Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 31)

Vốn là yếu tố rất quan trọng đối với mọi ngành nghề không riêng gì ngân hàng, nó quyết định quy mô, phạm vi hoạt động của ngân hàng. Việc tạo lập vốn là vấn đề quan trọng trong quá trình kinh doanh. Vì để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng. Đồng thời vẫn đảm bảo duy trì sự hoạt động của mình, đòi hỏi ngân hàng phải có nguồn vốn tương xứng. Bên cạnh đó, một ngân hàng muốn phát triển được đòi hỏi phải có một cơ cấu vốn hợp lý và phù hợp với tình hình phát triển của ngân hàng. Đối với NHN0&PTNT huyện Trà Cú thì cơ cấu vốn gồm có vốn huy động, vốn điều chuyển và vốn ủy thác, Và chắc chắn cũng như bất cứ một ngân hàng nào, NHN0&PTNT huyện Trà Cú cũng mong muốn nguồn vốn chủ yếu của của mình là nguồn vốn huy động. Để thấy rõ hơn chúng ta sẽ đi phân tích cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Bảng 4.1: Nguồn vốn của NHN0&PTNT huyện Trà Cú qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng KHOẢN MỤC Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 số tiền % số tiền % Vốn huy động 247.194 304.323 408.545 57.129 23,11 104.222 34,25 Vốn điều chuyển và ủy thác 60.374 36.543 20.753 -23.831 -39,47 -15.790 -43,21 Tổng nguồn vốn 307.568 340.866 429.298 33.298 10,83 88.432 25,94

Hình 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn 3 năm 2010-2012

Tổng nguồn vốn: dựa vào bảng số liệu tổng nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm đều tăng năm 2010 đạt 307.568 triệu đồng năm 2011 đạt 340.866 triệu đồng tăng 33.298 triệu đồng tương ứng tăng 10,83% so với năm 2010, năm 2012 đạt 429.298 triệu đồng tăng 88.432 triệu đồng tương ứng tăng 25,94% so với năm 2011. Trong tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao ở thành phần vốn huy động còn vốn điều chuyển và ủy thác chiếm tỷ trọng rất thấp. Cụ thể như sau:

Vốn huy động: Qua bảng số liệu ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn của

ngân hàng thì vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao và liên tục tăng qua các năm. Trong đó vốn huy động chiếm hơn 80% trong tổng nguồn vốn, năm 2010 vốn huy động là 247.194 triệu đồng chiếm tỷ trọng 80,37% trong tổng nguồn vốn, năm 2011 là 304.194 triệu đồng tương đương tăng 23.11% so với năm 2010 đến năm 2012 vốn huy động tăng cao 34.25% so vói 2011 cụ thể với số tiền là 408.545 triệu đồng tăng gấp 1.65 lần so với năm 2010. Theo nguyên tắc hoạt động “đi vay để cho vay” thì tất cả các ngân hàng đều quan tâm đến việc huy động vốn. Vì nguồn vốn huy động ngân hàng được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lại một phần theo tỷ lệ đảm bảo do NHNN quy định. Song ngân hàng phải chịu một khoản chi phí cho nguồn vốn này, đó là tiền lãi phải trả cho khách hàng. Không khác với xu thế chung đó, NHN0&PTNT huyện Trà Cú cũng đánh giá cao vai trò của hoạt động huy động vốn. Điều đó được thể hiện qua sự tăng trưởng không ngừng của nguồn vốn huy động. Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng đã ngày càng chiếm được lòng tin của người dân và chiếm được vị thế cao trong thị trường kinh doanh tiền tệ. Để đạt được điều đó là do những nguyên nhân sau:

Năm 2010 80,37% 19,63% Vốn huy động Vốn điều chuyển và ủy thác Năm 2011 89,28% 10,72% Năm 2012 95,17% 4,83%

- Sự nhiệt tình, năng động của các nhân viên chịu khó đi huy động vốn, tìm kiếm những khách hàng mới và duy trì những khách hàng thân quen.

- Uy tín của ngân hàng đã ngày càng được nâng cao, người dân đã ngày càng biết đến Ngân hàng .

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, đặc biệt là phòng tín dụng, trong quá trình cho vay, thẩm định, tiếp xúc với khách hàng, phát hiện được khách hàng mới có nhu cầu gửi tiền, giới thiệu với khách hàng về dịch vụ của ngân hàng mình hoặc giới thiệu với nhân viên phụ trách công tác huy động vốn.

- Đặc biệt là mối quan hệ tốt giữa khách hàng và ngân hàng. Đây là yếu tố quan trọng nhất, bởi vì điều này không chỉ nhận được tiền gửi từ khách hàng cũ mà thậm chí còn được sự giới thiệu của khách hàng với khách hàng mới. Có thể nói truyền miệng là cách quảng cáo hiệu quả nhất, chiếm lòng tin hơn hết.

- Ngân hàng thường xuyên đưa ra những lãi suất ưu đãi phù hợp với từng giai đoạn trong năm để thu hút khách hàng.

Về vốn điều chuyển và ủy thác: Chiếm tỷ trọng rất thấp so với tổng

nguồn vốn. Để sử dụng tốt nguồn vốn ngân hàng phải cân đối sao cho đạt kết quả tốt nhất cho từng năm. Năm 2010 nguồn vốn từ ngân hàng cấp trên là 60.374 triệu đồng năm năm 2011 là 36.543 triệu đồng giảm 23.831 triệu đồng tương ứng giảm 39,47% so với năm 2010, năm 2012 là 20.753 triệu đồng giảm 15.790 triệu đồng tương ứng giảm 43,21% so với năm 2011. Vốn điều chuyển và ủy thác qua từng năm giảm là do phần vốn huy động tại địa phương ngày càng lớn có thể đáp ứng trên 80% nhu cầu cho vay.

Bảng 4.2: Nguồn vốn 6 thángđầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng KHOẢN MỤC 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch số tiền tỷ trọng (%) số tiền tỷ trọng (%) số tiền % vốn huy động 314.270 97,01 404.988 97,22 90.718 28,87 vốn điều chuyển và ủy thác 9.700 2,99 11.562 2,78 1.862 19,20 Tổng nguồn vốn 323.970 100 416.550 100 92.580 28,58

Nguồn: phòng tín dụngNHN0&PTNT huyện Trà Cú

Dựa vào bảng số liệu cho thấy: Tổng nguồn vốn trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 416.550 triệu đồng tăng 92.580 triệu đồng so với năm 2012 tương

ứng tăng 28,58%, ta thấy công tác huy động vốn của ngân hàng là tương đối tốt, tuy nguồn vốn huy động là rất cao nhưng bên cạnh vẫn còn phụ thuộc một phần vào vốn ngân hàng cấp trên.

Hình 3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013

Về phần vốn huy động và vốn điều chuyển có sự chênh lệch rất nhiều trung bình vốn huy động chiếm trên 88% trong tổng nguồn vốn trong khi đó vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng dưới 12%. Để cân đối được vốn cho phù hợp thì giữa danh số cho vay và nguồn vốn huy động phải cân xứng với nhau nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn mà danh số cho vay lớn hơn nguồn vốn huy động thì ngân hàng phải xin điều chuyển vốn từ ngân hàng cấp trên về để sử dụng. Ngoài vốn điều chuyển và vốn ủy thác ngân hàng còn có thể sử dụng nguồn vay từ ngân hàng khác.

4.2 Tình hình huy động vốn tạiNHN0&PTNT huyện Trà Cú

Ngân hàng kinh doanh chủ yếu bằng vốn huy động từ nền kinh tế, đây là sự khác biệt giữa ngành kinh doanh tiền tệ với các ngành kinh doanh khác. Vì thế, việc huy động vốn là rất quan trọng đối với ngân hàng.

Với quyết tâm huy động vốn tại chỗ nhằm đáp ứng đầy đủ nguồn vốn cho nền kinh tế cũng như đảm bảo tốt cho hoạt động của mình, NHN0&PTNT chi nhánh huyện Trà Cú đã đề ra nhiều chiến lược hoạt động cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Và kết quả là nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng qua ba năm. Cụ thể năm 2011 nguồn VHĐ của ngân hàng đạt 304.323 triệu đồng tăng 57.129 triệu đồng, tăng tương ứng 23,11% so với năm 2010. Đến năm 2012 nguồn VHĐ của ngân hàng đạt 408.545 triệu đồng tăng 104.222 triệu đồng, tăng tương ứng 34,25% so với cùng kỳ năm 2011. Để đạt được kết quả đó ngân hàng đã huy động dưới nhiều

6 tháng 2012 97,01 % 2,99 % vốn huy động vốn điều chuyển và ủy thác 6 tháng 2013 2,78 % 97,22 %

hình thức như: tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn đến 12 tháng và tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng.

Dựa vào bảng số liệu (4.3) cho thấy tổng nguồn vồn huy động của ngân hàng qua từng năm tăng đáng kể. Tại thời điểm năm 2010 huy động được 247.194 triệu đồng, sang năm 2011 số vốn này là 304.323 triệu đồng tăng 57.129 triệu đồng tương đương tăng 23,11% so với năm 2010, đến thời điểm năm 2012 tổng số tiền huy động được là 408.545 triệu đồng tăng 104.222 triệu đồng tương đương tăng 34,25% so với năm 2011. Khách quan cho thấy ngân hàng hoạt động rất tốt. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế xã hội trong nước và thế giới có nhiều biến động dẫn đến các kênh đầu tư khác (thị trường BĐS, chứng khoán, vàng và ngoại tệ) không còn hấp dẫn người dân, ẩn chứa đầy rủi ro, trong khi gửi tiền vào ngân hàng có thể bù đắp được phần nào sự mất giá đồng tiền do lạm phát tăng, nhưng lại ít rủi ro

Tiền gửi không kì hạn: trung bình tiền gửi không kì hạn chiếm 21,17%

trong tổng số tiền huy động, loại hình này ngân hàng luôn ấn định cho nó một mức lãi suất thấp vì bản chất của nó là không ổn định khách hàng gửi tiền vào có thể rút ra vào bất cứ lúc nào khi họ cần. Tại thời điểm năm 2010 số tiền là 64.006 triệu đồng sang năm 2011 giảm 2,3% so với năm 2010 tương đương giảm 1.469 triệu đồng, đến năm 2012 số tiền huy động tăng 7.163 triệu đồng so với năm 2011 tương đương tăng 11,45%. Nguyên nhân làm cho tiền gửi không kì hạn năm 2011 giảm là do tình hình lam phát năm 2011 tăng cao đến 18% nên người dân đã đem tiền đầu tư lĩnh vực khác mang lại lợi nhuận cao hơn so với mang tiền đi gửi ngân hàng. Tuy nhiên, đối với lượng VHĐ này thì ngân hàng không chủ động sử dụng để kinh doanh vì luôn phải chuẩn bị tiền thanh toán khi có nhu cầu. Nhưng việc huy động lượng vốn lớn từ đối tượng này không phải là không đem lại hiệu quả sử dụng cho ngân hàng. Mặt khác, khi thu hút được các doanh nghiệp gửi tiền thì ngân hàng có thể cung cấp được nhiều dịch vụ khác như: ủy thác thanh toán, bảo lãnh, dịch vụ thẻ…Bởi vì, thông thường khách hàng sẽ có tâm lý sử dụng dịch vụ của các ngân hàng họ đã có quan hệ giao dịch trước đây.

Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn tại NHNN0&PTNT huyện Trà Cú qua 3 năm 2010-2012 ĐVT:Triệu đồng KHOẢN MỤC Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 số tiền tỷ trọng (%) số tiền tỷ trọng (%) số tiền tỷ trọng (%) số tiền % số tiền % TG không kì hạn 64.006 25,89 62.537 20,55 69.700 17,06 -1.469 -2,30 7.163 11,45 TG có kì hạn 183.188 74,11 241.786 79,45 338.845 82,94 58.598 31,99 97.059 40,14 + Kì hạn dưới12 tháng 160.799 87,78 239.0 39 98,86 265.515 78,36 78.240 48,66 26.476 11,08 + Kì hạn 12 tháng 22.389 12,22 2.747 1,14 73.330 21,64 -19.642 -87,73 70.583 2569,46 Tổng huy động 247.194 100 304.323 100 408.545 100 57.129 23,11 104.222 34,25

Nguồn: phòng tín dụng NHN0&PTNT huyện Trà Cú

Tiền gửi có kì hạn: Chiếm tỷ trọng cao là loại có kỳ hạn dưới 12 tháng

chiếm tỷ trọng cao trung bình 88% so với tổng tiền gửi có kì hạn. Vì đây là lựa chọn hợp lý nhất trong nền kinh tế đầy biến động (họ vẫn có thể rút tiền ra để đầu tư cho một kênh khác khi nền kinh tế có chuyển biến gì mới). Loại kì hạn này qua ba năm đạt mức tăng trưởng rất cao cụ thể là tại thời điễm năm 2010 với số tiền gửi 160.799 triệu đồng sang năm 2011 số tiền gửi đạt 239.039 triệu đồng tăng 78.240 triệu đồng so với năm 2010 tương đương tăng 48,66%, năm 2012 mức độ tăng trưởng là 11,08% so với năm 2011 mức tăng trưởng nhanh là do ngân hàng luôn xây dựng một phương án kinh doanh và huy động vốn cụ thể như đa dạng hóa kỳ hạn huy động, linh hoạt áp dụng lãi suất theo kỳ hạn và theo số dư tiền gửi, quy định kỳ hạn và số dư để được dự thưởng…. Mặt khác NHN0&PTNT huyện Trà Cú có vị trí giao thông thuận lợi cho việc đi lại của người dân. Bên cạnh các lý do nêu trên, ngân hàng đã xây dựng một chính sách phù hợp với từng đối tượng khách hàng, luôn thực hiện tốt hoạt động chăm sóc khách hàng, bao gồm phong cách, tác phong giao tiếp của nhân viên ngân hàng, việc thăm hỏi, tư vấn, hậu đãi cho khách hàng, đều này tạo một ấn tượng tốt cho người đi gửi tiền vì họ cảm thấy yên tâm khi giao dịch với ngân hàng. Đối với loại tiền gửi có kì hạn từ 12 tháng tăng, giảm không đều cụ thể là năm 2010 số tiền huy động đạt 22.389 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12,22%, năm 2011 mức huy động chỉ đạt 2.747 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,14% giảm 19.642 triệu đồng so với năm 2010 tương đương giảm 87,73%, nguyên nhân kinh tế năm 2011 bất ổn, vật giá gia tăng, lạm phát tăng cao( 18%) lãi suất trần huy động 14%/năm, do đó người đầu tư nhận thấy việc gửi tiền vào ngân hàng sẽ không có lợi nên đầu tư vào lĩnh vực khác (vàng, ngoại tệ…) mang lại lợi nhuận cao hơn. Đến thời điểm năm 2012 số tiền huy động này tăng cao đạt 73.330 triệu đồng tăng 70.583 triệu đồng so với năm 2011 tương đương tăng 2569,46%, nguyên nhân là nền kinh tế năm 2012 bắt đầu bình ổn, lạm phát giảm đáng kể (cuối năm 2012 là 6,82%), lãi suất trần huy động là 9%. Vì vậy người dân nhận thấy rằng gửi tiền vào ngân hàng sẽ có lãi.

Nhìn chung, qua 3 năm công tác huy động vốn của Ngân hàng đạt kết quả tốt, nguồn VHĐ bình quân đều tăng trưởng qua các năm. Có được kết quả như vậy là nhờ vào sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ, công nhân viên ngân hàng cùng với việc người dân ý thức được ích lợi của việc đầu tư qua ngân hàng. Tuy nhiên trên địa bàn hiện có rất nhiều TCTD với nhiều phương thức huy động vốn và lãi suất hấp dẫn nên để duy trì và gia tăng nguồn vốn huy động trong những năm tới, ngân hàng cần có kế hoạch và những biện pháp huy động vốn hiệu quả hơn nữa để giữ được khách hàng truyển thống và thu hút được thêm nhiều khách hàng tiềm năng nhằm tăng vốn huy động để đáp ứng

nhu cầu vốn ngày càng nhiều của các thành phần kinh tế huyện, đồng thời tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Bảng 4.4: Tình hình huy động vốn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của NHN0&PTNT huyện Trà Cú.

ĐVT: Triệu đồng KHOẢN MỤC 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch số tiền tỷ trọng % số tiền trọng tỷ % số tiền % TG không kì hạn 47.359 15,07 39.139 9,66 -8.220 -17,36 TG có kì hạn 266.911 84,93 365.849 90,34 98.938 37,07 + Kì hạn <12 tháng 258.671 96,91 202.309 55,30 -56.362 -21,79 + Kì hạn 12 tháng 8.240 3,09 163.540 44,70 155.300 1884,71 Tổng huy động 314.270 100 404.988 100 90.718 28,87

Nguồn: phòng kế toánNHN0&PTNT huyện Trà Cú

Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng ở 6 tháng đầu năm 2013 tăng 28,87% so với 6 tháng năm 2012 đây là kết quả rất tốt cho ngân hàng, để tìm hiểu rõ ta đi phân tích tiền gửi không kì hạn và có kì hạn.

Tiền gửi không kì hạn: Có su hướng giảm, tại thời điểm 6 tháng 2012

mức huy động đạt 47.358 triệu đồng thì 6 tháng 2013 là 39.139 triệu đồng giảm 8.219 triệu đồng tương đương giảm 17,36% so với 6 tháng 2012. Điều này có thể lý giải là tiền gửi không kì hạn là khoảng tiền gửi của cá nhân, các tổ chức kinh tế mở tài khoản tại ngân hàng đễ sử dụng cho dịch vụ thanh toán không nhằm mục đích sinh lời. Đầu năm 2013 tại huyện Trà Cú không ít doanh nghiệp và hộ sản xuất gập khó khăn trong việc tháo gở các khoảng nợ tồn động cuối năm 2012, vì vậy việc gửi tiền vào tài khoản để thanh toán là rất

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)