Nhan đề già uý nghĩa biểu tƣợng

Một phần của tài liệu Con người và hiện thực đời sống trong tập truyện thành phố đi vắng của nguyễn thị thu huệ (Trang 40)

8. Bố cục của khóa luận

3.1. Nhan đề già uý nghĩa biểu tƣợng

Nhan đề của tác phẩm văn học giống nhƣ ô cửa sổ nhìn ra thế giới. Nó là chìa khóa nghệ thuật giúp ngƣời đọc mở ra cánh cửa của tác phẩm. Theo giáo sƣ Đinh Trọng Lạc, nhan đề vừa có tác dụng nhận diện văn bản, vừa có tác dụng định hƣớng văn bản. Thành phố đi vắnglà nhan đề một truyện ngắn cuối cùng đƣợc lấy làm nhan đề chung cho cả tập truyện. “Thành phố” gợi ngƣời đọc liên tƣởng đến nơi tập trung nhiều dân cƣ, phố xá đông đúc và thƣờng có công nghiệp và thƣơng mại phát triển. “Thành phố” là một vật thể vô tri vô giác. Tuy nhiên, “Thành phố đi vắng” đã đƣợc nhân hóa, mang theo hành động của con ngƣời. Nhan đề này gửi đến ngƣời đọc một mã thông điệp nhiều ý nghĩa.

Lấy góc nhìn của một ngƣời đi vắng, một cô gái sau ba năm ra nƣớc ngoài, trở về thành phố quen thuộc của mình, ngỡ ngàng nhận ra tất cả đã đổi thay. Cô thấy thành phố thật hào nhoáng sầm uất, các phƣơng tiện hiện đại nhƣng mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời đầy thân quen gắn bó trƣớc kia thì không còn nữa. Cô gái hoảng hốt đi tìm lại những dấu vết kỉ niệm của tình ngƣời xƣa mà vô vọng. Vậy là, Thành phố đi vắng cũng chính là tình ngƣời đi vắng, tình ngƣời thiếu vắng. Đô thị hiện đại tràn ngập máy móc và tiện nghi và mặt trái của nó là biến con ngƣời cũng trở thành máy móc. Con ngƣời trở nên thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm, không còn “tình làng nghĩa xóm”, không còn sự cảm thông, chia sẻ giữa ngƣời với ngƣời. Nhan đề Thành phố đi

35

vắng với lớp nghĩa biểu tƣợng của nó đã khơi gợi ở bạn đọc nhiều suy nghĩ về hiện trạng đời sống nhân sinh hôm nay.

Trong tập truyện Thành phố đi vắng, còn rất nhiều truyện ngắn mà nhan đề chứa đựng “chìa khóa” giao tiếp với độc giả. Nhan đề truyện ngắn

Của Cha, Của con những cành vạn niên thanh – cũng là một nhan đề chứa

đựng ý nhĩa biểu tƣợng sâu sắc. Cành vạn niên thanh trong truyện mang ý nghĩa biểu tƣợng cho sự giả dối, đƣợc gợi từ hình ảnh những cành vạn niên thanh giả mà ngƣời cha và ngƣời hang xóm ghép lại. Cành vạn niên thanh giả chứa đựng lời nói dối của cha về nguyên nhân ngƣời mẹ bỏ đi, đồng thời chứa đựng sự lừa đảo của ngƣời đàn ông hang xóm. Bạn đọc dễ dàng nhận ra mối đe dọa tiềm ẩn phía sau những gì mà lá vạn niên thanh không che nổi. Ngƣời cha dù đã cố gắng, ông vẫn không thể ngăn cản đƣợc sự thật sau những cành vạn niên thanh giả. Đọc truyện ngắn Của cha, của con những cành vạn niên

thanh, ngay từ nhan đề ta thấy giật mình vì thông điệp đầy tính cảnh báo của

câu chuyện. Ai là ngƣời có thể che giấu đƣợc sự giả dối? Ai là ngƣời đáng trách sau tất cả những sự cố mà những dối gian gây ra?.

Nhan đề truyện Một đời sống khác, ít nhiều giúp chúng ta hiểu đƣợc nội dung tác phẩm. Nội dung truyện kể về cuộc đời của một cô gái trẻ phải chiến đấu với bệnh tật. Cô luôn sống trong hai thế giới thế giới thực (đau khổ và bế tắc) và mơ (không còn đau khổ). Ƣớc mơ mà cô gái khát khao đó là có một đời sống khác, một cuộc sống không còn những cơn đau vì hiện thực cuộc sống xô bồ, một cuộc sống nhƣ những giấc mơ.

Trong Thành phố đi vắng, có những nhan đề chúng ta phải suy tƣ, chiêm nghiệm mới có thể thấy đƣợc tầng sâu của ý nghĩa biểu tƣợng. Truyện ngắn Trong lúc ăn một bát phở Gia truyền là một nhan đề nhƣ thế. Trong truyện cô gái phát hiện ra tất cả sự đổi thay xung quanh mình, quán phở gia truyền giờ đây bát nháo, lộn nhộn. Con ngƣời cũng thay đổi, không hòa ái, dễ

36

mến nhƣ xƣa mà thay vào đó là sự “nhem nhuốc” của những “hạt bụi” phố xá nhiễm vào. Tốt và xấu đôi khi khó phân biệt và cũng bị “đồng hóa” nhƣ chính những món phở không còn giữ đƣợc hƣơng vị nhƣ xƣa. Tất cả sự thay đổi đó cô gái nhận ra chỉ trong thời gian ngắn ngủi là ăn một bát phở, vậy là, Trong

lúc ăn một bát phở Gia truyền thực chất không còn là “Gia truyền”.

Nhƣ vậy, cách Thu Huệ đặt nhan đề trong tập truyện của mình đã tạo ra những khoảng không gian giao tiếp đặc biệt cho độc giả, từ những ý nghĩa biểu tƣợng mà nhan đề đem lại sẽ giúp độc giả có cái nhìn sâu sắc hơn vấn đề mà tác giả đề cập tới, cũng nhƣ nội dung tƣ tƣởng mà tác giả gửi gắm qua những tác phẩm của mình.

Một phần của tài liệu Con người và hiện thực đời sống trong tập truyện thành phố đi vắng của nguyễn thị thu huệ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)