địa bàn huyện Phục Hòa giai đoạn 2011-2013
* Nguyên nhân phát sinh
Được sự giúp đỡ của chính quyền cấp cơ sở tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp với điều tra thông quan phiếu điều tra và nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai.
Tổng số phiếu phát ra là 20 phiếu điều tra đối với 3 loại đối tượng: Hộ
gia đình, cá nhân là 12 phiếu, cán bộ quản lý nhà nước về đất đai là 5 phiếu, cán bộ trực tiếp tham gia giải quyết là 3 phiếu.
+ Tranh chấp đất đai
Kết quảđược thế hiện quan bảng 4.14
Bảng 4.14. Kết quả về nguyên nhân tranh chấp
STT Nội dung tranh chấp Nguyên nhân tranh chấp Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Ranh giới Do mua bán 6 30
2 Thửa đất Do cho mượn đất 9 45
3 Ngõ đi Do lấn chiếm 3 15
4 Nội dung khác Không rõ nguyên nhân 2 10
Tổng số phiếu 20 100
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra và phỏng vấn)
Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp chủ yếu là do mua bán, cho mượn đất và do lấn chiếm. Một số cá nhân khi được hỏi nguyên nhân thì họ chỉ trả lời “vì đó là đất của tôi” chứ không nêu được nguyên nhân cụ thể.
+ Do mua bán đất đai: Đất đai đã được khai thác, sử dụng, mua bán, trao đổi từ rất lâu nhưng những chính sách pháp luật để quản lý hoạt động này
ở nước ta thì mới được ban hành vào khoảng 18 năm trở lại đây, khi luật Đất
hữu toàn dân và nghiêm cấm việc mua bán đất đai. Chính vì thế, Nhà nước không ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về giao, cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Quan hệ chuyển dịch mua bán đất đai trước ngày 15/10/1993 không được Nhà nước thừa nhận. Tuy nhiên, cùng với quá trình
đổi mới của toàn bộ nền kinh tế - xã hội của đất nước, yêu cầu sử dụng đất phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, xây dựng và phát triển công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ...thuộc các thành phần kinh tế ngày càng gia tăng, nhu cầu giao dịch về đất đai được đặt ra. Cuốn cùng vòng xoáy đó, tại huyện Phục Hòa vào những năm 1991 - 1993, hiện tượng mua bán đất đai bắt
đầu xuất hiện và diễn ra sôi động. Thực chất quan hệ mua bán nhà ở thời gian này là hiện tượng mua bán ngầm không được pháp luật qui định. Hai bên mua bán trao tay, tự viết giấy tờ cam kết với nhau, tự đánh dấu mốc giới, do đó sự
sai sót về diện tích là không tránh khỏi. Nhiều năm qua đi, mốc giới cũng mất
đi, đến khi kê khai để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đo đạc để
chuyển nhượng đã phát sinh tranh chấp.
+ Do cho mượn đất: Vào những năm 2000 - 2005 trên địa bàn huyện Phục Hòa nổi lên phong trào làm kinh tế mới và mở rộng đường quốc lộ 3 đoạn
đi qua thị trấn Hòa Thuận và thị trấn Tà Lùng, để làm ăn buôn bán. Việc cho mượn đất để ở, sản xuất, nhờ trông coi hộ đã xảy ra vào thời điểm này. Đến những năm gần đây khi những hộ gia đình này trở về đòi lại đất thì người mượn đất không trả lại nữa, dẫn đến phát sinh về tranh chấp đất đai.
Ngoài ra, ở đây có một phần thuộc về phong tục tập quán của người dân, đó là việc phân chia đất đai trong gia đình, đất chỉ được chia cho con trai, những người con gái sau khi lập gia đình không có đất được các anh em trong gia
đình cho mượn hay ở nhờ. Đến sau này, khi đất đai trở nên có giá trị, việc lấy lại đất, tranh giành đất trở nên phổ biến gây nên nhiều cuộc tranh chấp, xô xát gây mất tình anh em. Đây là những vụ tranh chấp đòi hỏi việc giải quyết phải thấu tình đạt lý của các ban ngành địa phương.
+ Do lấn chiếm: Nguyên nhân này chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 15%. Tình trạng lấn chiếm đất xảy ra nhiều, nguyên nhân do việc quản lý sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân không chặt chẽ. Đó còn là ý thức của người dân
trong việc sử dụng đất. Các vụ việc lấn chiếm thường tập trung vào lấn chiếm
đường đi, ranh giới đất.
+ Nguyên nhân khác chiếm 10%. + Khiếu nại đất đai
Kết quảđược thể hiện qua bảng 4.15.
Bảng 4.15. Lý do về nguyên nhân khiếu nại
STT Nội dung khiếu nại Nguyên nhân khiếu nại Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Bồi thường GPMB Giá bồi thường, giao đất tái định cư 9 36,0
2 Lấn chiếm đất Tiến độ cấp chậm, sai diện tích 3 12,0
3 Đòi lại đất Bán, cho, mượn đất, thừa kế 10 40,0
4 Nội dung khác Nguyên nhân khác 3 12,0
Tổng số phiếu 25 100
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra và phỏng vấn)
Qua bảng số liệu có thể nguyên nhân dẫn đến khiếu nại chủ yếu là do thiếu giấy tờ, do lịch sử để lại, do nhận thức về pháp luật của người dân còn thấp.
Thông qua 25 phiếu điều tra và gặp gỡ một số hộ gia đình, cá nhân, tôi tổng hợp được một số nguyên nhân khiếu nại như sau:
+ Do công tác bồi thường GPMB: Trong thời gian qua cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,nhiều dự án đã được phê duyệt với nhiều tuyến đường đươc mở rộng đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu, buôn bán của người dân; dự án xây dựng khu dân cư, khu tái định cư ,khu đô thị. Tuy nhiên
đồng nghĩa với việc mở rộng, chỉnh trang phát triển đô thị thì diện tích đất của người dân cũng bị thu hẹp do quá trình thu hồi đất của Nhà nước. Trong quá trình thu hồi đất để GPMB cho các khu vực quy hoạch làm đường, xây dựng khu dân cư, khu tái định cư mới đã làm phát sinh nhiều khiếu nại. Khiếu nại chủ yếu tập trung vào giá bồi thường. Đa số người dân được hỏi đều không
đồng tình với giá bồi thường đất của Nhà nước, họ cho rằng mức giá bồi thường là thấp so với thực tế, giá thị trường. Đây là vấn đề bức xúc không chỉ
người dân huyện Phục Hòa và còn nhiều nơi khác trong cả nước. Nguyên nhân này chiếm 36,00%.
+ Công tác cấp GCNQSD đất: Người dân có kiến nghị về tiến độ cấp GCNQSD đất chậm, cấp sai diện tích, sai tên chủ sử dụng. Nguyên nhân là do thủ tục cấp giấy phải qua nhiều bộ phận từ bộ phận một cửa, một cửa chuyển tới Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định ra quyết định trình Chủ tịch UBND huyện ký xác nhận, sau đó Phòng Tài nguyên và Môi trường lại trả hồ
sơ về một cửa, sau đó một cửa lại chuyển qua VPĐKQSD đất in giấy rồi chuyển sang một cửa trả cho xã. Vì thủ tục đã nhiều mà trong thời gian GPMB thì càng chậm hơn.
+ Đòi lại đất: là nội dung mà người dân khiếu nại chủ yếu là họ đòi đất trước đây cho mượn, đổi nhưng nay người mượn, đổi không chịu trả lại.
+ Nguyên nhân khác chiếm 12,00%, giá bồi thường thấp, ban hành các văn bản hệ thống chưa đồng bộ chưa có sựđồng bộ.
4.3.3. Tổng hợp tình hình và kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tốcáo vềđất đai toàn Huyện Phục Hòa giai đoạn 2011 - 2013