4.1.1.1. Vị trí địa lí [17]
Huyện Phục Hòa có tổng diện tích tự nhiên là 25.129,40 ha, nằm ở phía
Đông của tỉnh Cao Bằng, có chung đường biên giới với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và có ranh giới tiếp giáp với các huyện khác như sau:
- Phía Đông giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. - Phía Tây giáp huyện Hòa An.
- Phía Tây Bắc giáp huyện Quảng Uyên . - Phía Nam giáp huyện Thạch An.
- Phía Bắc giáp huyên Quảng Uyên và huyện Hạ Lang.
Huyện có tuyến đường quốc lộ 3 nối thị xã Cao Bằng với cửa khẩu Tà Lùng rất thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế với bên ngoài. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có tuyến đường tỉnh lộ 208 đi qua, mạng lưới giao thông liên xã, liên thôn, đường nội vùng khá dày đặc nối liền giữa các xã, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại giao lưu giữa các vùng. Đây là một lợi thế của huyện so với nhiều huyện khác ở tỉnh Cao Bằng.
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện Phục Hòa thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, với độ cao trung bình 300m so với mực nước biển, cao nhất là khu vực xã Triệu Ẩu (732m); thấp nhất là khu vực thị trấn Tà Lùng (125m), tại khu vực này, đất tương đối bằng phẳng, địa hình đồi bát úp xen kẽ các thung lũng bằng. Địa hình của huyện chia cắt thành 3 khu vực tương đối rõ rệt, địa hình núi đá, địa hình núi đất và khu đồi núi thấp ở trung tâm.
4.1.1.3 Khí hậu, thủy văn [17]
Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và cấu trúc địa hình, đặc trưng khí hậu của Phục Hòa là khí hậu miền núi phân hóa theo độ cao. Nhiệt độ trung bình năm 250C, nhiệt độ cao nhất vào mùa hạ là 360C, nhiệt độ thấp nhất của mùa đông 50C. Lượng mưa trung bình năm từ 1500 - 1900 mm/năm, khoảng 70% lượng mưa tập trung từ
Hệ thống thủy văn của huyện Phục Hòa khá đa dạng và phong phú, trên
địa bàn huyện có 3 con sông lớn chảy qua là sông Bằng Giang, sông Bắc Vọng, sông Vi Vọng và hệ thống suối nhỏ phân bố tương đối đều ở khắp địa bàn huyện.
- Sông Bằng Giang chảy qua các xã Tiên thành, Lương Thiện, Mỹ
Hưng, Hòa Thuận, Thị trấn Tà Lùng.
- Sông Bắc Vọng chảy qua các xã Triệu Ẩu, Hồng Đại, Cách Linh, Đại Sơn, Thị trấn Tà Lùng.
- Sông Vi Vọng chảy qua Hồng Đại và nhập vào Sông Bắc Vọng ở xã Triệu Ẩu.
4.1.1.4 Nguồn tài nguyên [17]
- Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện tính đến năm 2012, có diện tích 25.129,40 ha; bao gồm những loại đất sau:
•Đất nông nghiệp có diện tích 23.206,01 ha; chiếm 92,35% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
•Đất phi nông nghiệp có diện tích 1.751,91 ha; chiếm 6,97% tổng diện tích toàn huyện.
•Đất chưa sử dụng có diện tích 171,48 ha; chiếm 0,68% tổng diện tích toàn huyện.
- Tài nguyên nước
Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện
được lấy từ hai nguồn chính là nước mặt và nước ngầm.
•Nguồn nước mặt của huyện Phục Hòa khá phong phú, trên địa bàn huyện có 03 con sông lớn chảy qua (Sông Bắc Vọng, sông Bằng Giang, sông Vi Vọng) và hệ thống suối nhỏ phân bố tương đối đều ở các khu vực. Đặc
điểm chung của các sông trên là đều bắt nguồn từ biên giới Việt - Trung chảy qua địa bàn huyện, sau đó lại chảy về Trung Quốc và chế độ thủy văn của các sông suối phụ thuộc vào chế độ mưa.
•Về nguồn nước ngầm, hiện đã phát hiện một số suối ngầm ở xã Hồng Đại, Hòa Thuận; một số lỗ khoan ở khu vực Tà Lùng cũng đã phát hiện nguồn nước ngầm với lưu lượng có thể khai thác phục vụ cho sinh hoạt.
- Tài nguyên rừng
Huyện Phục Hòa có thảm thực vật tự nhiên phong phú và đa dạng, sự phát triển của thảm thực vật chia thành 2 vùng rõ rệt. Vùng núi đất thảm thực vật phát triển nhanh khả năng tái sinh mạnh, nhất là các loại cây bản địa. Vùng núi đá thảm thực vật sinh trưởng chậm, khả năng tái sinh còn hạn chế.
- Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả nghiên cứu, thăm dò của Liên đoàn Địa chất Đông Bắc, trên địa bàn huyện Phục Hòa hiện nay mới tìm thấy một sốđiểm Bauxít (AL) ở
Bó Chiềng, Cốc Phường, Tà Lùng, Keng Khuống, Nà Seo, Rằng Kheo, Pác Tò, Cốc Khuất. Các điểm mỏ trên có trữ lượng trên dưới 30 triệu tấn, đủ điều kiện khai thác khi có nhu cầu sử dụng.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một sốđiểm khai thác đá, cát, sỏi để
làm vật liệu xây dựng. Hàng năm các cơ sở này khai thác khoảng 18 - 19 nghìn m3đá và 33 nghìn m3 cát, sỏi các loại.
- Tài nguyên du lịch
Tiềm năng du lịch của huyện Phục Hòa không có nhiều, song nếu tổ
chức khai thác tốt có thể phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Ngườm Lấm - Nặm Khao (xã Mỹ Hưng), du lịch lữ hành tại khu cửa khẩu Tà Lùng thông qua tuyến du lịch thị xã Cao Bằng - Long Châu - Nam Ninh (Trung Quốc) để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện với tốc độ
nhanh hơn.
- Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn huyện Phục Hòa có nhiều dân tộc anh em sinh sống như: Tày, Nùng, Kinh ... Chiếm tỷ lệ lớn nhất là dân tộc Nùng, mỗi dân tộc trong huyện đều có bản sắc văn hóa riêng, phong tục tập quán riêng, tạo nên một nền văn hóa phong phú đa dạng, các lễ hội văn hóa truyền thống vẫn được tổ chức thường xuyên hàng năm như: Hội Cách Linh, Hội Phục Hòa ... Đó là bản sắc văn hóa quý của huyện cần được bảo vệ.