Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lí [17]
Huyện Phục Hòa có tổng diện tích tự nhiên là 25.129,40 ha, nằm ở phía
Đông của tỉnh Cao Bằng, có chung đường biên giới với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và có ranh giới tiếp giáp với các huyện khác như sau:
- Phía Đông giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. - Phía Tây giáp huyện Hòa An.
- Phía Tây Bắc giáp huyện Quảng Uyên . - Phía Nam giáp huyện Thạch An.
- Phía Bắc giáp huyên Quảng Uyên và huyện Hạ Lang.
Huyện có tuyến đường quốc lộ 3 nối thị xã Cao Bằng với cửa khẩu Tà Lùng rất thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế với bên ngoài. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có tuyến đường tỉnh lộ 208 đi qua, mạng lưới giao thông liên xã, liên thôn, đường nội vùng khá dày đặc nối liền giữa các xã, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại giao lưu giữa các vùng. Đây là một lợi thế của huyện so với nhiều huyện khác ở tỉnh Cao Bằng.
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện Phục Hòa thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, với độ cao trung bình 300m so với mực nước biển, cao nhất là khu vực xã Triệu Ẩu (732m); thấp nhất là khu vực thị trấn Tà Lùng (125m), tại khu vực này, đất tương đối bằng phẳng, địa hình đồi bát úp xen kẽ các thung lũng bằng. Địa hình của huyện chia cắt thành 3 khu vực tương đối rõ rệt, địa hình núi đá, địa hình núi đất và khu đồi núi thấp ở trung tâm.
4.1.1.3 Khí hậu, thủy văn [17]
Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và cấu trúc địa hình, đặc trưng khí hậu của Phục Hòa là khí hậu miền núi phân hóa theo độ cao. Nhiệt độ trung bình năm 250C, nhiệt độ cao nhất vào mùa hạ là 360C, nhiệt độ thấp nhất của mùa đông 50C. Lượng mưa trung bình năm từ 1500 - 1900 mm/năm, khoảng 70% lượng mưa tập trung từ
Hệ thống thủy văn của huyện Phục Hòa khá đa dạng và phong phú, trên
địa bàn huyện có 3 con sông lớn chảy qua là sông Bằng Giang, sông Bắc Vọng, sông Vi Vọng và hệ thống suối nhỏ phân bố tương đối đều ở khắp địa bàn huyện.
- Sông Bằng Giang chảy qua các xã Tiên thành, Lương Thiện, Mỹ
Hưng, Hòa Thuận, Thị trấn Tà Lùng.
- Sông Bắc Vọng chảy qua các xã Triệu Ẩu, Hồng Đại, Cách Linh, Đại Sơn, Thị trấn Tà Lùng.
- Sông Vi Vọng chảy qua Hồng Đại và nhập vào Sông Bắc Vọng ở xã Triệu Ẩu.
4.1.1.4 Nguồn tài nguyên [17]
- Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện tính đến năm 2012, có diện tích 25.129,40 ha; bao gồm những loại đất sau:
•Đất nông nghiệp có diện tích 23.206,01 ha; chiếm 92,35% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
•Đất phi nông nghiệp có diện tích 1.751,91 ha; chiếm 6,97% tổng diện tích toàn huyện.
•Đất chưa sử dụng có diện tích 171,48 ha; chiếm 0,68% tổng diện tích toàn huyện.
- Tài nguyên nước
Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện
được lấy từ hai nguồn chính là nước mặt và nước ngầm.
•Nguồn nước mặt của huyện Phục Hòa khá phong phú, trên địa bàn huyện có 03 con sông lớn chảy qua (Sông Bắc Vọng, sông Bằng Giang, sông Vi Vọng) và hệ thống suối nhỏ phân bố tương đối đều ở các khu vực. Đặc
điểm chung của các sông trên là đều bắt nguồn từ biên giới Việt - Trung chảy qua địa bàn huyện, sau đó lại chảy về Trung Quốc và chế độ thủy văn của các sông suối phụ thuộc vào chế độ mưa.
•Về nguồn nước ngầm, hiện đã phát hiện một số suối ngầm ở xã Hồng Đại, Hòa Thuận; một số lỗ khoan ở khu vực Tà Lùng cũng đã phát hiện nguồn nước ngầm với lưu lượng có thể khai thác phục vụ cho sinh hoạt.
- Tài nguyên rừng
Huyện Phục Hòa có thảm thực vật tự nhiên phong phú và đa dạng, sự phát triển của thảm thực vật chia thành 2 vùng rõ rệt. Vùng núi đất thảm thực vật phát triển nhanh khả năng tái sinh mạnh, nhất là các loại cây bản địa. Vùng núi đá thảm thực vật sinh trưởng chậm, khả năng tái sinh còn hạn chế.
- Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả nghiên cứu, thăm dò của Liên đoàn Địa chất Đông Bắc, trên địa bàn huyện Phục Hòa hiện nay mới tìm thấy một sốđiểm Bauxít (AL) ở
Bó Chiềng, Cốc Phường, Tà Lùng, Keng Khuống, Nà Seo, Rằng Kheo, Pác Tò, Cốc Khuất. Các điểm mỏ trên có trữ lượng trên dưới 30 triệu tấn, đủ điều kiện khai thác khi có nhu cầu sử dụng.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một sốđiểm khai thác đá, cát, sỏi để
làm vật liệu xây dựng. Hàng năm các cơ sở này khai thác khoảng 18 - 19 nghìn m3đá và 33 nghìn m3 cát, sỏi các loại.
- Tài nguyên du lịch
Tiềm năng du lịch của huyện Phục Hòa không có nhiều, song nếu tổ
chức khai thác tốt có thể phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Ngườm Lấm - Nặm Khao (xã Mỹ Hưng), du lịch lữ hành tại khu cửa khẩu Tà Lùng thông qua tuyến du lịch thị xã Cao Bằng - Long Châu - Nam Ninh (Trung Quốc) để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện với tốc độ
nhanh hơn.
- Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn huyện Phục Hòa có nhiều dân tộc anh em sinh sống như: Tày, Nùng, Kinh ... Chiếm tỷ lệ lớn nhất là dân tộc Nùng, mỗi dân tộc trong huyện đều có bản sắc văn hóa riêng, phong tục tập quán riêng, tạo nên một nền văn hóa phong phú đa dạng, các lễ hội văn hóa truyền thống vẫn được tổ chức thường xuyên hàng năm như: Hội Cách Linh, Hội Phục Hòa ... Đó là bản sắc văn hóa quý của huyện cần được bảo vệ.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế [17]
- Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 200,873 tỷđồng theo thời giá hiện hành.
- Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN trên địa bàn đạt khoảng 204,259 tỷđồng theo thời giá hiện hành.
- Giá trị ngành thương mại-dịch vụ trên địa bàn đạt khoảng 83,219 tỷ đồng theo thời giá hiện hành.
Cơ cấu GDP:
- Ngành nông nghiệp chiếm khoảng: 41,13 %.
- Ngành công nghiệp - TTCN chiếm khoảng: 41,83%. - Ngành thương mại - dịch vụ chiếm khoảng: 17,04 %. * Nhóm ngành nông nghiệp
- Về trồng trọt: Trong những năm qua lĩnh vực trồng trọt luôn được quan tâm
đầu tư. Tổng sản lượng lương thực có sự tăng trưởng khá, theo thống kê sản lượng lương thực năm 2013 của toàn huyện đạt 10.436 tấn, bình quân lương thực đầu người khoảng 458 kg/năm, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.
Trong sản xuất nông nghiệp, cây mía luôn được coi trọng là cây trồng chủ lực của huyện. Qua đó, diện tích mía luôn được ổn định (từ 1400-1500 ha), năng xuất không ngừng được cải thiện, góp phần đảm bảo nguồn nguyên liệu cho nhà máy đường hoạt động.
Bảng 4.1: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Phục Hòa trong những năm gần đây
STT Năm
Nông nghiệp Công nghiệp - TTCN Thương mại dịch vụ Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1 2011 151,923 45,75 116,065 34,95 64,111 19,30 2 2012 161,432 45,28 119,935 33,64 75,150 21,08 3 2013 200,873 41,13 204,259 41,83 83,219 17,04
(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Phục Hòa năm 2011,2012,2013)
+ Về chăn nuôi: Luôn được chú trọng và phát triển từ mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình đến chăn nuôi theo quy mô trang trại, hệ thống thú y
thường xuyên được tăng cường, củng cố và hoạt động có hiệu quả, góp phần quan trọng hạn chế dịch bệnh trên da súc, gia cầm. Hiện nay toàn huyện có 5.530 con trâu, con bò 730, con lợn 10.785, con ngựa 610, con dê 201 và 85.970 con gia cầm.
Bảng 4.2: Số lượng một số vật nuôi chính trên địa bàn huyện
Năm Trâu Bò Lợn Ngựa Dê Gia
cầm
2011 7.043 1.528 12.459 637 201 95.536
2012 6.187 974 10.733 701 307 79.768
2013 5.530 730 10.785 610 201 85.970
( Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Phục Hòa năm 2013)[6]
+ Thủy sản: Tận dụng và quản lý số diện tích ao, sông suối nhân dân trong huyện đã tiến hành thả cá, đảm bảo nhu cầu nguồn thực phẩm tại chỗ cho nhân dân và bước đầu đã có một số hộ nuôi đã đạt kết quả khá. Giá trị sản xuất thủy sản trên
địa bàn huyện năm 2013 đạt 1.541 triệu đồng với sản lượng đạt khoảng 26 tấn. + Lâm nghiệp: Tích cực đẩy mạnh trồng rừng theo chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của chính phủ, đồng thời thực hiện tốt việc quản lý, khác thác, bảo vệ phòng chống cháy rừng. Công tác, giao đất, khoang nuôi bảo vệ
rừng ngày càng được quan tâm, các dự án trồng rừng mới 5 triệu ha rừng, dự
án cây ăn quả, dự án cây chè đắng được thực hiện một cách tích cực... Do đó sản xuất lâm nghiệp của huyện Phục Hòa trong những năm qua phát triển tương đối khá với kết quả phát triển lâm nghiệp như trên đã đưa diện tích rừng của huyện từ 11.807 ha năm 2000 lên 17.860,34 ha năm 2013 chiếm 71,07% diện tích tự nhiên.
b. Nhóm ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Từ khi tái lập huyện đến nay, hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
đặc biệt là lĩnh vực xây dựng ở Phục Hòa đã và đang diễn ra rất sôi động và thu
được nhiều kết quảđáng khích lệ. Bình quân tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ở
khu vực này khi tái lập huyện đến nay đạt bình quân 18,1%/năm. Với sự phát triển như trên, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế của huyện từ 28,04% năm 2002 tăng lên 49,91% năm 2013 và trở thành ngành sản xuất quan trọng của huyện.
Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng đã thu hút, tạo điều kiện cho các nhà
đầu tư trong và ngoài nước đến và sản xuất, kinh doanh. Từ năm 2006 đến nay, đã có 15 nhà đầu tư được cấp phép và hoạt động sản xuất và lắp ráp các sản phẩm công nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 242,873 tỷ đồng và 15,3 triệu USD. Đến nay, 7 dự án đã đi vào hoạt động, tạo việc làm cho khoảng 270 lao động, với mức thu nhập bình quân khoảng 1.500.000
đ/tháng. Các ngành nghề khác như: Khai thác đá, cát sỏi và sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nhỏ cũng phát triển tương đối nhanh.
c. Nhóm ngành thương mại và dịch vụ
Tình hình hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc lưu thông hàng hóa diễn ra thuận lợi, cung cấp trên thị trường tương đối ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và phục vụđời sống nhân dân.
Hiện nay, các loại hình dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ
bưu chính viễn thông, internet phát triển mạnh. Loại hình dịch vụ bán lẻ
hàng hóa được tập trung tại 2 chợ đầu mối là chợ Cách Linh và chợ Phục Hòa. Chợ cửa khẩu đã khánh thành từ năm 2008. Việc đưa chợ vào sử
dụng, hoạt động có hiệu quả sẽ là nơi tập kết và trung chuyển hàng hóa lớn,
đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân địa phương. Hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Tà Lùng được duy trì tương đối tốt.
Ngoài phát triển dịch vụ - thương mại đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong huyện; trong những năm qua, huyện đã quan tâm đến việc đẩy mạnh hoạt động giao lưu kinh tế với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, phát triển mậu dịch và phi mậu dịch bên giới, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng thu ngân sách trên địa bàn.
4.1.2.2. Điều kiện xã hội
Dân số và lao động, việc làm và thu nhập [17]
Dân số huyện Phục Hòa năm 2013 là 22.964 người, với mật độ dân số là 91,4 người/km2; trong đó phân theo giới tính gồm nam có 11.452 người và nữ
11.512 người; phân theo thành thị, nông thôn là thành thị 8.296 người là nông thôn 14.668 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 1,70% và cơ cấu dân số trẻ.
Trên địa bàn huyện hiện có 07 dân tộc sinh sống gồm người Tày, người Nùng, người Kinh, người H’Mông, người Dao và người Hoa. Trong
đó có hai dân tộc chiếm đa số là người Nùng (chiếm 71,3%) và người Tày (chiếm 27,8%).
Hiện tại tổng số lao động của huyện có 14.693 người; trong đó số người trong độ tuổi lao động là 14.398 người.
Bảng 4.3: Phân bố dân cư năm 2013 theo đơn vị hành chính STT Đơn vị hành chính Dân số trung bình
(người) Mật độ dân số (người/km2 ) 1 Thị trấn Tà Lùng 3.294 419,7 2 Thị trấn Hòa Thuận 4.840 219,3 3 Xã Triệu Ẩu 2.096 58,8 4 Xã Hồng Đại 2.085 106,7 5 Xã Cách Linh 3.100 90,8 6 Xã Đại Sơn 3.044 80,1 7 Xã Lương Thiện 764 47,8 8 Xã Tiên Thành 1.658 43,5 9 Xã Mỹ Hưng 2.169 54,2 Tổng số 22.964 91,7
(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Phục Hòa năm 2013.) [6]
Có thể nói, nguồn nhân lực khá dồi dào song chất lượng nguồn nhân lực chưa thật cao, lao động phổ thông chiếm tỷ trọng khá lớn còn lao động qua
đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ. Tỷ lệ đã qua đào tạo không ngừng được tăng lên, chủ yếu dưới hình thức các lớp học ngắn ngày.
* Giáo dục và đào tạo
Công tác đào tạo của huyện có nhiều tích cực mạng lưới trường lớp tiếp tục được củng cố và mở rộng. Qua đó đã thành lập được 2 trường, xây dựng mới 27 phòng học kiên cố, nâng tổng số phòng học lên 413 phòng, đáp ứng
được nhu cầu của học sinh, các loại hình đào tạo bổ túc văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng... được mở rộng.
Chất lượng giáo dục ngày càng được cải thiện có hiệu quả. Năm 2012 huyện Phục Hòa được tỉnh công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS,
đồng thời duy trì thành quả phổ cập tiểu học xóa mù chữ. Đến năm 2013 toàn huyện đạt chuẩn phổ cấp đúng độ tuổi.
* Y tế
Trong những năm qua được sự chỉđạo của các cấp ủy Đảng chính quyền, sự phối hợp kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể của tập thể cán bộ
y tế huyện, nên hoạt động của ngành y tế huyện Phục Hòa đã thu được kết quả đáng kích lệ
Tuyến huyện: Bệnh viện huyện đã đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, có đủ các phong chức năng, đủ chỗ làm việc cho cán bộ đảm bảo đủ
giường bệnh cho bệnh nhân điều trị nội trú.
Tuyến xã: có 9 trạm y tế xã thị trấn được đầu tư cấp cho một số thiết bị y tế cơ bản đáp ứng được công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tại
địa phương.
4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội
* Thuận lợi:
Với sự đoàn kết nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ và nhân dân trong toàn huyện đã giành được nhiều kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, tạo nền tảng để huyện Phục Hòa phát triển mạnh mẽ hơn.
- Kinh tế có bước tăng trưởng khá, vượt mức chỉ tiêu Đại hội lần thứ
XIII đề ra, với mức tăng trưởng bình quân đạt 18,3%/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng kinh tế nông, lâm nghiệp có chiều hướng giảm, kinh tế công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ có chiều hướng tăng.
- Lợi thế lớn nhất của huyện Phục Hòa là có cửa khẩu quốc tế Tà Lùng,