Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chovay ngắn hạn tại BIDV Chi nhánh Bắc Hải Dương

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hải Dương (Trang 64)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI BIDV CHI NHÁNH BẮC HẢI DƯƠNG

3.2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chovay ngắn hạn tại BIDV Chi nhánh Bắc Hải Dương

tại BIDV Chi nhánh Bắc Hải Dương

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn là một nhiệm vụ cấp bách của các NHTM vì nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay ngắn hạn nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tăng thu nhập, giảm thiểu rủi ro là mục tiêu chính của NHTM trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động cho vay ngắn hạn rất phức tạp, sự vận động của vốn vay chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau và gắn liền với sự thăng trầm của nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Hải Dương nói riêng phải thường xuyên quan tâm đến hoạt động cho vay ngắn hạn, từ đó tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu nợ quá hạn, tăng vòng quay vốn tín dụng, hạn chế rủi ro để đảm bảo an toàn trong quá trình kinh doanh.

Giải pháp 1:Cải tiến, da dạng hóa cơ cấu, loại hình cho vay ngắn hạn.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta dần đi vào ổn định, cùng với mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhu

cầu vốn ngắn hạn ngày càng tăng. Cải tiến và đa dạng hóa các loại hình cho vay ngắn hạn nhằm mục đích thu hút khách hàng. Ngân hàng có nhiều loại sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó, đa dạng hóa các hình thức tín dụng để phân chia rủi ro.

Ngân hàng phải luôn cải tiến và đổi mới các hình thức cho vay, đầu tư cho phù hợp với quá trình biến đổi nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người đi vay cũng như nền kinh tế. Điều này thể hiện sự nhạy bén của Ngân hàng trước những biến đổi của nền kinh tế.

Đa dạng hóa loại tiền cho vay: hiện nay để đáp ứng nhu cầu sản xuất linh doanh trong nền kinh tế mở, các cá nhân, tổ chức kinh tế có nhu cầu vay ngoại tệ rất lớn để mở rộng sản xuất, nhập máy móc thiết bị. nhất là trên địa bàn, có rất nhiều khu công nghiệp đang được mở ra, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đa dạng hóa loại tiền cho vay sẽ giúp các doanh nghiệp cũng như hộ gia đình, cá nhân tiến hành sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn. Ngân hàng phải luôn xác định một lượng ngoại tệ hợp lý, để khi khách hàng cần là có.

Giải pháp 2: Thực hiện tốt công tác khách hàng, mở rộng tín dụng.

Chiến lược khách hàng luôn là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi ngân hàng. Khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho sự thành công và phát triển của ngân hàng. Chiến lược khách hàng cần được xây dựng trên quan điểm hợp tác kinh doanh ngày càng sâu rộng với các nhà sản xuất kinh doanh trên cơ sở lợi ích trước mắt và lâu dài.

Ngân hàng cần đi sâu và nắm bắt tình hình của khách hàng, để có thể sắp xếp và phân loại theo các nhóm khách hàng phù hợp, mỗi nhóm cần có những chính sách và xây dựng kế hoạch riêng. Ngân hàng cũng cần sắp xếp lại các khách hàng là doanh nghiệp trên địa bàn đang trong quá trình cổ phần hóa, giải thể và sáp nhập.. để có những quyết định cho vay hợp lý. Ngoài ra ngân hàng cũng cần có những chính sách cho vay ưu đãi hơn với những phương án kinh doanh có tính khả thi cao.

Ngân hàng nên mở rộng tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đặc điểm của họ là rất năng động, nhạy bén, thích ứng với cơ chế thị trường, bộ máy kinh doanh gọn nhẹ và luôn có trách nhiệm cao với đồng vốn đi vay. Trên địa bàn , xu hướng phát triển kinh doanh tư nhân gia tăng, thành phần ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy ngân hàng cũng cần mạnh dạn hơn cho vay các cá nhân, tổ chức ngoài quốc doanh, nhất là những tổ chức kinh doanh có hiệu quả, đảm bao đủ điều kiện vay vốn.

Bên cạnh đó, kinh tế nông thôn cũng ngày một phát triển với quy mô lớn hơn, nhu cầu về vốn cũng khá cao, nhất là khi nhà nước đang chú trọng tới phát triển nông, lâm nghiệp. Tuy nền công nghiệp trên địa bàn đang phát triển mạnh mẽ trong những năm qua nhưng diện tích nông nghiệp luôn chiếm tỷ lệ cao, xu hướng phát triển kinh tế trang trại đang được mở rộng và đem lại những kết quả tích cực. Ngân hàng cũng nên mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế này với những ưu đãi, hỗ trợ nhằm giúp cho nền nông nghiệp nước nhà được cải thiện.

Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng công tác thẩm định.

Thẩm định khách hàng nhằm kiểm tra khẳng định lại những chi tiết kỹ thuật như: thiết bị công nghệ, quy mô đầu tư, công suất máy móc, chất lượng sản phẩm, giá cả thị trường,… trên cơ sở đó đi đến quyết định đầu tư hay không. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đòi hỏi thông tin phải chính xác về khách hàng vay vốn, thông tin về xu hướng phát triển của các ngành kinh tế. Do đó BIDV Chi nhánh Bắc Hải Dương cần xây dựng cho mình một hệ thống cơ sở dữ liệu chứa đựng những thông tin phong phú liên quan đến hoạt động cho vay ngắn hạn.

Cần nâng cao hơn nữa chất lượng thu thập và xử lý thông tin. Các thông tin phải được kiểm tra tính chính xác kỹ càng trước khi phân tích. Thông tin cần phải được lấy từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh đối chiếu, như lấy từ chính khách hàng vay vốn, từ hồ sơ lưu trữ của ngân hàng nhà nước, từ thông tin đại chúng.

Ngân hàng phải thẩm định, kiểm tra lại các cơ sở của việc lý luận, tính toán của người đi vay về hiệu quả kinh tế, khả năng vay trả của khách hàng. Từ đó

đưa ra những phản biện lại các lý luận, tính toán đó của người đi vay để làm sang tỏ mọi khía cạnh phương án kinh doanh của khách hàng. Ngân hàng cũng nên xem xét thêm khách hàng trả nợ bằng nguồn vốn nào, nguồn vốn trả nợ có đảm bảo không, trả nợ trong bao nhiêu lần và thời gian hoàn nợ.

Giải pháp 4: Tăng cường kiểm tra tín dụng, theo dõi, đôn đốc trong quá trình thu nợ và thu lãi.

Giám sát quy trình sử dụng tiền vay ngắn hạn của khách hàng là một điều hết sức cần thiết , là một biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro. Việc giám sát sẽ giúp ngân hàng kiểm soát được hành vi của người vay vốn, đảm bảo đồng vốn sử dụng có hiệu quả và đúng mục đích. Ngân hàng phải luôn đảm bảo nắm chắc tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn cũng như nắm bắt được các khoản cho vay đang sử dụng như thế nào. Ngân hàng nên yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về kết quả kinh doanh kèm với số tiền trả nợ đinh kỳ. Các khoản nợ gốc lớn trước khi đến hạn, ngân hàng cần có sự nhắc nhở để khách hàng có thể thu xếp trả nợ đúng hạn. Nếu phát hiện khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng cần đưa ngay ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp kịp thời.

Ngân hàng cũng cần tiến hành kiểm tra, kiểm soát nội bộ một cách thường xuyên, nghiêm túc trong việc lập hồ sơ tín dụng đảm bảo tính pháp lý, kiểm tra thời hạn cho vat, thời hạn gia hạn nợ…để phòng chống sai sót, đảm bảo về mặt nội bộ.

Cán bộ tín dụng cần thường xuyên đôn đốc thu nợ, thu lãi đúng kỳ hạn và đầy đủ. Nếu có nợ quá hạn thì ngân hàng cần phải gửi báo cáo cho khách hàng để họ chuẩn bị nguồn trả vào thời điểm gần nhất, đồng thời cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi mọi diễn biến để kịp thời thu hồi nợ.

Bên cạnh việc đôn đốc những khoản nợ quá hạn. Trong một số điều kiện cụ thể, ngân hàng có thể tăng them vốn vay, thay đổi kỳ hạn nợ cho khách hàng. Việc làm này có thể tăng rủi ro về mặt tín dụng nhưng xét về lâu dài, nếu nhận thấy khách hàng có khả năng duy trì phát triển kinh doanh, đồng thời vẫn có tinh

thần hợp tác, có trách nhiệm trả nợ thì ngân hàng có thể tạo điều kiện giúp đỡ khách hàng làm ăn có hiệu quả. Trong một số trường hợp sẽ là cách tốt nhất để thu hồi vốn. Ngoài ra ngân hàng cũng nên tư vấn thêm cho khách hàng chiến lược phát triển và thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động sau đó của khách hàng.

Đối vơi những khoản vay khó đòi thì ngân hàng cũng nên xin sự giúp đỡ từ cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban ngàng chức năng có liên quan trong việc thu nợ và xử lý tài sản đảm bảo.

Giải pháp 5: Dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình cho vay và đưa ra biện pháp phòng ngừa.

Rủi ro là một khái niệm không xa lạ gì với hoạt động tín dụng, trong đó có rủi ro về hoạt động cho vay ngắn hạn. Những rủi ro mà ngân hàng thường gặp phải là : rủi ro lãi suất, rủi ro thanh toán, rủi ro khách hàng không hoàn nợ và lãi đúng kỳ hạn. Thời gian cho vay ngắn hạn không quá dài nhưng cung không ngắn, lượng vốn vay tương đối lớn, khi rủi ro xảy ra sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng và kéo dài cho cả bên đi vay, ngân hàng và các bên có liên quan. Chính vì vậy biện pháp xác định dự báo rủi ro tiềm ẩn trong quá trình cho vay là hết sức cần thiết đối với ngân hàng. Việc dự báo rủi ro tiềm ẩn càng đầy đủ, các biện pháp phòng ngừa càng cẩn trọng thì hiệu quả sử dụng càng cao.

Khi tính toán nguồn trả nợ, thời gian trả nợ, để an toàn và phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn, ngân hàng nên xem xét phương án sản xuất kinh doanh trong điều kiện xấu nhất khách hàng có hoàn trả được vốn và lãi vay trong thời hạn cho phép không. Nếu hoàn trả được thì ngay khi quyết định cho vay có thể yên tâm phần nào về khoản vay.

Cần cơ cấu lại các khoản nợ; phân tích thực trạng các món nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn rủi ro và nợ đã xử lý rủi ro để từ đó đánh giá được khả năng thu hồi thông qua phân tích nợ có đảm bảo, không có đảm bảo, thực trạng tài sản thế chấp để trích lập dự phòng rủi ro hợp lý.

Để tránh tình trạng cho vay tràn lan, kéo dài, kém hiệu quả, ngăn chặn tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích thì ngân hàng cần giải ngân đúng kế hoạch và đầy đủ, kịp thời.

Giải pháp 6: Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ.

Muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì một yếu tố không thể thiếu được là nâng cao trình độ quản lý, năng lực quản lý của cán bộ tín dụng. Vì vậy ngân hàng cần lên kế hoạch hóa công tác đào tạo cán bộ, sớm tiêu chuẩn hóa cán bộ tín dụng. Cần đào tạo một cách trọng điểm để thực sự có những cán bộ đủ năng lực và hiểu biết phục vụ yêu cầu công tác kinh doanh , tránh đào tạo tràn lan, lãng phí, ưu tiên đào tạo cán bộ chủ chốt trước, sau đó đào tạo cán bộ kế cận.

Người cán bộ tín dụng phải là người am hiểu khách hàng, hiểu biết sâu sắc thực lực tài chính cũng như tiềm năng phát triển của khách hàng và phải có vốn hiểu biết nhất định về thị trường và lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng của mình đang tiến hành sản xuất kinh doanh. Ngân hàng nên phân chia mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một mảng cho vay nhất định, giao việc đúng người.

Giải pháp 7: Phát triển trung tâm, dịch vụ tư vấn.

Trong nền kinh tế mở rộng mạng lưới tin học đã đi sâu vào mọi lĩnh vực, ngành nghề thì thông tin sẽ càng đến với đông đảo người dân hơn. Sẽ có thông tin mà mỗi người tiếp cận hiểu theo những hướng khác nhau, hoặc nhiều vấn đề các thông tin cập nhật có thể ngược nhau. Vì vậy mạng lưới trung tâm, dịch vụ tư vấn càng được mở rộng sẽ tạo điều kiện và giúp đỡ khách hàng rất nhiều trong việc tìm kiếm thông tin và cung cấp thông tin.

Tư vấn ngân hàng là một lĩnh vực với mục đích đánh giá, phân tích, dự báo các thông tin về tình hình kinh tế, xã hội, pháp luật, thị trường, giá cả liên quan đến vấn đề giúp đỡ cho khách hàng đưa ra quyết định đầu tư, kinh doanh một cách đúng đắn nhất, chính xác nhất, sang suốt nhất. Qua đó, khách hàng sẽ sử dụng vốn vay của mình một cách hiệu quả nhất, chất lượng của các khoản vay được nâng cao. Ngoài ra, công tác dịch vụ, tư vấn thực hiện tốt sẽ thu hút được khách hàng và quảng bá thương hiệu cho ngân hàng.

Tuy vậy, dịch vụ tư vấn nói chung và dịch vụ tư vấn ngân hàng nói riêng chưa được phát triển mạnh ở Việt Nam, nguyên nhân cũng có thể là do mức phí tư vấn cao, chất lượng tư vấn thấp, hoặc từ nhận thức của người dân còn xem nhẹ hiệu quả của dịch vụ tư vấn. Dịch vụ tư vấn của ngân hàng cần chung tay với các dịch vụ tư vấn khác để giải quyết những hạn chế còn tồn đọng.

Giải pháp 8: Tăng cường hoạt động Marketing Ngân hàng và áp dụng chính sách khách hàng hợp lý.

Trong xu thế nền kinh tế dịch vụ hiện nay, hoạt động marketing, xúc tiến, thiết lập kênh phân phối, cổ động, truyền thông, quảng cáo và chăm sóc khách hàng có tác động rất quan trọng đến hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng và trong cho vay ngắn hạn nói riêng.

Khách hàng thường có thói quen bắt chước theo số đông, chịu tác động tâm lý bầy đàn trong tiêu dùng, dịch vụ, nhất là những dịch vụ nhạy cảm như: viễn thông, ngân hàng, công nghệ thông tin… Nếu các ngân hàng chủ động ngồi chờ khách hàng đến với mình thì chắc chắn sẽ không có thị phần trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Mặc dù BIDV Chi nhánh Bắc Hải Dương hoạt động trên địa bàn thuận lợi nhưng đây cũng là địa bàn có sự cạnh tranh gay gắt của nhiều tổ chức tín dụng. Do vậy khâu marketing là khâu không thể thiếu để có thể nâng cao khả năng canh tranh của mình trên địa bàn.

Việc thành lập một phòng có nhiệm vụ chuyên trách về mảng Marketing và tìm kiếm khách hàng có thể là phòng Marketing chuyên biệt hoặc phòng Quan hệ khách hàng dù đã nằm trong toàn bộ đề án đổi mới mô hình hoạt động chung của BIDV Chi nhánh Bắc Hải Dương cũng cần nhanh chóng tiến hành thành lập. Trước mắt khi chưa có thì thực hiện theo phương châm mỗi cán bộ ngân hàng đều thực hiện Marketing. Thay đổi nếp nghĩ và tác phong làm việc,… bởi trong một chuẩn mực nào đó các nhân tố như: bề ngoài, sự giúp đỡ nhiệt tình, tính lịch sự của mỗi cán bộ dường như tạo nên những nhận xét quan trọng cho khách

hàng khi đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tránh gây cho khách hàng những bất mãn có xu hướng thay đổi ngân hàng trong giao dịch.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hải Dương (Trang 64)