Khái quát tình hình tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 39)

Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại hiện nay hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống nền tảng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng là hoạt động phức tạp và tiềm ẩn những rủi ro lớn cho các ngân hàng. Đặc biệt, tín dụng trong điều kiện kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh của ngân hàng và đang đặt ra yêu cầu mới là nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Vì vậy, để có thể đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững hoạt động tín dụng, nhất thiết phải xây dựng chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, thích ứng với môi trường kinh doanh, phù hợp với đặc điểm của ngân hàng. Để làm được một chính sách như vậy cần phải phân tích tín dụng cho thật kỹ sau đó mới đưa ra được một chính sách như ta mong muốn.

Bên cạnh công tác huy động vốn, ngân hàng cũng đồng thời đẩy mạnh công tác sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Trong những năm qua NHN0&PTNT huyện Trà Cú thực hiện theo hướng đề ra là tiếp tục đổi mới, hòa nhập với cơ chế thị trường, không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực và thành phần kinh tế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng. Do đó, ngân hàng đã từng bước mở rộng sản phẩm phục vụ khách hàng, ngân hàng không chỉ cho khách hàng vay để sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, sản xuất chế biến mà còn cho vay trong các lĩnh vực tiêu dùng, xây dựng, sửa chữa,… và kết quả đạt được như sau:

Bảng 4.5: Tình hình tín dụng tại NHN0&PTNT huyện Trà Cú từ năm 2010-2012. ĐVT:Triệu đồng KHOẢN MỤC Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền tỷ trọng % Số tiền tỷ trọng % Số tiền tỷ trọng % Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 447.374 100 569.393 100 749.151 100 122.019 27,27 179.758 31,57

Ngắn hạn 359.898 80,45 504.869 88,67 676.962 90,36 144.971 40,28 172.093 34,09 Trung-dài hạn 87.476 19,55 64.524 11,33 72.189 9,64 -22.952 -26,24 7.665 11,88 Doanh số thu nợ 407.194 100 522.331 100 743.374 100 115.137 28,28 221.043 42,32 Ngắn hạn 343.605 84,38 439.368 84,12 672.045 90,40 95.763 27,87 232.677 52,96 Trung-dài hạn 63.589 15,62 82.963 15,88 71.329 9,60 19.374 30,47 -11.634 -14,02 Dƣ nợ cho vay 257.559 100 304.621 100 310.371 100 47.062 18,27 5.750 1,89 Ngắn hạn 146.046 56,70 211.547 69,45 216.464 69,74 65.501 44,85 4.917 2,32 Trung-dài hạn 111.513 43,30 93.047 30,55 93.907 30,26 -18.466 -16,56 860 0,92 Nợ xấu 4.296 100 2.786 100 2.887 100 -1.510 -35,15 101 3,63 Ngắn hạn 3.156 73,46 831 29,83 2.121 73,47 -2.325 -73,67 1.290 155,23 Trung-dài hạn 1.140 26,54 1.955 70,17 766 26,53 815 71,49 -1.189 -60,82

Bảng 4.6: Tình hình tín dụng 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng 2012. KHOẢN MỤC 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch Số tiền tỷ trọng % Số tiền tỷ trọng % số tiền % Doanh số cho vay 380.683 100 403.096 100 22.413 5,89

Ngắn hạn 346.253 90,96 368.046 91,30 21.793 6,29 Trung-dài hạn 34.430 9,04 35.050 8,70 620 1,80 Doanh số thu nợ 390.808 100 386.316 100 -4.492 -1,15 Ngắn hạn 358.830 91,82 350.805 90,81 -8.025 -2,24 Trung-dài hạn 31.978 8,18 35.511 9,19 3.533 11,05 Dƣ nợ cho vay 290.326 100 309.727 100 19.401 6,68 Ngắn hạn 199.040 68,56 216.281 69,83 17.241 8,66 Trung-dài hạn 91.286 31,44 93.446 30,17 2.160 2,37 Nợ xấu 2.743 100 3.006 100 263 9,59 Ngắn hạn 1.847 67,34 1.966 65,40 119 6,44 Trung-dài hạn 896 32,66 1.040 34,60 144 16,07

Nguồn: phòng tín dụngngân hàng N0&PTNT huyện Trà Cú

Hoạt động tín dụng của ngân hàng gồm có 3 loại thời hạn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong đó hoạt động tín dụng ngắn hạn luôn là hoạt động chiếm ưu thế. Vì cho vay ngắn hạn có thủ tục đơn giản, ít rủi ro, tính thanh khoản cao so với cho vay trung và dài hạn. Đồng thời nó cũng giúp cho nguồn vốn của ngân hàng được quay vòng nhanh hơn và mang về nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó ngân hàng rất chú trọng đến hoạt động này.

Qua bảng số liệu đã chứng minh cho ta thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng luôn chiếm ưu thế. Điều này thể hiện qua tỷ trọng của doanh số cho vay ngắn hạn và dư nợ ngắn hạn của ngân hàng luôn cao hơn tín dụng trung-dài hạn và thành phần này cũng luôn tăng. Cụ thể:

- Doanh số cho vay năm 2010 chiếm 80,45% tổng doanh số cho vay với số tiền 359.898 triệu đồng, sang năm 2011 chiếm 88,67% với số tiền 504.869 triệu đồng, đến năm 2012 chiếm 90,37% với số tiền 676.692 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2013 chiếm 91,3% với số tiền 368.046 triệu đồng. Ta thấy doanh số cho vay qua từng thời kì đều tăng, điều này có thể lý giải là sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu sử dụng vốn ngày càng tăng qua đó thể hiện được vai trò của tín dụng là rất cần thiết.

- Tương tự dư nợ ngắn hạn qua từng năm có tăng nhưng không đều, mức độ tăng chậm năm 2010 đạt 56,7% trong tổng dư nợ với số tiền 146.046 triệu

đồng, sang năm 2011 đạt 69,45% với số tiền 211.547triệu đồng, đến năm 2012 đạt 69,74% với số tiền 216.464 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2013 đạt 73,93% với số tiền 233.750 triệu đồng. Điều này có thể giải thích là công tác thu hồi nợ của ngân hàng là tương đối tốt, vòng quay vốn tín dụng nhanh trung bình trên 2,5 vòng/năm. Doanh số cho vay tăng và dư nợ tăng củng là điều tất nhiên.

Song bên cạnh đó tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn qua 3 năm cũng cao trung bình chiếm hơn 60% tổng nợ xấu của ngân hàng năm 2010 nợ xấu lên đến 4.296 triệu đồng, năm 2011 là 2.786 triệu đồng giảm 1.510 triệu đồng tỷ lệ nợ xấu giảm 35,15% so với năm 2010 nợ xấu năm 2011 gảm đáng kể là do ngân hàng thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ đây cũng là biện pháp ngoài ý muốn. Năm 2012 nợ xấu là 2.887 triệu đồng tăng triệu đồng tương ứng tăng 3,63% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 là 3.006 triệu đồng tăng 263 triệu đồng tương đương tăng 9,59% so với 6 tháng đầu năm 2012. Khi kinh doanh chuyện rủi ro là ngoài ý muốn để hạn chế rủi ro ngân hàng cần tổ chức theo dỏi chặt chẽ các khoản vay, thường xuyên đôn đốc hướng dẫn khách hàng sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đạt kết quả tốt nhất, để từ đó thu hồi các khoản nợ đúng hạn. Để hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, ta đi vào phân tích chi tiết về tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHN0&PTNT huyện Trà Cú qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

4.4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG N0&PTNT HUYỆN TRÀ CÚ QUA 3 NĂM 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

4.4.1 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn theo ngành nghề

4.4.1.1 Doanh số cho vay

Như đã phân tích ở phần trên, tín dụng ngắn hạn là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHN0&PTNT huyện Trà Cú, vừa trực tiếp cung cấp vốn lưu động cho nền kinh tế vừa mang lại thu nhập thường xuyên cho ngân hàng. Thời gian gần đây hoạt động tín dụng ngắn hạn diễn ra khá sôi động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để đáp ứng tốt hơn và đầy đủ hơn nhu cầu vốn của khách hàng, NHN0&PTNT đã mở rộng cho vay với nhiều thành phần kinh tế, nhiều ngành nghề khác nhau. Bên cạnh đó còn nhằm để đa dạng hóa khách hàng, phân tán rủi ro, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và kết quả đạt được như sau:

Bảng 4.7: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề qua 3 năm 2010 -2012.

ĐVT: Triệu đồng

KHOẢN MỤC

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền trọng tỷ Số tiền trọng tỷ Số tiền trọng tỷ Số tiền % Số tiền %

DSCV ngắn hạn 359.898 100 504.869 100 676.962 100 144.971 40,28 172.093 34,09 Chăn nuôi 74.277 20,64 90.872 18,00 119.342 17,63 16.595 22,34 28.470 31,33 Trồng trọt 118.822 33,02 137.768 27,29 158.916 23,47 18.946 15,94 21.148 15,35 Kinh doanh DV 161.889 44,98 269.112 53,30 388.072 57,33 107.223 66,23 118.960 44,20 Tiêu dùng CBCNV 1.730 0,481 1.950 0,39 2.200 0,32 220 12,72 250 12,82 Khác 3.180 0,884 5.167 1,02 8.432 1,25 1.987 62,48 3.265 63,19

Nguồn: phòng tín dụngngân hàng N0&PTNT huyện Trà Cú

Ghi chú: DV:dịch vụ

Bảng 4.8 doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng KHOẢN MỤC 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch số tiền tỷ trọng % số tiền tỷ trọng % số tiền % DSCV ngắn hạn 346.253 100 368.046 100 21.793 6,29 Chăn nuôi 61.220 17,68 64.115 17,42 2.895 4,73 Trồng trọt 70.660 20,41 74.339 20,20 3.679 5,21 Kinh doanh DV 207.863 60,03 222.106 60,35 14.243 6,85 Tiêu dùng CBCNV 1.300 0,38 1.420 0,39 120 9,23 Khác 5.210 1,50 6.066 1,65 856 16,43

Nguồn: phòng tín dụngngân hàng N0&PTNT huyện Trà Cú

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng ngành chăn nuôi, trồng trọt và tiêu dùng cán bộ công nhân viên ngày một giảm tỷ trọng kinh doanh dịch vụ và đối tượng khác tăng lên để hiểu rỏ ta đi vào từng lĩnh vực

Chăn nuôi: Doanh số cho vay ngày càng tăng nhưng tỷ trọng thì lại

giảm cụ thể là năm 2010 số tiền dành cho lĩnh vực này là 74.277 triệu đồng chiếm tỷ trọng 20,64% trong tổng doanh số cho vay năm 2011 doanh số cho vay đạt 90.872 triệu đồng tương đương tăng 22,34% so với năm 2010 nhưng xét về tỷ trọng thì giảm 2,64% so với 2010, năm 2012 cho vay tăng 31,33% so với năm 2011, xét về tỷ trọng giảm 0,37% so với 2011 và 6 tháng năm 2013 đạt 64.115 triệu đồng tăng 2.895 triệu đồng tương đương tăng 4,73% so với 6 tháng 2012 nhưng xét về mặc tỷ trọng giảm 0,26%. Có thể lý giải rằng ngân hàng chỉ tập trung cho vay theo dự án chăn nuôi bò và bên cạnh là nuôi heo thịt đối với những món vay này thì số tiền không quá lớn, đối với khách hàng hộ xin vay chăn nuôi gia súc hay gia cầm thì ngân hàng xem xét cho vay với mức tối đa không quá 50.000.000 đồng tùy theo quy mô. Còn loại chăn nuôi thủy hải sản ngân hàng đang cân nhắc cho vay vì ngành này có mưc độ rủi ro cao, nguồn vốn lớn.

Trồng trọt: Toàn huyện có diện tích đất nông nghiêp 28.395 ha trong

đó có khoảng 15% diện tích đất là trồng mía loại cây trồng này có chu kì thu hoạch dưới 1 năm, khâu chăm sóc nặng chi phí cao và thời gian dài, hầu hết người dân đều phải xin vay vốn ngân hàng để trang trải cho chi phí. Bên cạnh cũng có một số loại cây hoa màu, cây lúa nước cũng tốn kém không ít chi phí và hiện nay công nghệ khoa học kỉ thuật được áp dụng vào sản xuất ngày càng cao người dân lao động nhẹ nhàn hơn lại đạt năng suất cao cũng chính vì vậy họ có nhu cầu vốn để gia tăng sản xuất. Mặc dù vậy số tiến dãi ngân cho năm

2010 chỉ ở mức 118.822 triệu đồng chiếm tỷ trọng 33,02% trong tổng danh số cho vay năm 2011 với số tiền là 137.768 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 27,29%) tương ứng tăng 18.946 triệu đồng tăng 15,94% so với năm 2010, đến năm 2012 tỷ trọng của ngành này tiếp tục giảm còn 23,47% nhưng về mặt danh số cho vay tăng lên 31,33% so với năm 2011 với số tiền chênh lệch là 28.470 triệu đồng, tương tự vào thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 danh số cho vay đạt 74.339 triệu đồng tăng 5,21% so với 6 tháng 2012 nhưng tỷ trọng giảm 0,21%. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng nên ngoài cho vay những ngành nghề truyền thống thì ngân hàng còn cấp tín dụng cho các ngành nghề có tiềm năng khác và dần tăng tỷ trọng của ngành này lên và làm giảm tỷ trọng của ngành trồng trọt xuống. Để làm rỏ thêm ta tìm hiểu phần kinh doanh dịch vụ

kinh doanh và dịch vụ: Cuộc sống người dân ngày một cải thiện và đầy đủ hơn do đó kinh doanh và dịch vụ phát triển theo, tăng trưởng và phát triển theo nhu cầu để đáp ứng mọi nhu yếu phẩm cho người dân từ nhu cầu về giáo dục, an uống, thu mua nông sản, mua sấm, chăm sóc sức khỏe … mọi hoạt động này không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, vì vậy mà ngân hàng rất chú trọng và đầu tư nhiều vào lĩnh vực này, do đó tỷ trọng cho vay đói tượng này được tăng lên. Đăc biệt là năm 2011 số tiền được đầu tư cho lĩnh vực này tăng gấp 1,66 lần so với năm 210. Cụ thể là năm 2010 số tiền cho vay là 161.889 triệu đồng thì năm 2011 là 269.112 triệu đồng tăng 66,23% so với năm 2010 va chiếm tỷ trọng 53,30% trong tổng doanh số cho vay trong khi đó tỷ trọng của năm 2010 chỉ ở mức 44,98%. Đến năm 2012 doanh số cho vay đạt 388.072 triệu đồng tương đương tăng 44,20% so với năm 2011 và tỷ trọng chiếm 57,33% trong tổng doanh số cho vay, vào thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay đạt 222.106 triệu đồng tăng 14.243 triệu đồng tương ứng tăng 6,85% so với 6 tháng 2012. Nguyên nhân cơ bản làm cho ngân hàng đầu tư nhiều vào lĩnh vực này là thu hồi vốn nhanh ít rủi ro, bên cạnh thực hiện chính sách từ ngân hàng cấp trên là cho thương nhân vay vốn để thu mua nông sản cho nông dân để cho nông dân yên tâm sản xuất và có lãi.

Tiêu dùng cán bộ công nhân viên và các ngành khác: Đói với tiêu dùng cán bộ công nhân viên doanh số cho vay ngắn hạn chiếm rất thấp trong tổng doanh số cho vay, vì hình thức cho vay này hơn 93% tập trung vào thời hạn trung- dài hạn, đói với cán bộ công nhân viên chức thu nhập chính chủ yếu là lương. Nếu họ có vay thì hàng tháng hay hàng quý phải trích một phần thu nhập của mình đem trả lãi và góc cho ngân hàng, đối với món vay lớn phần thu nhập cố định này không thể trả hết nợ trong thời gian ngắn.

tăng cụ thể năm 2010 doanh số cho vay đạt 3.180 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,88% sang năm 2011doanh số cho vay tăng 62,48% với số tiền là 5.167 triệu đồng so với năm 2010 chiếm tỷ trọng 1,02%, đến năm 2012 cho vay đạt 8.432 triệu đồng tương đương tăng 63,19% so với năm 2011 và tỷ trọng là 1,25%, vào thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay đạt 6.066 triệu đồng tăng 865 triệu đồng so với 6 tháng 2012. Doanh số cho vay ngành này hàng năm có sự tăng nhẹ là do những hộ sản xuất nhỏ lẻ và các tiểu thương được ngân hàng quan tâm và đầu tư vào gốp phần phát triển kinh tế hộ.

Tóm lại, qua phân tích tình hình cho vay ta thấy ngân hàng đã có một định hướng rõ ràng cho hoạt động tín dụng. Đó là giữ vững thị trường khách hàng truyền thống, không ngừng tăng cường mở rộng tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Cũng nhờ đó mà ngân hàng đã tạo được tiền đề cho một hướng đi đúng. Cho vay đa thành phần kinh tế, đa ngành nghề một hướng đi đã đem lại hiệu quả cao và tăng trưởng ổn định trong nhiều năm qua cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã nắm bắt được sự thay đổi trong chủ trương, chính sách của Chính phủ mà có định hướng cho vay phù hợp với tình hình đổi mới nên đã duy trì được mức cho vay hợp lý với nguyên tắc “An toàn - hiệu quả -

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)