8. Bố cục của khóa luận
2.1.2. Đời sống thời văn minh kỹ trị
Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ khiến máy móc đang dần thay thế cho những công việc của con ngƣời. Đây chính là cơ sở tạo lối sống hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, cũng xuất hiện không ít nguy cơ mà đáng sợ nhất là con ngƣời cũng trở thành máy móc, lạnh lùng, vô cảm. Trong truyện của Thu Huệ con ngƣời sống trong ánh hào quang của nền văn minh kỹ trị, bị vây bọc bởi các thiết bị công nghệ số, Intenet và truyền thông: “Có ba tivi treo tường chính trung tâm sảnh, ai đến cũng đi qua. Hai tivi truyền trực tiếp Chung kết Cuộc thi Duyên dáng Quý
20
bà.Cái còn lại truyền trực tiếp từ sân đua chó định kỳ cuối tuần”(X- Men có
mùi trường đua). Nhà nào cũng có tivi 37 kênh mắc cáp để “xem những thông
tin trong nước và quốc tế cho bớt u mê” (Sống gửi thác về). Hay những vật
dụng thông minh của thời kì văn minh kỹ trị như những chiếc điện thoại: “em lào phào chỉ Nokia đời mới khá phức tạp nhưng đầy văn hóa khi dùng, là không dùng ngón cái nhắn tin hay bấm số mà dùng bút. Nói: Tìm số cái
Phượng”( Coi như không biết). Và những cuộc điện thoại online về những bộ
phim trên tivi của anh chàng trong truyện Chủ nhật được xem phim hoạt hình.
Quả thật, intenet đã mang lại cho con ngƣời lợi ích lớn nhƣng mặt trái cũng không ít hệ lụy. Nguyễn Thị Thu Huệ đã phản ánh đến tận cùng những hệ lụy ấy. Trong Sống gửi thác về, ông ngoại Dƣơng vì thƣơng những con ngƣời u mê đang ở nhà, nên khi bắt đầu thời đại bùng nổ thông tin, thế giới đang cào phẳng dần liền “gửi tiền cho sắm cái vi tính đời chót, nối mạng nhanh, chỉ cần bấm vào con chuột, là mày đã buôn chuyện với bố đến tận đẩu
tận đâu”. Nhƣng đợi hơn bốn tháng, ngày nào bố cũng yahoo.com ngóng tin
con mà chẳng thấy con yahoo.com lại một lần. Bố gọi điện về hỏi, hai vợ chồng tranh nhau kể tội cái máy tính của bố: “Từ ngày có nó, hai bố con thằng Dương xung khắc như quân thù quân hằn. Tranh nhau chơi điện tử, mua bán máu ảo bằng tiền thật bắn nhau đến hết máu thì mua tiếp. Luyến tự ái, trích lãi tiết kiệm từ tiền bán giò chả, làm thêm bộ vi tính nữa, nối mạng tại nhà, thông hai máy, bố con xơi nhau chí chết, thằng nào khỏe thằng đó
thắng”. Rốt cuộc, sau cuộc điện thoại về nhà khiến ông bố cấm khẩu, không
biết nói gì hơn. Trong truyện Của Cha, của Con những cành vạn niên thanh bạn đọc cũng thấy rùng rợn khi con ngƣời sống trong thời kì phát triển của internet: Cha bị chém ba phát, đứt một khoảng ruột, giập gan, lá lách. Hạo chân dài bị đứt gân chân, hai vết dao lam rạch mặt, một vết đâm từ lưng. Nhóm người chém Cha và cô Hạo đã bị bắt, vì lý do đơn giản: đánh ghen.
21
Cuộc đòn ghen ấy nhằm vào Hạo, khi cô ngồi trên xe Cha vừa dừng lại ở một ngõ hẻm…Bất ngờ, bốn thanh niên dao kiếm đầy mình như trong Game
online nhảy từ trong bóng tối ra, phi thân chém tới tấp vào Hạo. Đắm chìm
vào trò chơi công nghệ khiến nhiều ngƣời sống trong thế giới ảo. Báo chí hàng này cảnh báo tình trạng những kẻ giết ngƣời vì không còn phân biệt đƣợc thế giới thực và thế giới ảo. Truyện Phòng chiếu phim số 9 cũng đề cập đến hiện tƣợng này: “Con gái mà dám giết người. Xem phim nhiều, sống,
chết, yêu giết như phim”. Đây là những hiện trạng không còn hiếm và thƣờng
xuyên sảy ra trong cuộc sống, là một nhà văn tận tâm, tận lực và có trách nhiệm cao về trang viết của mình Thu Huệ mang đến cho bạn đọc những trang truyện chứa đựng sự thật về cuộc sống, những mặt trái của một thời kì văn minh kỹ trị.
Trong những truyện ngắn Thu Huệ, có bao gia đình sau khi hoàn tất cuộc chạy đua về kinh tế và tiện nghi, mong tận hƣởng hạnh phúc thì than ôi, những tiện nghi trong gia đình lại tỉ lệ nghịch với hơi ấm gắn kết hạnh phúc. Giống nhƣ một nhà quay phim chuyên nghiệp, nhà văn chiếu ống kính vào mọi ngóc ngách trong đời sống của thời văn minh kỹ trị. Ở đó, đời sống con ngƣời rất đầy đủ về vật chất, con ngƣời đƣợc trang bị đầy đủ tiện nghi, tiện ích của văn minh hiện đại, nhƣng tất cả sự giàu có và đầy đủ ấy cũng không thể mua đƣợc hạnh phúc cho con ngƣời. Một hiện thực đời sống của gia đình và xã hội đang phô bày bao nhiêu điều bất ổn bởi: li hôn, sống thử, những tệ nạn mới nảy sinh… buộc ngƣời đọc phải suy ngẫm.