty đưa đón nhân viên, thì có thể sử dụng phương tiện công cộng ...
Công ty có đặc thù là bán hàng nên cần phải quản lý chi phí bán hàng một cách hợp lý. Theo em để quản lý thì Công ty cần có một định mức chi phí phù hợp, chi phí những khoản phụ cấp chức vụ thì phải được quy định và phân bổ theo cấp bậc làm việc của từng người và có sự xét duyệt của cấp cao. Chi phí bán hàng liên quan đến việc phát triển kinh doanh của Công ty, việc cắt giảm chi phí này cần phải xem xét nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình bán hàng.
Ví dụ: Chi phí công tác phi thì cần có lịch công tác ghi rõ địa điểm đến, sẽ ở trog bao lâu và định mức chi phí phân bổ và có sự xét duyệt của người quản lý trực tiếp.
Với các chi phí hỗ trợ xăng xe hàng tháng cho xe của Công ty cần có Bảng theo dõi tình hình sử dụng xe, bảng định mức xăng, dầu tính tính trên 1 Km sử dụng....
3.2.3. Chiết khấu thanh toán và lập dự phòng phải thu khó đòi Chiết khấu thanh toán
Để tránh tình trạng chiếm dụng vốn, Công ty nên thực hiện thường xuyên chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Đồng thời Công ty nên tăng tỷ lệ chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán ngay.
Lập dự phòng phải thu khó đòi
Do phương thức bán hàng thực tế tại Công ty Cổ phần chuỗi thực phẩm TH có nhiều trường hợp khách hàng chịu tiền hàng. Bên cạnh đó việc thu tiền hàng gặp khó khăn và tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảm doanh thu của Công ty.
Vì vậy, Công ty nên tính toán khoản nợ có khả năng khó đòi, tính toán lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ.
Để tính toán mức dự phòng khó đòi, Công ty đánh giá khả năng thanh toán của mỗi khách hàng là bao nhiêu phần trăm trên cơ sở số nợ thực và tỷ lệ có khă năng khó đòi tính ra dự phòng nợ thất thu .
Đối với khoản nợ thất thu, sau khi xoá khỏi bảng cân đối kế toán, kế toán công ty một mặt tiến hành đòi nợ, mặt khác theo dõi ở TK004- Nợ khó đòi đã xử lý.
Khi lập dự phòng phải thu khó đòi phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của đơn vị nợ hoặc người nợ trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi.
Phải có đầy đủ chứng từ gốc, giấy xác nhận của đơn vị nợ, người nợ về số tiền nợ chưa thanh toán như là các hợp đồng kinh tế, các kế ước về vay nợ, các bản thanh lý về hợp đồng, các giấy cam kết nợ để có căn cứ lập các bảng kê phải thu khó đòi
Phương pháp tính dự phòng nợ phải thu khó đòi: Số DPPTKĐ cho tháng
kế hoạch của khách hàng đáng ngờ i
= Số nợ phải thu của khách hàng i
* Tỷ lệ ước tính không thu được của khách
hàng i Tỷ lệ khoản dự phòng sẽ bằng 10% giá trị các hóa đơn đối với khoản nợ quá hạn từ 31-60 ngày, 20% giá trị các hóa đơn đối với khoản nợ quá hạn từ 61- 90 ngày, 50% trị giá các hóa đơn đối với khoản nợ quá hạn từ 91-180 ngày và 100% giá trị hóa đơn đối với khoản nợ quá hạn trên 180 ngày.
Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được theo dõi ở TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi.
Cách lập được tiến hành như sau: Căn cứ vào bảng kê chi tiết nợ phải thu khó đòi, kế toán lập dự phòng:
Nợ TK 642( 6426)
Có TK 139: Mức dự phòng phải thu khó đòi
3.2.4. Hàng hóa xuất kho và chi phí lưu kho
Việc phản ánh giá trị hàng xuất bán sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán, từ đó sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. Vì vậy kế toán viên nên tìm hiểu kỹ đặc điểm kinh doanh của công ty, cũng như hàng hóa tại kho. Từ đó tránh mở nhiều mã kho cho cùng một mặt hàng. Khi muốn mở một mã cấp mới, kế toán phải
xem xét đã có mã kho nào cho mặt hàng đó hay chưa. Điều này sẽ hạn chế được việc theo dõi nhầm hàng hóa, giúp cho công tác kế toán nhanh hơn, chính xác hơn.
Theo em để thuận lợi cho việc theo dõi và phân bổ chi phí thì Công ty nên tách chi phí kho khô và kho lạnh riêng. Để việc phân bổ chi phí vào hàng bán hợp lý, và chính xác nhất.
3.2.5. Xác định kết quả bán hàng
Công ty nên lập báo cáo và xác định kết quả tiêu thụ cho từng loại mặt hàng. Việc xác định từng loại mặt hàng giúp nhà quản lý có cái nhìn cụ thể về kết quả kinh doanh đạt được của từng loại sản phẩm. Để từ đó đưa ra đề xuất về chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Trên đây là những ý kiến của em về công tác kế toán tại Công ty Công ty Cổ phần chuỗi thực phẩm TH. Với lượng kiến thức chưa nhiều, cũng như ít tiếp xúc với thực tế, em không chắc chắn rằng những ý kiến của mình là chính xác, hợp lý. Song em vẫn mong những ý kiến của mình sẽ được xem xét, để có thể giảm bớt những tồn tại trong Công ty.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp hay công ty là thiết yếu. Vì vậy để đứng vững trên thường trường doanh nghiệp cần phải có những biện pháp ổn định nguồn vốn và giữ vững mối quan hệ với khách hàng thân thuộc cũng như khách hàng mới.Quản lý bán hàng là một điều hết sức quan trọng để duy trì tồn tại doanh nghiệp.
Sau thời gian đi thực tập tại Công ty Cổ phần chuỗi thực phẩm TH, em đã được tiếp xúc thực tế với công tác kế toán. Thời gian thực tập giúp em hiểu thêm về công tác kế trong thực tế, cũng như có thể hình dung ra quá trình luân chuyển chứng từ, cách thức hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Trong quá trình học tập trên lớp và qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần chuỗi thực phẩm TH, em thấy việc kết hợp giữa lý thuyết và thực tế là vô cùng quan trọng. Học lý thuyết giỏi đã khó, việc vận dụng lý thuyết vào thực tế còn khó hơn. Thực tập giúp em bổ sung thêm kiến thức thực tế.
Sau khi nghiên cứu chuyên đề: “Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần chuỗi thực phẩm TH ”, em đã có thêm
nhiều nhận định về hoạt động tiêu thụ hàng hóa, cũng như tầm quan trọng của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
Do thời gian thực tập chưa dài, cùng với lượng kiến thức còn hạn chế,khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo từ các cô và các thầy, để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn đếnKhoa Kế toán cùng thầy Th.S ThiềuKim Cường, cùng toàn thể các anh chị trong Công ty Cổ phần chuỗi thực phẩm TH.
Em xin chân thành cảm ơn!