Tham khảo ý kiến của thầy cô, những người có liên quan, ý kiến đóng góp của cán bộ nông nghiệp và địa chính – môi trường xã.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm cơ bản của xã Đắc Sơn
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý 4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Đắc Sơn nằm ở phía Tây Bắc của huyện Phổ Yên. Ranh giới xã được xác định:
- Phía Bắc giáp phường Phố Cò - Thị xã Sông Công. - Phía Đông giáp xã Đồng Tiến.
- Phía Nam giáp xã Vạn Phái. - Phía Tây giáp xã Minh Đức.
Diện tích tự nhiên xã là 1.442,82 ha.
4.1.1.2. Địa hình địa mạo
Xã Đắc Sơn mang đặc điểm địa hình vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Địa hình chủ yếu là đồi bát úp và có độ dốc từ trung bình đến thấp.
Hướng dốc chính từđông bắc đến tây nam.
4.1.1.3. Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm là 23,30C, nhiệt độ trung bình cao nhất 370C vào tháng 6, tháng 7, nhiệt độ trung bình thấp nhất 90C vào tháng 1, tháng 2 (tháng có nhiệt độ cao nhất so với tháng có nhiệt đọ thấp nhất chênh lệch nhau tới 280C). Số giờ nắng trong năm từ 1.200 đến 1.500 giờ đươc phân bố tương đối đồng đều trong năm.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 2000-2200 mm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đồng đều do chịu sự chi phối chung của chếđộ mưa vùng Đông Bắc Bắc Bộ, có những nét đặc trưng như sau:
Từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau là mùa khô, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 14-16% tổng lượng mưa cả năm.
Từ tháng 4 đến tháng hết tháng 10 là mùa mưa, lượng mưa lớn chiếm tới 84-86% tổng lượng mưa cả năm. Trong đó tháng 7 và tháng 8 có lượng mưa lớn nhất (chiếm gần 40% tổng lượng mưa cả năm) thời gian này thường trùng với mùa mưa nên hay xảy ra lũ, ngập úng cục bộ.
- Lượng bốc hơi và độ ẩm: Là vùng có lượng bốc hơi lớn, lượng bốc hơi trung bình nhiều năm là 700- 800 mm.
Lượng bốc hơi tháng cao nhất (tháng 4): 82 mm. Lượng bốc hơi tháng thấp nhất (tháng 1): 61 mm.
Độ ẩm không khí tháng thấp nhất là tháng 10 và tháng 11 chỉ đạt 57%. Độẩm không khí tháng cao nhất là tháng 3 và tháng 4 đạt 85%.
Nhìn chung chênh lệch lượng bốc hơi giữa các tháng trong năm ít hơn so với chênh lệch lượng mưa.
Độ ẩm không khí trên địa bàn xã Đắc Sơn trung bình là 57-85%. Như vậy xét tổng thể xã có độ ẩm trong năm tương đối cao, tuy nhiên ở các tháng 01 và tháng 12 thường xảy ra hiện tượng hạn hán ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi trong thời gian này.
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phổ yên, tỉnh Thái Nguyên)
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất
Trên địa bàn xã Đắc Sơn có các loại đất chính như sau:
- Đất Feralit nâu vàng trên phù sa cổ (FP) phân bố ở trung tâm xã, có diện tích 512,80 ha chiếm khoảng 35,29% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã.
- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb) phân bốở phía tây xã, có diện tích là 531 ha, chiếm khoảng 36,55% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.
- Đất phù sa ngòi, suối (Py) có diện tích 182,50 ha, phân bố rải rác ở trung tâm xã chiếm 12,56% tổng diện tích tự nhiên.
- Đất dốc tụ (D) phân bố ở phía đông bắc xã có diện tích 131,80 ha chiếm khoảng 9,07% tổng diện tích đất tự nhiên xã. Đất có độ dốc <3 độ.
- Đất đỏ vàng biến đổ do trồng lúa (F1) phân bố ở phía nam xã có diện tích là 16,50% độ dốc < 3 độ, chiếm 1,14% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã.
* Tài nguyên nước: Đắc Sơn có nguồn nước mặt tương đối phong phú, với lượng mưa trung bình năm khoảng 2000-2200 mm, đây là nguồn cung cấp cho các ao, hồ phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất của nhân dân trong xã. Ngoài ra xã còn có con suối chảy qua, đây cũng là nguồn cung cấp nước quan trọng cho đời sống và sản xuất của nhân dân.
Nguồn nước ngầm ở đây tương đối dồi dào, nhưng hiện nay việc khai thác, sử dụng nguồn nước còn nhiều hạn chế do tập quán sinh hoạt cũng như sản xuất đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nguồn nước nên cần phải xử lý khi đưa vào sử dụng trong sinh hoạt.
* Tài nguyên rừng: Hiện tại xã có 64,69 ha đất rừng chiếm 4,48% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó toàn bộ là rừng sản xuất và được trồng theo chương trình PAM và dự án 661, các cây trồng chính như: bạch đàn, luồng, keo, đã phát triển tốt góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan môi trường, hạn chế quá trình xô lũ, xói mòn.
* Tài nguyên nhân văn: Theo số liệu thống kê, đến quý I năm 2013 dân số của xã Đắc Sơn có 9135 người với 2406 hộ gia đình, sinh sống tại 23 thôn. Đây là địa bàn bản sắc văn hoá đa dạng, người dân trong xã có truyền thống cách mạng, cần cù chịu khó, có ý thức vươn lên.
* Cảnh quan môi trường: Đắc Sơn là một xã thuộc vùng núi cao Đông bắc Bắc Bộ. Tuy nhiên đến nay vấn đề môi trường đã có nhiều biến chuyển do áp lực dân số cũng như tập quán sản xuất của công đồng dân cư. Vì vậy, cần quan tâm chú ý bảo vệ nguồn nước.
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên)
4.1.2. Điều kiện kinh tế văn hoá xã hội 4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Đắc Sơn là xã thuộc vùng núi cao của huyện Phổ Yên nên Đắc Sơn còn không ít những mặt khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông-Lâm nghiệp và dịch vụ thương mại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (2010-2013) đạt 12.3%. Cụ thể:
+ Về trồng trọt: Từ năm 2000 đến nay, sản xuất nông nghiệp của xã Đắc Sơn tiếp tục phát triển ổn định do bắt đầu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng hợp lý các loại phân bón, thuốc trừ sâu và xây dựng các ô mẫu trình diễn với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Năm 2013 đạt tổng sản lượng lương thực 6089,4 tấn, bình quân lương thực đầu người đã đạt 1.500 kg/người/năm.
+ Về chăn nuôi: Chăn nuôi của Đắc Sơn tương đối phát triển, mô hình VAC ngày càng phát triển mạnh. Đến nay đàn trâu có 627 con, đàn bò có 1410 con và đang có chiều hướng gia tăng, đàn lợn có 7245 con, đàn gia cầm có khoảng 15621 con. Đàn đại gia súc chăn nuôi có phần nào mang tính chất hàng hoá.
+ Về lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp của Đắc Sơn có 64,69 ha. Trong những năm qua Đảng uỷ, UBND đã chỉ đạo tăng cường bảo vệ vốn rừng hiện có và làm giàu rừng thông qua việc giao khoán, khoanh nuôi tái sinh rừng, đẩy mạnh trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
+ Ngư nghiệp: Những năm qua do việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thuỷ sản. Xã đã thực hiện chuyển đổi 9,6 ha ao hồ để nuôi thả cá. Sản lượng hàng năm khoảng 28 tấn.
+ Tiểu thủ công nghiệp: Xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh, các nhà đầu tư, các hộ gia đình đầu tư vốn mở mang sản xuất, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Sản xuất theo quy mô công nghiệp đang từng bước được hình thành như chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lượng thực. Giá trị ngành tiểu thủ công nghiệp hàng năm đạt hơn 300 triệu đồng.
+ Dịch vụ, thương mại: Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động dịch vụ hàng hóa, vật tư phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Về dịch vụ xay xát, trồng lúa đạt 4.500 tấn, dịch vụ vật tư hàng hóa phân bón ước đạt 4.700 tấn.
Tổng thu dịch vụ thương mại là 1.455,0 triệu đồng (giá cốđịnh),giá hiện hành là 1.525,0 triệu đồng = 152%KH = 128%CK.
(Nguồn: UBND xã Đắc Sơn;Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2013, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2014)
4.1.2.2. Thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm
- Dân số và phân bố: Tính đến năm 2013 dân số của Đắc Sơn có 9135 người với tổng số là 2406 hộ sống tập trung tại 23 xóm. Tình hình biến động dân số của xã Đắc Sơn trong 3 năm qua không lớn lắm. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hiện nay còn 1,64%.
Bảng 4.1: Quy mô từng điểm dân cư, năm 2014 Thôn xóm Dân số (khẩu) Số hộ (hộ) Xóm Bến 2 595 148 Xóm Bến 1 608 153 Xóm Chùa 1 465 122 Xóm Chùa 2 351 85 Xóm Đấp 1 298 87 Xóm Đấp 2 224 65 Xóm Đấp 3 361 110 Xóm Chùa 3 362 113 Xóm Đầm 1 288 78 Xóm Đầm 2 360 92 Xóm Hưng Thịnh 1 261 80 Xóm Hưng Thịnh 2 266 76 Xóm Đài 1 475 125 Xóm Đài 2 299 85 Xóm Ba Xã 315 82 Xóm Ruộng 432 125 Xóm Dương 590 144 Xóm Chiềng 718 175 Xóm Tuần 581 140 Xóm Tân Lập 364 93 Xóm Thống Hạ 315 78 Xóm Cây Xanh 438 107 Xóm Nga Sơn 169 43 Tổng 9135 2406 (Nguồn: UBND xã Đắc Sơn)
- Lao động và việc làm: Là xã nông nghiệp nên hầu hết số lao động này có việc làm quanh năm, chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ kỹ thuật còn yếu nên năng suất lao động chưa cao, phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên.
4.1.3. Tình hình cơ sở hạ tầng
+ Giao thông: Đắc Sơn có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, tuyến đường trục chính đã được nâng cấp bê tông hoá và một số tuyến đường giao thông liên thôn thôn, nội thôn thôn đã được mở rộng nên việc đi lại, giao lưu hàng hoá của nhân dân đã thuận lợi hơn so với những năm trước đây, nhờ vậy kinh tế ngày càng phát triển.
+ Thuỷ lợi: - Mạng lưới sông ngòi của xã có 1 sông chính là sông công với chiều dài khoảng 9,2 km.
- Sông công bắt nguồn từ vùng Đèo Khế, tỉnh Thái Nguyên chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, sông chảy qua địa bàn xã từ xóm Đầm 2 Đến xóm Bến 2, sông qua xã có đoạn rộng nhất 270 m đoạn hẹp nhất 25m.
- Nhánh sông Công chảy từ xóm Hương Thịnh đến xóm Ruộng với chiều dài khoảnh 2,7 km.
+ Trường học: Trên địa bàn xã có trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mầm non ở trung tâm xã và các phân trường tiểu học ở các thôn xã trung tâm đã đáp ứng được phần nào nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh trong xã.
+ Y tế: Xã có một trạm y tế cấp 4. Trạm y tếđã duy trì chế độ khám chữa bệnh, thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân
+ Thông tin liên lạc: Hiện tại trên địa bàn Đắc Sơn có bưu điện văn hoá xã. 95% số hộ trong xã có phương tiện nghe nhìn nên thông tin đã phần nào được cải thiện.
+ Hệ thống điện: Hiện tại Đắc Sơn đã có điện lưới quốc gia. Xã đã thành lập hợp tác xã dịch vụ điện có cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững.
4.2. Đánh giá hiên trạng môi trường tại xã Đắc Sơn
Sau khi hoàn thiện bộ câu hỏi phỏng vấn, đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 150 HGĐ của 9/23 thôn trên địa bàn xã, trong đó có 60 nữ và 90 nam và thu được kết quả sau:
4.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt
Bảng 4.2: Kết quả điều tra tình hình sử dụng nguồn nước của hộ gia đình trên địa bàn xã Đắc Sơn, năm 2014
Nguồn nước Số Phiếu Tỷ lệ (%)
Nước từ khe - 0
Giếng khoan 55 36,6
Giếng đào sâu 85 56,7
Nguồn khác (ao, sông, suối) 10 6,7
Tổng 150 100
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2014)
56,7% 6,7% 36,6% Nước từ khe Giếng khoan Giếng đào sâu
Nguồn khác (ao, sông, suối)
Hình 4.1: Biểu đồ kết quả điều tra tình hình sử dụng nguồn nước của hộ gia đình trên địa bàn xã Đắc Sơn, năm 2014
* Nhận xét: Nguồn nước mà người dân dùng cho sinh hoạt và ăn uống hằng ngày chủ yếu là nước giếng có độ sâu 6 m đến 12 m, trong đó có 54%
HGĐ không có thiết bị lọc, số HGĐ còn lại là lọc thô sơ qua bể lắng, hay bằng cát, sỏi…trước khi đưa vào ăn uống. Mặt khác qua quan sát thực tế ta thấy nguồn nước giếng của người dân không đảm bảo vệ sinh do chuồng chăn nuôi được xây dựng sát sát khu vực giếng để tiện lấy nước phục vụ cho chăn nuôi, đồng thời đa số các HGĐ chưa có cống thải, chủ yếu cho chảy tràn hoặc cống thải lộ thiên nên sẽ không tránh khỏi nước thải ngấm vào giếng.
+ Chất lượng nguồn nước
Kết quảđiều tra chất lượng nguồn nước được thể hiện thông qua bảng sau.
Bảng 4.3: Kết quả điều tra, khảo sát chất lượng nguồn nước đang sử dụng của các hộ gia đình trên địa bàn xã Đắc Sơn, năm 2014
Chất lượng nguồn nước Số phiếu Tỷ lệ (%)
Sạch 70 46,7
Mùi 23 15,3
Vị 37 24,7
Khác 20 13,3
Tổng 150 100
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2014)
46,7% 15,3% 24,7% 13,3% Sạch Mùi Vị Khác
Hình 4.2: Biểu đồ kết quả điều tra, khảo sát chất lượng nguồn nước đang sử dụng của các hộ gia đình trên địa bàn xã Đắc Sơn, năm 2014
* Nhận xét: Có 70/150 hộ (46,7%) được điều tra cho rằng chất lượng nguồn nước chưa có vấn đề gì, có 23/150 hộ nói rằng chất lượng nước có mùi, có 37/150 hộ nói chất lượng nguồn nước có vị lạ, nguyên nhân: là do hoạt động công nghiệp và nông nghiệp đã tác động tới chất lượng nguồn nước. Theo các hộ dân xung quanh trại gà Thị Phương phản ánh thực trạng trại gà đã vào hoạt động đến nay chất lượng nguồn nước bắt đầu có dấu hiệu như vậy, nhiều hộ dân rất lo ngại về vấn đề sức khỏe, họ phải khoan giếng sâu hơn hoặc lấy nước khác về dùng.
+ Kết quả điều tra, khảo sát tình trạng sử dụng bể lọc.
Bảng 4.4: Kết quả điều tra, khảo sát tình trạng sử dụng bể lọc của các hộ gia đình trên địa bàn xã Đắc Sơn, năm 2014
Hình thức xử lý Số phiếu Tỷ lệ (%)
Không 130 86,7
Có 20 13,3
Tổng 150 100
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2014)
86,7% 13,3%
Không Có
Hình 4.3: Biểu đồ kết quả điều tra, khảo sát tình trạng sử dụng bể lọc của các hộ gia đình trên địa bàn xã Đắc Sơn, năm 2014
* Nhận xét: Qua điều tra, khảo sát, kết quả cho thấy người dân vẫn chưa có thói quen lọc nước trước khi sử dụng, có rất ít hộ gia đình sử dụng phương pháp lọc, có 20/150 hộ chiếm (13,3%) mà chủ yếu dùng trực tiếp từ giếng khoan, giếng đào và một phần nhỏ hộ gia đình là dùng nước dịch vụ.
4.2.2. Vấn đề nước thải
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. đây là một trong các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.
Nước thải từ các HGĐ chứa đựng các chất thải trong quá trình sinh hoạt của họ có đặc điểm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học (cacbonhydrat, protein, mỡ), Chất dinh dưỡng đối với sinh vật (Nitơ, photphat, vi khuẩn có mùi khó chịu (H2S, NH3…). Đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau (chứa chất hữu cơ, chất vô cơ, vi sinh vật). Trong đó vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng vi khuẩn gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn…).
Nước thải sinh hoạt sau khi thải ra ngoài thường trở nên tính axit vì thối rữa. Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là hàm lượng các chất hữu cơ không bền vững (dễ bị phân huỷ sinh học) cao. Các chất hữu cơ ở đây có thể