Tình hình sử dụng đất đai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa bàn Thị Trấn Đu - Huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 36)

4.2.1.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai

Sau khi Luật Đất đai 2003 và các văn bản dưới luật có hiệu lực, UBND thị trấn Đu đã tổ chức triển khai mở các lớp tập huấn cho cán bộ và tuyên truyền cho nhân dân, dần đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp.

4.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơđịa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Hiện nay địa giới hành chính giữa thị trấn Đu với các đơn vị hành chính giáp ranh đã được xác định bởi các mốc giới cố định trên thực địa và đều được chuyển vẽ lên bản đồ. Bên cạnh đó, việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính bản đồ hành chính của thị trấn được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

4.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồđịa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Đến nay công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính đã được thực hiện bằng phương tiện kỹ thuật tiên tiến với các tỷ lệ từ 1/500 đến 1/2.000. Việc lập bản

đồ hiện trạng sử dụng đất của thị trấn được thực hiện tốt theo quy định định kỳ 5 năm cùng với công tác kiểm kê đất đai.

4.2.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Hiện nay thị trấn đã thực hiện xong công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, trong đó xây dựng kế hoạch sử dụng đất cụ thểđến từng năm giai đoạn 2011 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020. 4.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đât

Công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thị trấn cơ bản được triển khai theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, qua đó đã hạn chế và khắc phục các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất.

Công tác thu hồi đất của các cá nhân và tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích đã được tiến hành thường xuyên liên tục; song vấn đề thu hồi đất của các cá nhân để xây dựng các dự án trọng điểm vẫn còn chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là giá đền bù còn chưa hợp lý và thống nhất, thời gian đền bù kéo dài….

4.2.1.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính đã được các cấp các ngành địa phương và người dân quan tâm, được thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai.

4.2.1.7. Thống kê, kiểm kê đất đai

Thị trấn đã tổ chức thực hiện việc thống kê đất đai hàng năm và kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm theo đúng quy định của Luật Đất đai.

4.2.1.8. Quản lý tài chính đất đai

Để thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai, thị trấn đã thực hiện theo đúng mục đích của pháp luật hiện hành.

4.2.1.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất đai trong thị trường bất động sản

Việc chuyển nhượng, cho thuê quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất theo khung giá của UBND tỉnh ban hành được UBND thị trấn thực hiện chặt chẽ theo sự chỉđạo của UBND Huyện.

4.2.1.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Công tác này được UBND thị trấn Đu thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND Huyện thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng,... thực hiện nghĩa vụ của người chủ sử dụng đất, đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.

4.2.1.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Nhìn chung, công tác kiểm tra có nhiều cố gắng và thực hiện khá tốt, hạn chế tình hình lấn chiếm đất đai trái phép. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp sử dụng sai mục đích, tự ý chuyển mục đích sử dụng.

4.2.1.12 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai

Vận động, giải thích, hướng dẫn nhân dân hiểu pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật, đồng thời với chủ trương giải quyết đơn thư đúng chức năng thẩm quyền, khắc phục đểđơn thư không tồn đọng kéo dài.

4.2.1.13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công vềđất đai

Sau khi có Luật Đất đai năm 2003, thị trấn đã triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” và điều chỉnh công khai các thủ tục về nhà đất.

Bảng 4.2: Tình hình biến động diện tích đất đai giai đoạn 2010 – 2013 Đơn vị tính: (ha) STT Tổng diện tích tự nhiên Mục đích sử dụng Mã

Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

2010 2013 2010 2013

212,90 212,90 100 100 1 Đất nông nghiệp NNP 110,19 109,95 51,76 51,64

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 91,72 91,48 43,08 42,97 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 40,92 40,77 19,22 19,15

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 20,36 20,26 9,56 9,52 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng

năm khác HNK 20,56 20,51 9,66 9,63

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 50,80 50,71 23,86 23,82

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 15,58 15,58 7,32 7,32 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 15,58 15,58 7,32 7,32 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 2,89 2,89 1,36 1,36 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH

2 Đất phi nông nghiệp PNN 99,23 99,50 46,61 46,74

2.1 Đất ở OTC 33,40 33,56 15,69 15,76

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 33,40 33,56 15,69 15,76

2.2 Đất chuyên dùng CDG 61,80 61,91 29,03 29,08 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 5,56 5,56 2,61 2,61 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 8,34 8,34 3,92 3,92 2.2.3 Đất an ninh CAN 0,74 0,74 0,35 0,35 2.2.4 Đất sản xuất, kinh

doanh phi nông nghiệp CSK 16,94 16,94 7,96 7,96 2.2.5 Đất mục đích công cộng CCC 30,22 30,33 14,19 14,25 2.3 Đất tôn giáo,tín

ngưỡng TTN

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1,83 1,83 0,86 0,86 2.5 Đất sông suối và mặt

nước chuyên dùng SMN 2,20 2,20 1,03 1,03

2.6 Đất PNN khác PNK

3 Đất chưa sử dụng CSD 3,48 3,45 1,63 1,62

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 0,10 0,10 0,05 0,05

3.3 Núi đá không có rừng NCS

(Nguồn: phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương)

Dựa trên bảng biến động trên ta thấy tổng diện tích tự nhiên của thị trấn không thay đổi, cụ thể năm 2010 có 212,90 ha đến năm 2013 có 212,90 ha không có biến động. Tổng diện tích đất nông nghiệp của thị trấn Đu năm 2010 có 110,19 ha đến 2013 còn 109,95 ha(giảm 0,24 ha do chuyển mụch đích sang nhóm đất phi nông nghiệp). Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp năm 2010 là 99,23 ha đến năm 2013 tăng 0,27 ha nâng tổng diện tích của nhóm đất phi nông nghiệp lên thành 99,50 ha. Nhóm đất chưa sử dụng năm 2010 là 3,48 ha đến 2013 đưa 0,03 ha vào sử dụng còn lại 3,45 ha.

Năm 2013 Thị trấn Đu có tổng diện tích tự nhiên là 212,9 ha.Trong đó có 3 nhóm đất chính là:

+ Nhóm Đất nông nghiệp: 109,95 ha, chiếm 51,64% + Nhóm Đất phi nông nghiệp: 99,5 ha, nhiếm 46,74% + Nhóm Đất chưa sử dụng: 3,45 ha, chiếm 1,62%

1.62%

51.64% 46.74%

Đất nông nghiệp

Đất phi nông nhiệp

Đất chưa sử dụng

Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất năm 2013 của Thị trấn Đu

Toàn bộ quỹ đất tự nhiên của thị trấn Đu đã được khai thác sử dụng ở mức cao. Nhóm đất chưa sử dụng chiếm một phần rất nhỏ, qua đó cũng cho

thấy sự quản lý và phân bổđất đai của Thị trấn Đu là hợp lý, tiết kiệm triệt để diện tích đất, mang lại hiệu quả sử dụng cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa bàn Thị Trấn Đu - Huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)