8. Bố cục của khóa luận
3.3. Giọng điệu
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trƣờng tƣ tƣởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tƣợng đƣợc miêu tả”. Nó có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho ngƣời đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chƣa thể viết ra đƣợc tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu.
Thành phố đi vắng ghi lại những đổi thay trong lối viết của Nguyễn Thị
Thu Huệ. Nếu ở các tập truyện trƣớc đây, nhà văn chủ yếu sử dụng giọng đằm thắm, nồng nàn vẻ nữ tính, thì với tập truyện này, Thu Huệ lại chủ yếu sử
38
dụng giọng điệu lạnh lùng, dửng dƣng. Thành phố đi vắng là những ƣu tƣ về tình ngƣời ngày càng cạn kiệt, thậm chí biến mất trong đô thành hiện đại. Tình ngƣời băng giá, sự vô cảm, nỗi bất an và cái chết trở thành nỗi ám ảnh trong đời sống đƣơng đại. Với lối viết khách quan, trung tính, tiết chế cảm xúc tối đa, mỗi truyện ngắn trong tập nhƣ một bản tƣờng thuật đời sống. Ở đó nhà văn chỉ làm nhiệm vụ duy nhất là tƣờng thuật trung thành, không tham dự, không mách bảo ngƣời đọc. Để diễn tả hiện thực đô thị trống vắng tình ngƣời nên nhà văn cũng sử dụng giọng điệu dửng dƣng, “vô cảm”. Đây là đối thoại của một đôi tình nhân: “Anh chẳng phải là X-Men đâu”. “Anh đàn ông thế này, chẳng là X-Men thì là gì?”.“Đàn ông là thế nào? Biết đánh nhau, biết chửi thề, hay biết giúp đỡ người khác? Thế nào để biết một thằng giống đực là đàn ông hay không đàn ông?”“Không phải ai giống đực cũng là đàn ông. Giống đực khác. Đàn ông khác”.“Anh thấy khối cô nàng còn khiếp hơn
đàn ông”.“Đúng rồi, và rất nhiều thằng giống đực đàn bà hơn phụ nữ”(X-
Men có mùi trường đua). Còn đây là đối thoại của những ngƣời thân trong
một gia đình:"Thế bọ ở đâu ra". Cô không trả lời, chỉ tay ra cửa, nói "Mọi người mua sữa, cháo ăn liền và bỉm mang về cho bà. Dưới đấy chỉ ăn cá, bà đau bụng hai hôm nay rồi. Mua nhiều thịt lợn mang về cho cậu Út làm ruốc cho bà". Bác dâu cau mặt. "Khổ quá, đang hỏi đám bọ ở đâu ra, không phải vì chuột chết thì vì cái gì?"."Bà đau bụng đã uống thuốc chưa, cô về đây, ai
trông bà" (Không thể kết thúc)… Với giọng điệu dửng dƣng, nhà văn dƣờng
nhƣ không can thiệp, không bình luận, mà là một khách thể đứng ngoài để sự việc tự hiện diện một cách chân thực.
Bên cạnh giọng điệu chủ đạo dửng dƣng, Thu Huệ còn sử dụng giọng điệu triết lí. Giọng điệu này đƣợc rút ra từ cuộc, từ sự trải nghiệm của chính nhà văn. Đây là đoạn văn triết lí về một thực trạng bất ổn của xã hội đƣơng đại - nạn trộm cƣớp hoành hành ngang nhiên: “Anh phải biết, bất cứ gì hở ra
39
là mất. Tại sao anh không giữ?”…“Anh có thấy hiếm khi nào phụ nữ ra đường đeo dây chuyền, hoa tai và túi như ngày xưa. Hở ra là bị giật
ngay”.“Thì đói, chúng làm liều. Có của thì phải giữ thôi”. Đây là lời đúc kết
về hạnh phúc của một ngƣời đã trải nghiệm: “Mợ dặn con, đừng giữ gì chặt quá. Đừng yêu thương ai hay đồ vật gì quá. Rồi cũng tuột ra khỏi tay thôi”.
Nhìn chung, giọng điệu dửng dƣng, lạnh lùng và giọng triết lí cũng là một phƣơng diện giúp nhà văn khắc họa chân thực và sống động về hiện thực và cuộc sống con ngƣời trong xã hội đô thị hôm nay.
40
KẾT LUẬN
Tìm hiểu Con người và hiện thực đời sống trong tập truyện Thành Phố
đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Từ sau 1986 đến nay, những đổi mới trong đời sống xã hội cùng với những đòi hỏi của cuộc sống đã thôi thúc nhà văn phải tìm tòi những đề tài mới để chuyển tải hiện thực mới của một giai đoạn đang chuyển biến. Yêu cầu đó chính là động lực, là xuất phát điểm để truyện ngắn phải vận động và ngày càng phát triển. Truyện ngắn hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ, gọn và đầy truyền cảm, truyền dẫn cực nhanh chóng các thông tin. Trong điều kiện ấy nhiều cây bút tài năng đã bứt phá, tự do phóng khoáng trong cách viết, trong quá trình sáng tạo, đƣợc sống tận cùng với những khao khát và ƣớc mơ của chính mình. Mỗi cây bút phải không ngừng cống hiến để cho truyện ngắn Việt Nam gặt hái đƣợc nhiều thành công, giữ vững đƣợc vị trí tiên phong của mình trên văn đàn.
Trong số những cây bút nữ của văn xuôi đƣơng đại Việt Nam, Nguyễn Thị Thu Huệ là một ngƣời có ý thức khá rõ về vai trò và ý nghĩa của văn chƣơng trong một thời đại mới. Chị xuất hiện với cái sắc sảo, lọc lõi trong từng trang văn, tác giả tạo nên cho mình một khoảng không gian riêng trên văn đàn và cũng thu hút đƣợc không ít bạn đọc. Tập truyện Thành phố đi vắng đã khai phá mảng đề tài đô thị hiện đại với nhiều nỗi băn khoăn của nhà văn trƣớc thực trạng cuộc sống hôm nay. Mặc dù có chỗ còn cực đoan và hạn chế nhất định nhƣng tập truyện đã có những tín hiệu đáng ghi nhận về sức chứa nội dung và những nét độc đáo trong nghệ thuật, để lại dấu ấn đặc biệt cho nền văn xuôi đƣơng đại
41
Việt Nam. Đặc biệt Thành phố đi vắng đã góp thêm những vấn đề nóng bỏng mà xã hội hôm nay đang quan tâm, đó là sự lạnh lùng, thói vô cảm đáng sợ của con ngƣời trong xã hội đô thị hiện đại. Từ đó, thông điệp mà Thu Huệ muốn gửi đến với bạn đọc là hãy biết cách vƣợt qua những điều tồi tệ để làm ra những giá trị tốt đẹp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh (1995), Đổi mới văn học vì sự phát triển, Tạp chí văn học (số 4). 2. Vũ Tuấn Anh (1996), Qúa trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể
loại, Tạp chí văn hóa (số 9).
3. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Bình (2012), Văn xuôi Việt Nam sau 1975, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
5. Hà Minh Đức (chủ biên) (1995), Lí luận văn học, NXB Giáo dục.
6. Hà Minh Đức (chủ biên) (1991), Mấy vấn đề lí luận văn nghệ trong sự nghiệp
đổi mới, NXB Sự thật, Hà Nội.
7. Trần Thanh Định (1998), Tìm hiểu truyện ngắn, NXB Tác phẩm mới.
8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2010), Từ điển
thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Việt Nam.
9. Chu Thu Hiền (2012), Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của các nhà
văn đương đại: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư,
Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHà Nội 2.
10.Bùi Hiển (2001), Vài ý nghĩ về truyện các cây bút trẻ gần đây, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (số 1).
11.Nguyễn Thị Thu Huệ (2012), Thành phố đi vắng, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh
12.Nguyên Hƣơng (2012), Nguyễn Thị Thu Huệ, nhà văn của nồng ấm tình yêu, http://nhavantphcm.com.vn.
13.Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam thời đại mới, NXB Giáo dục. 14.Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học (bộ mới), NXB Thế giới.
15.Trần Đình Sử ( chủ biên) (2004), Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử,
NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
17.Bùi Việt Thắng (1994), Năm truyện ngắn dự thi của một cây bút trẻ, Văn nghệ Quân đội (số 1)
18.Bùi Việt Thắng (2002), Lời giới thiệu truyện ngắn bốn cây bút nữ, NXB Văn học.
19.Xuân Thiều (1999), Mấy giọng văn trẻ trung mới mẻ, Tạp chí văn nghệ Quân đội (số 12).
20. Xuân Thiều (1999), Mấy suy nghĩ về truyện ngắn, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (số 4).
21.Bích Thu (2001), Văn xuôi phái đẹp, Tạp chí Sông Hƣơng (số 145).
22.Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Thị Thu Huệ: Người tốt đang co ro, http://giaitri.vnexpress.net.
23.Hồ Sĩ Vịnh (2002), Thi pháp truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Báo Văn nghệ (số 35).