8. Bố cục của khóa luận
3.2. Ngôn ngữ đậm màu sắc văn hóa đƣơng đại
Ngôn ngữ là chất liệu của văn học, mà văn học lại gắn bó mật thiết với đời sống. Vì vậy, khi đời sống vận động biến đổi tất yếu văn học và chất liệu của văn học cũng thay đổi theo. Những năm đầu thế kỉ XXI, đời sống nhân loại nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng diễn ra nhiều biến động trên mọi lĩnh vực từ xã hội, kinh tế đến văn hóa, tƣ tƣởng. Ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam đƣơng đại cũng phần nào phản ánh đƣợc văn hóa đời sống xã hội đƣơng thời.
Tiếp xúc với Thành phố đi vắng, bạn đọc nhƣ cảm nhận đƣợc hơi thở của đời sống đô thị hiện đại bởi lớp ngôn ngữ gắn với văn hóa đƣơng đại: văn hóa hƣởng thụ, văn hóa tiêu dùng… Trong truyện, một lớp ngôn từ chỉ xuất hiện trong đời sống xã hội ở nƣớc ta những năm đầu thế kỉ XXI cứ lặp đi lặp lại nhƣ: Internet, cáp, nối mạng, google, cave, karaoke, phiên bản photocopy, XMen… Đây là ngôn ngữ cha nói với con: “Tao đành khai hóa văn minh cho mày bằng cách mua cho mày cái tivi, cho mày tiền mắc cáp, 34 kênh... Bắt đầu thời đại bùng nổ thông tin, thế giới đang cào phẳng dần, bố thương chúng mày lầm than, gửi tiền cho sắm cái vi tính đời chót, nối mạng nhanh, chỉ cần bấm vào con chuột, là mày đã buôn chuyện với bố tận đẩu tận
37
đâu...(Sống gửi thác về). Đây là đối thoại và tin nhắn trên điện thoại di động
của một đôi trai gái; “Em phai vao sai gon gap vi benh cua bop hat nhanh
khong chay la tac tho ngay”; hay cô gái hỏi chàng trai: “Lên google có biết
được về Thắng vẩy không anh”… Ngoài ra tiếng lóng, và lớp ngôn từ của giới
buôn bán cũng tràn vào tác phẩm nhƣ: “tám giờ tao có sâu, mày chiến đấu một mình, ok?”;“thấy thỉnh thoảng anh xe ôm được “hàng sống” gọi chở em
vào khách sạn”; “quay đi mười phút, quay lại, máy tính bốc hơi như mùi bia
tươi”;“Túy cũng có một đời chồng, chẳng may về cõi bên kia đánh tạch”…
Viết về những đổi thay của đô thị hiện đại, Thu Huệ đặc biệt chú ý đến giới trẻ với cách sống, lối ăn mặc, đi lại và cách nói, cách sử dụng ngôn ngữ của họ. Đây là những câu nói mà giới trẻ hôm nay hay dùng: “Gớm, hôm nay
trông bố gớm quá. Đàn bà con gái lại cứ thích làm bố mới akay chứ” (akay:
sự cay cú); “Tổng thiệt hại bữa phở, quẩy, trứng, trà đá hết hai trăm
tư”(Trong lúc ăn một bát phở gia truyền). "Con Thảo đâu, chỗ tao nằm chứ
có phải chỗ bà đi gặp Uylyam Cường thế này à" (Uylyam Cường: chỉ việc đi
vệ sinh)… Có thể nói, chính hệ thống ngôn ngữ mang hơi thở của đời sống văn hóa đƣơng đại đã giúp nhà văn khắc họa chân thực và sống động về hiện thực và cuộc sống con ngƣời trong xã hội đô thị hôm nay.