4.3.1. Đánh Giá chung
Nhìn chung xã Đắc Sơn là vực kinh tế - xã hội chưa phát triển, mặc dù mấy năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế có tăng nhưng chưa cao do người dân làm nông nghiệp là chính, ít người có nghề phụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng chưa phát triển, chính vì vậy môi trường nông thôn nơi đây
chưa chịu nhiều tác động xấu do quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên môi trường đang đứng trước nguy cơ đang bị ô nhiễm do điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng yếu kém cộng thêm bà con nông dân sử dụng chưa hợp lý các loại hóa chất và phân bón trong nông nghiệp.
4.3.2. Đề xuất giải pháp
Qua thời gian thực tập tại địa phương và quá trình khảo sát điều tra thực tế, em xin đề xuất các giải pháp như sau:
Nhân dân trong xã chủ yếu sử dụng nước giếng khơi do vậy nên xây dựng chuồng nuôi gia súc gia cầm cách xa khu vực giếng khơi đồng thời cần xây dựng các mô hình để xử lý nước thải, phân từ chuồng nuôi trước khi thải ra môi trường như hầm Bioga.
Xây dựng các hố rác tập chung của làng xã, hình thành các dịch vụ thu gom rác trên địa bàn xã.
Hình thành các nhóm HGĐ như “Hội nhà tiêu hợp vệ sinh” đây là hội gồm các HGĐ góp tiền trợ giúp nhau xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho từng HGĐ trong hội.
Xây dựng các hố chứa chai, lọ, túi nilon…chứa thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng đểđốt hoặc xử lý hợp vệ sinh.
Muốn dần dần xóa bỏđược tập quán không hợp vệ sinh cần có thời gian, từ chỗ tuyên truyền giáo dục cho mọi người, cho trẻ em từ khi mới lớn, cho học sinh từ khi cắp sách đến trường, cung cấp những kiến thức về khoa học từ đó biến thành ý thức, thái độ trong nếp sống và trở thành những hành động tự giác. Trong tuyên truyền giáo dục phải đi vào những vấn đề thực tế, với nội dung thật cụ thể và dễ hiểu như “Ăn chín, uống sôi”, “xây dựng ba công trình hợp vệ sinh môi trường” (nhà tiêu, giếng nước, nhà tắm).
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Xã Đắc Sơn nằm ở phía tây bắc của huyện Phổ Yên với tổng diện tích là 1.442,82 ha, bao gồm 23 thôn với dân số 9135 khẩu/2406 hộ, hoạt động kinh tế thuần nông là chủ yếu với diện tích đất nông nghiệp chiếm 1221,71 ha. Tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh trong xã đạt 80% với các loại hình cấp nước chủ yếu là giếng đào, giếng khoan chiếm 93,3% và một số hộ gia đình sử dụng nguồn nước được lấy từ nhà máy nước thành phố Thái Nguyên dọc theo Quốc lộ 3 chiếm 6,7%. Môi trường không khí trên tất cả các tuyến đường liên thôn, hay tuyến đường chính điều rất nhiều khói bụi và ồn, do nhiều đoạn đường xuống cấp cộng với thời tiết khô hanh nên phát sinh bụi trong quá trình lưu thông. Những khu vực xa khu vực đường chính, dân cư tập trung thưa thớt thì môi trường không khí tương đối trong lành.
Ý thức của người dân về bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Đắc Sơn chưa cao… Tình trạng vứt rác, xả rác bừa bãi còn xảy ra phổ biến, đặc biệt tại các khu vực đông dân như ngã ba ngã tư, chợ trường học… Phần lớn các hộ gia đình chưa có hố rác riêng (chiếm 70,7%), rác thải được được vứt tùy nơi rồi thu gom đốt hoặc chôn lấp là chủ yếu, đốt chiếm 37,3%, chôn lấp chiếm 24,7%. Nước thải không được thu gom xử lý mà phần lớn là thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây ô nhiễm, bốc mùi hôi thối, cho ngấm xuống đất hoặc chảy vào ao, hồ chiếm 36%, chảy ra sông chiếm 53,3%, 8% chảy vào cống thải chung. Nhận thức của chính quyền địa phương chưa đầy đủ, chưa tổ chức được các buổi tuyên truyền, giáo dục trọng tâm về môi trường nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân. Xã chưa có hố rác tập trung, chưa có đội thu gom rác dịch vụ.
5.2. Kiến nghị
- Xã nên xây dựng các hỗ chứa rác, nước thải tập trung và có mô hình xử lý nước thải; Đầu tư hỗ trợ người dân để họ có đủ khả năng xây dựng cống thải hợp vệ sinh.
- Tăng cường triển khai thực hiện chiến dịch hành động vì môi trường như những hoạt động “Vì xóm làng sạch đẹp”; “môi trường không muỗi” bằng cách mở các cuộc phun thuốc diệt muỗi bọ miễn phí cho nhân dân.
- Mở các buổi sinh hoạt thôn xóm để tuyên truyền, giáo dục vệ sinh môi trường cho người dân, trong các buổi sinh hoạt đó đưa ra các trò chơi, hình ảnh… về môi trường giúp người dân dễ dàng hiểu được về môi trường nói chung cũng như giữ gìn bảo vệ môi trường sống của họ nói riêng.
- Tăng cường cán bộ quản lý về công tác môi trường, cần có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp vứt rác bừa bãi, các biện pháp cần cứng rắn và đủ sức răn đe.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT
1. Đường Hồng Dật, (2003), Tài nguyên môi trường nông thôn Việt Nam sử dụng hợp lý và bảo vệ phát triển bền vững, Nxb Lao
đông xã hội, Hà Nội.
2. Lê Quý An, Lê Thạc Cán, Phạm Ngọc Đăng, Võ Quý (2004), Hội Bảo vệ thiên nhiên Việt Nam, Việt Nam môi trường và cuộc sống,
Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
3. Lê Thạc Cán, Nguyễn Thượng Hùng, Phạm Bình Quyền, Lâm Minh Triết, Đặng Trung Nhuận, tuyển tập báo cáo khoa học về “ Bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững”, Hà Nội, 1995. “Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường Thế giới và các cố gắng tới phát triển bền vững”, Lê Thạc Cán. Chương trình KT 02.
4. Lê Văn Khoa, Trần Thiên Cường, Trần Khắc Hiệp, Trịnh Thị Hải Yến, (2003), Hỏi đáp về Tài Nguyên và Môi Trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ (2004), Chuyên đề Nông thôn Việt Nam, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Hà Nội.
6. Nguyễn Ngọc Nông (2006), “Những vấn đề tài nguyên và môi trường bức xúc trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn miền núi”, Hội thảo: “Phát triển nông thôn đô thị hóa và tác động đến môi trường khu vực miền núi phía Bắc”, Thái Nguyên.
7. Nguyễn Thị Hồng Phương (2007), Quản lý môi trường, Giáo trình
giảng dạy, khoa Tài nguyên và Môi trường, ĐH Nông Lâm, Thái Nguyên.
8. Nguyễn Hằng (2008), Vệ sinh môi trường nông thôn và năm quốc tế
vệ sinh 2008, http://thoibaoviet.com/tintuc.xahoi.yte.25746.tbv (26/03/2008).
9. Phạm Khôi Nguyên, “Nhiệm vụ cấp thiết về cung cấp nước sạch cho
nhân dân”, Tạp chí nước sạch và Vệ Sinh Môi Trường (số 22), 2003. 10. Phương Nguyên (2009), Vệ sinh môi trường nông thôn: Từ mục
tiêu đến hiện thực.http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/xahoi/2009/3/17525.
html.(13/03/200)
11. Quốc Dũng (2005), “Một số vấn đề môi trường bức xúc trong nông nghiệp và phát triển nông thôn”, Tạp trí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (số 10), kỳ 2, tháng 5, năm 2005, trang 40 - 41. 12.Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Luật Bảo vệ Môi trường 2005,
Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội (2006).
13.Trịnh Thị Thanh (2004), Sức khỏe và môi trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
14.Trần Yêm, Trịnh Thị Thanh (1998), Ô nhiễm môi trường, Giáo trình
giảng dạy, khoa Môi trường, Đại học Tự Nhiên, Hà Nội.
15. Võ Quý, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam, Lưu trữ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội, 2001 – 2003.
II. TIẾNG ANH
16. Wold Health Organization (WHO) (1997), Assessment ofSources of