Thị trường dược phẩm Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá nhóm thuốc đông dược đăng ký lưu hành tại việt nam đến năm 2006 (Trang 26)

Trong 10 năm trở lại đây, thị trường dược phẩm Việt Nam có những bước phát triển rất cơ bản về tổ chức, quản lý, sản xuất và cung ứng thuốc khiến Việt Nam trở thành một thị trường đầy hứa hẹn với các công ty sản xuất và kinh doanh dược phẩm trong và ngoài nước. Với dân số hơn 83 triệu người (năm 2005) nhu cầu về thuốc phòng và chữa bệnh tại Việt Nam là rất lớn.

Điều này được chứng minh rất rõ qua giá trị tổng thị trường dược phẩm trong nước qua các năm.

□ Doanh thu (triệu USD)

(Nguồn : Cục quản lý dược )

Hình 1.4: Doanh thu của thị trường dược phẩm Việt Nam từ 2002-2006.

Theo kết quả nghiên cứu thị trường của tổ chức IMS, thị trường dược phẩm Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực. Ước tính đến năm 2008, giá trị tổng thị trường dược phẩm của Việt Nam sẽ đạt mức 1 tỉ USD và tốc độ phát triển sẽ được duy trì ở mức 15% trong các năm tiếp theo.

Xét riêng trong lĩnh vực sản xuất, tính đến hết năm 2006, cả nước có 174 doanh nhgiệp sản xuất thuốc và hơn 300 tổ hợp sản xuất thuốc Đông dược trong đó có 65 cơ sở đạt GMP (24 cơ sở đạt GMP-ASEAN và 31 cơ sở đạt GMP-WHO), 60 cơ sở đạt GLP và 64 cơ sở đạt GSP. Thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được 49,71% về giá trị nhu cầu tiêu dùng thuốc trong nước, tăng trưởng 20,3% so với năm 2005.

Nguyên nhân tăng trưởng nhanh chóng của thị trường dược phẩm nước ta là do sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế. Mức tăng GDP bình quân là 7- 8% năm (năm 2006 mức tăng GDP là 8,2%). Thu nhập bình quân đầu người

năm 2006 đạt 11,5 triệu đồng (tương đương 720 USD). Do mức sống tăng cao nên người dân có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn khiến tiền thuốc bình quân đầu người của Việt Nam cũng tăng rất nhanh.

Bảng 1.5: Tiền thuốc bình quân đầu người ở Việt Nam (2000-2006).

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tiền thuốc bình quân đầu người (USD)

5,4 6,0 6,7 7,6 8,6 9,85 11,23

(Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam )

Như vậy chỉ trong vòng 6 năm tiền thuốc bình quân đầu người ở nước ta đã tăng 1,8 lần. Theo dự kiến, đến năm 2010, tiền thuốc bình quân đầu người ở nước ta sẽ đạt 15 USD một năm. Tuy nhiên đây vẫn là mức thấp so với khu vực và thế giới do đó tiềm năng phát triển của thị trường còn rất lớn.

Bên cạnh sự phát triển nêu trên, ngành công nghiệp dược Việt Nam còn khá nhiều hạn chế cần khắc phục. Sự hạn chế đó được thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Công nghiệp bào chế còn lạc hậu, đi sau các nước phát triển khoảng 30- 50 năm, quy mô sản xuất còn nhỏ, manh mún, chưa có qui hoạch tổng thể; hàng trăm doanh nghiệp đều có dây truyền sản xuất các mặt hàng thông thường giống nhau.

- Sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu, lại chủ yếu là thuốc Generic có trị giá thấp đã hết bản quyền sở hữu trí tuệ từ lâu; ít sản xuất được các thuốc mới hết bản quyền sở hữu trí tuệ, các thuốc chuyên khoa, thuốc đặc trị có giá trị cao.

- Các doanh nghiệp sản xuất với những tên thuốc khác nhau trên cùng một hoạt chất nên sản phẩm trùng lặp, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt và mang lại giá trị gia tăng thấp.

- Mới chỉ sản xuất được 400 trong số 1000 hoạt chất đang lưu hành tại Việt Nam, trong khi số lượng hoạt chất đang lưu hành trên thế giới là khoảng 4000 với 100.000 sản phẩm khác nhau.

- Dạng bào chế còn đơn giản, trùng lặp, rất ít hoặc chưa sản xuất được các dạng bào chế hiện đại như thuốc giải phóng theo chương trình, thuốc tác dụng tại đích, hệ điều trị qua da...

- Chất lượng thuốc còn thấp, mới chỉ đạt tương đương hóa hoc, chỉ có tương đương bào chế khi sản xuất nhượng quyền, chưa có tương đương sinh học; năng lực kiểm nghiệm chưa đảm bảo.

- Trình độ sản xuất của ngành công nghiệp dược Việt Nam theo đánh giá của tổ chức phát triển công nghiệp liên hợp quốc (UNIDO) và tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở mức 2,5-3, tức là chỉ sản xuất được một phần thành phẩm từ nguyên liệu nhập khẩu. Hiện nay hàng năm chúng ta vẫn phải nhập khẩu tới hơn 90% nguyên liệu sản xuất thuốc.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá nhóm thuốc đông dược đăng ký lưu hành tại việt nam đến năm 2006 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)