Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Đắc Sơn - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 35)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Đắc Sơn nằm ở phía Tây Bắc của huyện Phổ Yên. Ranh giới xã được xác định:

- Phía Bắc giáp phường Phố Cò - Thị xã Sông Công. - Phía Đông giáp xã Đồng Tiến.

- Phía Nam giáp xã Vạn Phái. - Phía Tây giáp xã Minh Đức.

Diện tích tự nhiên xã là 1.442,82 ha.

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Xã Đắc Sơn mang đặc điểm địa hình vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Địa hình chủ yếu là đồi bát úp và có độ dốc từ trung bình đến thấp.

Hướng dốc chính từđông bắc đến tây nam.

4.1.1.3. Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm là 23,30C, nhiệt độ trung bình cao nhất 370C vào tháng 6, tháng 7, nhiệt độ trung bình thấp nhất 90C vào tháng 1, tháng 2 (tháng có nhiệt độ cao nhất so với tháng có nhiệt đọ thấp nhất chênh lệch nhau tới 280C). Số giờ nắng trong năm từ 1.200 đến 1.500 giờ đươc phân bố tương đối đồng đều trong năm.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 2000-2200 mm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đồng đều do chịu sự chi phối chung của chếđộ mưa vùng Đông Bắc Bắc Bộ, có những nét đặc trưng như sau:

Từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau là mùa khô, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 14-16% tổng lượng mưa cả năm.

Từ tháng 4 đến tháng hết tháng 10 là mùa mưa, lượng mưa lớn chiếm tới 84-86% tổng lượng mưa cả năm. Trong đó tháng 7 và tháng 8 có lượng mưa lớn nhất (chiếm gần 40% tổng lượng mưa cả năm) thời gian này thường trùng với mùa mưa nên hay xảy ra lũ, ngập úng cục bộ.

- Lượng bốc hơi và độ ẩm: Là vùng có lượng bốc hơi lớn, lượng bốc hơi trung bình nhiều năm là 700- 800 mm.

Lượng bốc hơi tháng cao nhất (tháng 4): 82 mm. Lượng bốc hơi tháng thấp nhất (tháng 1): 61 mm.

Độ ẩm không khí tháng thấp nhất là tháng 10 và tháng 11 chỉ đạt 57%. Độẩm không khí tháng cao nhất là tháng 3 và tháng 4 đạt 85%.

Nhìn chung chênh lệch lượng bốc hơi giữa các tháng trong năm ít hơn so với chênh lệch lượng mưa.

Độ ẩm không khí trên địa bàn xã Đắc Sơn trung bình là 57-85%. Như vậy xét tổng thể xã có độ ẩm trong năm tương đối cao, tuy nhiên ở các tháng 01 và tháng 12 thường xảy ra hiện tượng hạn hán ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi trong thời gian này.

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phổ yên, tỉnh Thái Nguyên)

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất

Trên địa bàn xã Đắc Sơn có các loại đất chính như sau:

- Đất Feralit nâu vàng trên phù sa cổ (FP) phân bố ở trung tâm xã, có diện tích 512,80 ha chiếm khoảng 35,29% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã.

- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb) phân bốở phía tây xã, có diện tích là 531 ha, chiếm khoảng 36,55% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.

- Đất phù sa ngòi, suối (Py) có diện tích 182,50 ha, phân bố rải rác ở trung tâm xã chiếm 12,56% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất dốc tụ (D) phân bố ở phía đông bắc xã có diện tích 131,80 ha chiếm khoảng 9,07% tổng diện tích đất tự nhiên xã. Đất có độ dốc <3 độ.

- Đất đỏ vàng biến đổ do trồng lúa (F1) phân bố ở phía nam xã có diện tích là 16,50% độ dốc < 3 độ, chiếm 1,14% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã.

* Tài nguyên nước: Đắc Sơn có nguồn nước mặt tương đối phong phú, với lượng mưa trung bình năm khoảng 2000-2200 mm, đây là nguồn cung cấp cho các ao, hồ phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất của nhân dân trong xã. Ngoài ra xã còn có con suối chảy qua, đây cũng là nguồn cung cấp nước quan trọng cho đời sống và sản xuất của nhân dân.

Nguồn nước ngầm ở đây tương đối dồi dào, nhưng hiện nay việc khai thác, sử dụng nguồn nước còn nhiều hạn chế do tập quán sinh hoạt cũng như sản xuất đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nguồn nước nên cần phải xử lý khi đưa vào sử dụng trong sinh hoạt.

* Tài nguyên rừng: Hiện tại xã có 64,69 ha đất rừng chiếm 4,48% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó toàn bộ là rừng sản xuất và được trồng theo chương trình PAM và dự án 661, các cây trồng chính như: bạch đàn, luồng, keo, đã phát triển tốt góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan môi trường, hạn chế quá trình xô lũ, xói mòn.

* Tài nguyên nhân văn: Theo số liệu thống kê, đến quý I năm 2013 dân số của xã Đắc Sơn có 9135 người với 2406 hộ gia đình, sinh sống tại 23 thôn. Đây là địa bàn bản sắc văn hoá đa dạng, người dân trong xã có truyền thống cách mạng, cần cù chịu khó, có ý thức vươn lên.

* Cảnh quan môi trường: Đắc Sơn là một xã thuộc vùng núi cao Đông bắc Bắc Bộ. Tuy nhiên đến nay vấn đề môi trường đã có nhiều biến chuyển do áp lực dân số cũng như tập quán sản xuất của công đồng dân cư. Vì vậy, cần quan tâm chú ý bảo vệ nguồn nước.

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên)

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Đắc Sơn - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)