Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hải Dương (Trang 38)

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HẢI DƯƠNG

2.1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn.

Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Chi nhánh. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để Chi nhánh có thể thực hiện các hoạt động khác như: cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng cho khách hàng.

Bảng 2.3 : Tình hình huy động vốn tại BIDV Chi nhánh Bắc Hải Dương

Đơn vị : tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng vốn huy động 821 100 929 100 1066 100 1.Theo chỉ tiêu khách hàng Dân cư 442 53..8 493 53.0 516 48.5 Định chế tài chính 153 18.6 218 23.5 251 23.5 Tổ chức kinh tế 226 27.6 218 23.5 299 28.0

2. Theo chỉ tiêu loại tiền

VND 679 82.7 721 77.6 886 83.1 Ngoại tệ 142 17.3 208 22.4 180 16.9 3. Theo chỉ tiêu kỳ hạn KKH 159 19.4 194 20.9 187 17.6 Ngắn hạn 464 56.5 522 56.2 614 57.6 TDH 198 24.1 213 22.9 265 24.8

Biểu đồ 2.1: Tổng vốn huy động của BIDV Chi nhánh Bắc Hải Dương qua các năm (2010-2012)

Do nằm trên địa bàn đông dân cư, do uy tín và sức cạnh tranh cao nên chi nhánh luôn huy động được lượng vốn lớn và tăng qua các thời kỳ. Cụ thể, trong năm 2011 tổng nguồn vốn huy động được là 929 tỷ đồng tăng so với năm 2010 là 108 tỷ đồng, tăng 13.1%. Kết quả đạt được là do bước sang năm 2011, kinh tế phát triển. trong năm 2012, tổng vốn huy động được là 1066 tỷ đồng tăng so với năm 2011 137 tỷ đồng, tăng 14.7%.

+ Xét theo cơ cấu khách hàng.

Tiền gửi từ dân cư tăng dần qua các năm về tổng số tiền và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2010 là 442 tỷ đồng chiếm 53.8% tổng nguồn vốn huy động năm 2010. Năm 2011,là 493 tỷ đồng chiếm 53.0% tổng nguồn vốn huy động năm 2011, tăng 51 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 11.3% so với năm 2010. Năm 2012 là 516 tỷ đồng chiếm 48.5% tổng nguồn vốn huy động năm 2012, tăng thêm 23 tỷ đồng so với năm 2010, tăng 4.6% so với năm 2011.

Huy động vốn từ các định chế tài chính tăng về số tiền đồng thời tăng về tỷ trọng. Năm 2010 là 153 tỷ đồng chiếm 18.6% tổng nguồn vốn huy động năm 2010. Năm 2011 là 218 tỷ đồng chiếm 23.5% tổng nguồn vốn huy động năm 2011, tăng 65 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 42.5% so với năm 2010. Năm 2012 là 251tỷ

đồng chiếm 23.5% tổng nguồn vốn huy động năm 2012, tăng thêm 33 tỷ đồng so với năm 2010, tỷ lệ tăng so với năm 2011 là 15.1%.

+ Xét về loại tiền:

Huy động vốn bằng VNĐ luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Năm 2010 là 679 tỷ đồng chiếm 82.7% tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Năm 2011 là 721 tỷ đồng chiếm 77.6% tổng nguồn vốn huy động năm 2011, tăng 42 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 6.2% so với năm 2010. Năm 2012 là 886 tỷ đồng chiếm 83.1% tổng nguồn vốn huy động năm 2012, tăng thêm 165 tỷ đồng so với năm 2011, tăng 22.9%.

Vốn huy động bằng ngoại tệ, năm 2010 là 142 tỷ đồng chiếm 17.3% tổng nguồn vốn huy động năm 2010. Năm 2011 là 208 tỷ đồng chiếm 22.4% tổng nguồn vốn huy động năm 2011, tăng 66 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 46.5% năm 2010. Năm 2012 là 539 tỷ đồng chiếm 16.9% tổng nguồn vốn huy động năm 2012 và giảm đi 84 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ giảm so với năm 2011 là 13.8%

+ Xét theo kỳ hạn gửi tiền:

Tiền gửi không kỳ hạn có sự biến động lên xuống. năm 2010 là 159 tỷ đồng chiếm 19.4% tổng nguồn vốn huy động năm 2010. Năm 2011 là 194 tỷ đồng chiếm 20.9% tổng nguồn vốn huy động năm 2011, tăng 35 tỷ đồng, tăng 22.01% so với năm 2010. Năm 2012 là 187 tỷ đồng chiếm 17.6% tổng nguồn vốn huy động năm 2012, và giảm đi 7 tỷ đồng so với năm 2011, ứng với tỷ lệ giảm 3.6%.

Tiền gửi ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động và tăng dần qua các năm. Năm 2010 là 464 tỷ đồng chiếm 56.5% tổng nguồn vốn huy động. năm 2011 là 522 tỷ đồng chiếm 56.2% tổng nguồn vốn huy động năm 2011, tăng 58 tỷ đồng so với năm 2010, tăng tỷ lệ 12.5%. năm 2012 là 614 tỷ đồng chiếm 57.6% tổng nguồn vốn huy động năm 2011 và tăng lên 92 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 17.6% .

Tiền gửi trung- dài hạn luôn tăng dần qua các năm. Năm 2010 là 198 tỷ đồng chiếm 24.1% tổng nguồn vốn huy động năm 2010. Năm 2011 là 213 tỷ

đồng chiếm 22.9% tổng nguồn vốn huy động, tăng 15 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 7.5% so với năm 2010. Năm 2012 là 265 tỷ đồng chiếm 24.8% tổng nguồn vốn huy động năm 2012 và tăng lên 52 tỷ đồng, tăng 24.4% so với năm 2011.

2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn (cho vay).

Bảng 2.4 : Tình hình cho vay của BIDV Chi nhánh Bắc Hải Dương 2010-2012 Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tín dụng 912 100 1006 100 1047 100 1. Theo kỳ hạn Ngắn hạn 673 73.8 726 72.2 742 70.9 Trung – dài hạn 239 26.2 280 27.8 305 29.1

2.Theo đối tượng khách hàng

Dư nợ đơn lẻ 83 9.1 87 8.7 112 10.7

Dư nợ TCKT 829 90.9 919 91.3 935 89.3

3. Theo loại tiền

VNĐ 710 77.9 783 77.8 809 77.3

Ngoại tệ quy đổi 202 22.1 223 22.2 238 22.7

Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay của BIDV Chi nhánh Bắc Hải Dương giai đoạn 2010-2012

Năm 2010, tổng dư nợ là 912 tỷ đồng. Năm 2011 là 1006 tỷ đồng, tăng so với năm 2010 là 94 tỷ đồng, tỷ lệ tăng so với năm 2010 là 10.3%. Năm 2012 là 1047 tỷ đồng, tăng so với năm 2011 là 41 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 4.08%.

+ Xét theo kỳ hạn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho vay ngắn hạn vẫn là chủ yếu nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm về tỷ trọng. Năm 2010, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 673 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 73.8% tổng dư nợ năm 2010. Năm 2011 dư nợ là 726 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 72.2% và tăng lên so với năm 2010 là 53tỷ đồng, ứng với tỷ lệ tăng 7.8%. Năm 2012, dư nợ ngắn hạn là 742 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 70.9% và tăng lên so với năm 2011 là 16 tỷ đồng, ứng với tỷ lệ tăng 2.2%.

Cho vay trung- dài hạn có xu hướng mở rộng cả về số lượng và tỷ trọng. Năm 2010, dư nợ cho vay đạt 239 tỷ đồng, chiếm 26.2% tổng dư nợ năm 2010. Năm 2011, dư nợ cho vay trung-dài hạn đạt 280 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27.8% trong tổng dư nợ năm 2011 và tăng lên so với năm 2010 là 41 tỷ đồng ,ứng với tỷ lệ tăng là 17.1%. Năm 2012, dư nợ ở mức 305 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29.1%, tăng so với năm 2011 là 25 tỷ đồng, ứng với tỷ trọng 8.9%.

+ Xét theo đối tượng khách hàng:

Chủ yếu là cho vay đối với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp. Năm 2010, dư nợ cho vay các TCKT đạt 829 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 90.9%. Năm 2011, dư nợ TCKT đạt 919 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 91.3%. Năm 2012, dư nợ cho vay TCKT đạt 935 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 89.3%.

Dư nợ bán lẻ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2010 là 83 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9.1%. Năm 2011 là 87 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8.7%. Năm 2012 là 112 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10.7%.

+ Xét theo loại tiền:

Chủ yếu là cho vay bằng VNĐ. Cho vay bằng VNĐ qua các năm: Năm 2010 là 710 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 77.9% tổng dư nợ năm 2010. Năm 2011 là 783 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 77.8% tổng dư nợ năm 2011. Năm 2012 là 809tỷ đồng, hiếm tỷ trọng 77.3%.

Cho vay bằng ngoại tệ qua các năm: Năm 2010 là 202 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22.1% tổng dư nợ năm 2010. Năm 2011 là 223 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22.2% tổng dư nợ năm 2011. Năm 2012 là 238 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22.7% tổng dư nợ năm 2012.

2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ.

Bảng 2.5 : Thu dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác của BIDV Chi nhánh Bắc Hải Dương 2010-2012 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 STT Thu dịch vụ ròng và kinh doanh ngoại tệ 7380 8104 9125 1 Dịch vụ thanh toán 1959 2037 2454 2 Western Union 81 112 143 3 Dịch vụ bảo lãnh 1946 2056 2512

4 Dịch vụ tài trợ thương mại 1425 1589 1711

5 Dịch vụ phái sinh 0 0 0

6 Dịch vụ thẻ 179 222 248

7 Phí tín dụng 197 209 253

8 Dịch vụ ngân quỹ 48 55 81

9 Thu phí hoa hồng bảo hiểm 52 52 58

10 Dịch vụ BSMS 109 118 128

11 Dịch vụ khác 392 446 586

12 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 992 1208 951

(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Chi nhánh Bắc Hải Dương 2010-2012)

Biểu đồ 2.3: Thu dịch vụ ròng và các hoạt động kinh doanh khác của BIDV Chi nhánh Bắc Hải Dương giai đoạn 2010-2012

Hoạt động dịch vụ luôn đem lại khoản thu nhập đáng kể cho Ngân hàng. Dịch vụ thanh toán là dòng sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao, luôn tăng dần qua các năm và là một trong những dòng sản phẩm chủ lực tại Chi nhánh. Tổng thu dịch vụ thanh toán năm 2010 là 1959 triệu đồng. Năm 2011 đạt 2037 triệu đồng. Năm 2012 đạt 2454 triệu đồng. Dịch vụ bảo lãnh cũng là dòng sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho Chi nhánh. Tổng dịch vụ bảo lãnh năm 2010 đạt 1946 triệu đồng. Năm 2011 đạt 2056 triệu đồng. Năm 2012 đạt 2512 triệu đồng. Bên cạnh đó các dịch vụ như: tài trợ thương mại, dịch vụ thẻ, dịch vụ BSMS, dịch vụ thu phí bảo hiểm cũng gia tăng qua các năm và đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, do những bất ổn của tỷ giá từ cuối năm 2011, cùng với thị hiếu của khách hàng nên kinh doanh ngoại tệ năm 2012 giảm sút so với năm trước đó.

2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh.

Để có thể đánh giá một cách chính xác, tổng thể và hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh của một ngân hàng hoặc bất cứ tổ chức kinh doanhh nào thì điều đầu tiên chúng ta thường nghĩ đến đó là Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng hoặc tổ chức kinh tế đó. Bảng báo cáo này sẽ phản ánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong thời gian yêu cầu. Tuy nhiên đó mới chỉ là điều kiện cần, chúng ta cần phải liên hệ với tình hình khách quan bên ngoài tác động vào tổ chức đó. Tổng hợp cả hai yếu tố cần và đủ thì mới có thể đi đến một kết luận chính xác nhất.

Sau đây là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Bắc Hải Dương qua 3 năm 2010-2012.

Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh

Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Chênh lệch thu chi trước 68.8 79.5 74.4 10.7 15.6 -5.1 -6.4

DPRR

Trích DPRR trong năm

17 20 11 3 17.6 -9 -45 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận trước thuế

51.8 59.5 63.4 7.7 14.9 3.9 6.6

( Nguồn: Báo cáo quyết toán của BIDV Chi nhánh Bắc Hải Dương năm 2010-2012)

Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận trước thuế của BIDV Chi nhánh Bắc Hải Dương giai đoạn 2010-2012.

Năm 2010, lợi nhuận trước thuế đạt 51.8 tỷ đồng, trong đó chênh lệch thu chi trước dự phòng rủi ro đạt 68.8 tỷ đồng. Chi nhánh trích dự phòng rủi ro 17 tỷ đồng. năm 2011 và năm 2012 lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh luôn tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011 là 59.5 tỷ đồng, tăng so với năm 2010 là 7.7 tỷ đồng, ứng với tỷ lệ 14.9%. Năm 2012 lợi nhuận trước thuế đạt 63.4 tỷ đồng, tăng so với năm 2011 là 3.9 tỷ đồng, ứng với tỷ lệ tăn 6.6%. Tuy nhiên, năm 2012 chênh lệch thu chi trước dự phòng rủi ro đạt 74.4 tỷ đồng, giảm so với năm 2011 là 5.1 tỷ đồng, ứng với tỷ lệ 6.4%.

Nhưng kết quả trên cho thấy tình hình kinh doanh của Chi nhánh rất khả quan, Ngân hàng có điều kiện thuận lợi để tiếp tục đầu tư, nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hải Dương (Trang 38)