VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HẢI DƯƠNG
2.2.1. Quy trình chovay ngắn hạn tại BIDV Chi nhánh Bắc Hải Dương
Hải Dương.
2.2.1. Quy trình cho vay ngắn hạn tại BIDV Chi nhánh Bắc HảiDương Dương
2.2.1.1. Tiếp nhận hồ sơ xin vay của khách hàng.
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, họ sẽ đến gặp nhân viên của ngân hàng và ghi những thông tin cần thiết vào hồ sơ xin vay. Cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn cho khách hàng lập hồ sơ cho vay đầy đủ và đúng quy định theo mẫu của ngân hàng ( gồm 5 bộ hồ sơ):
+ Giấy đề nghị vay vốn chứng minh mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.
+ Bộ hồ sơ, tài liệu chứng minh năng lực pháp lý. + Bộ hồ sơ, tài liệu chứng minh năng lực tài chính. + Bộ hồ sơ, tài liệu thuyết minh về việc vay vốn. + Bộ hồ sơ, tài liệu về tài sản đảm bảo.
2.2.1.2. Thẩm định tín dụng.
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình cho vay ngắn hạn, quyết định chất lượng của món vay thường bao gồm các nội dung sau:
+ Thẩm định tư cách đạo đức và mục đích vay của khách hàng. Cán bộ tín dụng phải đảm bảo khách hàng vay vốn có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, đủ tư cách pháp lý vay vốn ngân hàng. Nếu một khách hàng muốn vay vốn từ ngân hàng, họ phải trả lời đầy đủ những câu hỏi của cán bộ tín dụng về lý do xin vay hay nhu cầu tín dụng xuất phát từ đâu. Cuộc trò chuyện giữa cán bộ tín dụng và khách hàng là rất quan trọng bởi vì qua đó cán bộ tín dụng có điều kiện để nhận biết tính cách cũng như mục đích xin vay của khách hàng. Nếu cán bộ tín dụng phát hiện ra sự không trung thực của khách hàng đối với nhu cầu vay vốn thì có nhiều khả năng hồ sơ xin vay của khách hàng sẽ bị từ chối.
+ Thông thường thì những đặc điểm cơ bản của người đi vay được bộc lộ thông qua mục đích của việc vay tiền. Cán bộ tín dụng phải hỏi xem khách hàng sẽ dung khoản tiền vay vào mục đích gì và mục đích đó có phù hợp với chính
sách cho vay của ngân hàng không. Những cán bộ có kinh nghiệm đặt câu hỏi cho khách hàng rồi tự điền vào trong đơn chứ không để khách hàng tự điền.
+ Thẩm định tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Bao gồm các công việc sau : xác định mức thu nhập của khách hàng, việc làm, số dư các tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Nhân viên tín dụng phải được đảm bảo rằng những khách hàng vay vốn ý thức rõ rang về trách nhiệm hoàn trả đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ. Việc xác định nguồn thu nhập ổn định hàng tháng của khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là nguồn trả nợ chính cho ngân hàng. Những khách hàng có thu nhập ổn định và thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí sinh hoạt cần thiết cao thì khả năng được vay sẽ cao.
+ Đối với những khách hàng có chất lượng tín dụng thấp thì ngân hàng yêu cầu phải có người đứng ra bảo lãnh về việc hoàn trả các khoản vay. Nếu người đi vay không thanh toán các khoản nợ được bảo lãnh thì người đứng ra bảo lãnh phải có trách nhiệm thanh toán. Tuy nhiên nhiều ngân hàng chỉ xem việc có người bảo lãnh là một đảm bảo về mặt tâm lý hơn là một nguồn đảm bảo thật sự. Người đi vay sẽ thấy có trách nhiệm hơn trong việc hoàn trả khoản vay vì uy tín của người bảo lãnh.
2.2.1.3. Thẩm định tài sản đảm bảo.
Cán bộ tín dụng cần kiểm tra quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp các tài sản dùng làm vật đảm bảo của khách hàng. Khả năng chuyển tài sản thành tiền trong những trường hợp cần thiết và sự ổn định về giá cả của tài sản. Định giá tài sản đảm bảo cũng là một công đoạn rất quan trọng trong khâu thẩm định. Cuối cùng, ngân hàng cần xem xét khả năng bảo quản tài sản của người đi vay.
Lập báo cáo thẩm định. Sau khi thẩm định xong, cán bộ tín dụng sẽ lập báo cáo thẩm định trong đó ghi vắn tắt nhưng tổng quát về tình hình của khách hàng: tên, tuổi, mục đích vay, số tiền vay, phương án trả nợ, tài sản đảm bảo và đưa ra ý kiến cho vay hay không cho vay đối với khách hàng. Nếu cho vay thì phải ghi rõ số tiền, thời hạn, lãi suất, phương án trả nợ và các điều kiện kèm theo rồi trình lên trưởng phòng tín dụng xem xét. Nếu không cho vay thì phải ghi rõ lý do vì sao.
Sau khi nhận báo cáo thẩm định kèm theo hồ sơ vay vốn liên quan, trưởng phòng tín dụng hoặc cấp phê duyệt xem xét lại và yêu cầu cán bộ tín dụng giải thích bổ sung hoặc chỉnh sửa nếu có thiếu sót. Sau đó báo cáo sẽ được trình lên Hội đồng tín dụng xét duyệt, quyết định cho vay hay không cho vay. Trong trường hợp cần thiết ( ví dụ đối với các khoản vay lớn) , Hội đồng tín dụng có thể yêu cầu một bộ phận khác tái thẩm định hồ sơ vay. Sau khi hồ sơ vay vốn được chấp thuận, ngân hàng và khách hàng sẽ tiến hành kí kết hợp đồng tín dụng.
2.2.1.5. Giải ngân.
Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết. giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Tuy là khâu tiếp theo sau quyết định tín dụng, nhưng giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó có thể phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở các khâu trước. Ngoài ra cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích cam kết hay không? Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền với vận động tiền tệ, vận động hàng hóa,dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này. Tuy vậy giải ngân cũng phải tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo thuận lợi tránh gây khó khăn và phiền hà cho khách hàng.
2.2.1.6. Giám sát và thu nợ.
Giám sát tín dụng là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu đảm bảo cho khoản tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Các phương pháp giám sát tín dụng có thể áp dụng bao gồm:
+ Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. + Phân tích báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ. + Giám sát khách hàng thông qua trả lãi định kỳ.
+ Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn.
+ Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác.
+ Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác.
Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tùy theo tính chất của khoản vay và tình hình tài chính của khách hàng, hai bên có thể thỏa thuận và lựa chon một trong các hình thức thu nợ sau:
+ Thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn.
+ Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi theo định kỳ. + Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn.
Nếu đến hạn trả nợ mà ngân hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để sau này có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ.
2.2.1.7. Thanh lý hợp đồng tín dụng.
Thanh lý hợp đồng có thể xảy ra do khách hàng vi phạm hợp đồng hoặc do khoản vay đã đến hạn. Đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng. Khâu này gồm các việc quan trọng cần xử lý sau:
+ Thu nợ cả gốc và lãi. + Tái xét hợp đồng tín dụng. + Thanh lý hợp đồng tín dụng.