4.2.4.1. Tình hình sử dụng nhà vệ sinh
Bảng 4.10: Tình hình sử dụng các loại nhà vệ sinh của các hộ gia đình trên địa bàn xã Đắc Sơn, năm 2014
Kiểu nhà vệ sinh Số hộ gia đình Tỷ lệ %
Hố xí hai ngăn 37 24,7
Nhà vệ sinh tự hoại 94 62,7
Hố xí đất 11 7,3
Loại khác 8 5,3
Tổng 150 100
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2014)
62,7% 7,3% 5,3% 24,7% Hố xí hai ngăn Nhà vệ sinh tự hoại Hố xí đất Loại khác
Hình 4.9: Biểu đồ tình hình sử dụng các loại nhà vệ sinh của các hộ gia đình trên địa bàn xã Đắc Sơn, năm 2014
* Nhận xét: Qua bảng tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh và biểu đồ ta thấy nếu xét theo tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu của Bộ trưởng Bộ y tế (Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT) thì chỉ có 62,7% HGĐ của xã có nhà tiêu hợp vệ sinh số còn lại chưa có nhà tiêu hoặc nhà tiêu chưa hợp vệ sinh so với 18% số
HGĐ theo kết quả điều tra toàn quốc về VSMT nông thôn được công bố ngày 25/3/2008 thì đây cũng là con số khác cao.
Ta thấy có 24,7% HGĐ dùng hố xí hai ngăn nhưng hầu như là không hợp vệ sinh vì người dân không tuân theo các tiêu chuẩn của Bộ Y tế như nhà vệ sinh vẫn có ruồi nhặng, côn trùng, khi mưa nhà vệ sinh vấn bị dột, hắt nước vào vì nhà vệ sinh không có cửa, vì nhiều HGĐ lại lấy phân trong ngăn ủ ra để làm phân bón khi chưa đủ thời gian ủ (6 tháng)…
Trong 150 HGĐđược phỏng vấn có 7,3% HGĐ có nhà vệ sinh xây bằng đất đây là những hộ nghèo, hộ người già của xã.
+ Kết quả điều tra các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh trên
Bảng 4.11: Kết quả điều tra các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh trên địa bàn xã Đắc Sơn, năm 2014
Nguồn tiếp nhận Số hộ gia đình Tỷ lệ %
Cống thải chung 15 10 Ngấm xuống đất 46 30,7 Ao làng 42 28 Bể tự hoại 37 24,7 Nơi khác 10 6,6 Tổng 150 100
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2014)
30,7% 28% 24,7% 6,6% 10% Cống thải chung Ngấm xuống đất Ao làng Bể tự hoại Nơi khác
Hình 4.10: Biểu đồ nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh trên địa bàn xã Đắc Sơn, năm 2014
* Nhận xét: Dựa trên bảng các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh và biểu đồ ta thấy xã hiện vẫn chưa có cống thải chung nên nước thải từ nhà vệ sinh được người dân thải tràn ra vườn rồi ngấm xuống đất với tỷ lệ 30,7% HGĐ, nhà nào có nhà vệ sinh tự hoại thì thải vào bể tự hoại số đó chiếm 24,7% một số HGĐ lại thải vào hầm bioga hoặc xây một hỗ chứa cho nước thải ngấm sang dùng làm phân bón cho rau, cây trồng. Nước thải nhà vệ sinh ngấm xuống đất sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm mà người dân ở đây chủ yếu là dùng nước giếng cho sinh hoạt ăn uống vì vậy các cấp chính quyền cần có biện pháp khắc phục như xây dựng, lắp đặt hệ thống cống thải chung của địa phương để xử lý.
4.2.4.2. Tình hình chuồng trại chăn nuôi
Bảng 4.12: Kết quả điều tra, khảo sát các kiểu chuồng trại chăn nuôi của các hộ gia đình trên địa bàn xã Đắc Sơn, năm 2014
Kiểu chuồng trại Số phiếu Tỷ lệ (%) Có chuồng trại liền khu nhà ở 113 75,3 Có chuồng trại xa khu nhà ở 27 18 Loại khác 7 4,7 Không 3 2 Tổng 150 100
18% 4,7% 2% 75,3% Có chuồng trại liền khu nhà ở Có chuồng trại xa khu nhà ở Loại khác Không
Hình 4.11: Biểu đồ kết quả điều tra, khảo sát các kiểu chuồng trại chăn nuôi của các hộ gia đình trên địa bàn xã Đắc Sơn, năm 2014
* Nhận xét: Chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của xã (20%), gần đây trên địa bàn xã có nhiều hộ dân bắn đầu đẩy mạnh đâu tư quy mô chăn nuôi, tuy nhiên khâu quy hoạch chưa tốt, chưa có hệ thống thoát nước thải mà vẫn chỉ là rãnh thải, có nhiều hộ gia đình thải trực tiếp ra kênh mương của địa phương gây mất vệ sinh môi trương chung. Hầu hết, các hộ dân vẫn có thói quen xây dựng khu chuồng trại gần khu nhà ở, giếng nước….
Theo kết quả phỏng vấn các HGĐ trong xã có 18% HGĐđặt chuồng trại tách riêng nhưng nhà vệ sinh liền kề khu nhà ở đây là những HGĐ có quy mô chăn nuôi lớn hoặc chăn nuôi đại gia súc; Còn lại 75,3% hộ có chuồng nuôi và nhà vệ sinh liền kề khu nhà ở điều này tạo điều kiện cho ruồi muỗi phát triển đặc biệt là vào mùa nóng, còn lại 2% HGĐ không có cả nhà vệ sinh và chuồng nuôi. Qua đó ta thấy việc xây dựng chuồng trại, nhà vệ sinh chưa có quy hoạch, chưa hợp vệ sinh.
Bảng 4.13: Kết quả điều tra tình hình xử lý chất thải chăn nuôi của các hộ gia đình trên địa bàn xã Đắc Sơn, năm 2014
Hình thức xử lý Số phiếu Tỷ lệ (%) Ủđể làm phân 61 40,7 Bón trược tiếp 50 33,3 Dùng làm nguyên liệu biogas 26 17,3 Không sử lý thải ra cống rãnh 13 8,7 Tổng 150 100
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2014)
33,3% 17,3% 8,7% 40,7% Ủđể làm phân Bón trược tiếp Dùng làm nguyên liệu biogas Không sử lý thải ra cống rãnh
Hình 4.12: Biểu đồ kết quả điều tra tình hình xử lý chất thải chăn nuôi của các hộ gia đình trên địa bàn xã Đắc Sơn, năm 2014
* Nhận xét: Qua kết quảđiều tra ta thấy các hộ dân sử lý chất thải chăn nuôi chủ yếu ủđể làm phân (chiếm 40,7%), làm nguyên liệu cho hầm Biogas (chiếm 17,3%), một số hộ gia đình không sử lý mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường, thường là các hộ chăn nuôi nhiều, vừa chắn nuôi vừa buôn cám, nên không có làm ruộng mà đặc thù loại phân này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và gây ô nhiễm môi trường.
4.2.5. Hiện trạng môi trường không khí
Bảng 4.14: Kết quả điều tra ý kiến người dân về chất lượng môi trường không khí, năm 2014 Chất lượng môi trường không khí Số phiếu Tỷ lệ (%) Bình thường 34 22,7 Bụi 57 38 Ồn 48 32 Ý kiến khác 11 7,3 Tổng 150 100
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2014)
7,3% 32% 38% 22,7% Bình thường Bụi Ồn Ý kiến khác
Hình 4.13: Biểu đồ kết quả điều tra ý kiến người dân về chất lượng môi trường không khí, năm 2014
* Nhận xét: Môi trường không khí theo nhận xét của người dân và qua khảo sát ở đây nhận thấy rằng trên tất cả các tuyến đường liên thôn, hay tuyến đường chính điều rất nhiều khói bụi và ồn, những khu vực xa khu vực đường chính, dân cư tập trung thưa thớt thì môi trường không khí tương đối trong lành.
Nguyên nhân:
- Trên địa bàn xã có các tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua. Nhiều đoạn đường xuống cấp cộng với thời tiết khô hanh nên phát sinh bụi trong quá trình lưu thông.
- Quá trình đâu tư xây dựng gây khói bụi.
- Hoạt động đốt rác thải chưa được thu gom xử lý.
- Do hoạt động công nghiệp: các cụm, khu công nghiệp đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng nên phát sinh nhiều bụi và ồn.