Tính toán các chỉ tiêu kinh tế

Một phần của tài liệu ’Thiết kế nâng cấp cải tạo tuyến kênh đông thuộc hệ thống kênh tưới trạm bơm hồng vân, huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 84)

1. Tỷ suất khấu hao r

6.3.3. Tính toán các chỉ tiêu kinh tế

Trong đó:

Bt là thu nhập tăng thêm nhờ có dự án ở năm thứ t Ct là chi phí ở năm thứ t

n là thời kỳ tính toán (tuổi thọ của dự án hay thời kỳ tồn tại của dự án) r là lỷ lệ chiết khấu (còn gọi là lãi suất chiết khấu)

1/(1+r)t là hệ số chiết khấu năm thứ t

Yêu cầu hiệu quả đặt ra cho một dự án là : B/C ≥ 1.

6.3.3. Tính toán các chỉ tiêu kinh tế

1. Tổng vốn đầu tư

Thời gian xây dựng dự án là 1 năm. Ngân sách có đủ nên vốn đầu tư chỉ bỏ ra ở năm xây dựng dự án là 30,164,708,000 đồng.

2. Tính toán chi phí quản lý, chi phí thay thế và chi phí sản xuất hàng năm trước và sau khi có dự án.

a. Chi phí quản lý vận hành hàng năm

Trước khi có dự án coi như chưa có chi phí quản lý vận hành.

Sau khi có dự án chi phí quản lý vận hành hàng năm có thể tính bằng tỷ lệ phần trăm so với tổng vốn đầu tư xây dựng công trình. Theo TCVN 8213 : 2009, chi phí quản lý vận hành hàng năm lấy bằng 5% tổng vốn đầu tư xây dựng công trình (đối với các hệ thống tưới tiêu bằng động lực). Vậy chi phí quản lý vận hành hàng năm là : 0,05 × 30,164,708,000 = 1,508,235,400 đồng.

b. Chi phí thay thế

Theo TCVN 8213 : 2009: Chi phí thay thế là khoản chi phí để thay thế hoàn toàn thiết bị (hoặc sửa chữa lớn thiết bị). Khoản chi phí này được đưa vào dòng chi phí của dự án theo chu kỳ (thường là 5 năm một lần sau khi công trình đưa vào khai thác sử dụng) và chỉ tính cho các trạm bơm tưới, tiêu hoặc các dự án có gia trị thiết bị lớn.

Chi phí thay thế tính ở mức từ 10 ÷ 15 % giá trị thiết bị trong vốn đầu tư ban đầu đối với thiết bị sản xuất trong nước và từ 7 ÷ 10 % đối với thiết bị nhập ngoại. Vậy chi phí thay thế là 0,1 × 30,164,708,000 = 3, 016,470,800 đồng.

c. Chi phí sản xuất và giá trị thu nhập thuần túy

Dựa vào từng hạng mục như: Giống , phân bón, công lao động ... ta tính được chi phí sản xuất nông nghiệp, giá trị thu nhập thuần túy của 1ha trước và sau khi có dự án.Từ tổng chi phí và giá trị thu về hàng năm tính toán được lợi nhuận hàng năm:

L=B−∑C Trong đó:

- L : Lợi nhuận thu được hàng năm - B : Tổng giá trị thu về hàng năm

- ∑C : Tổng các chi phí hàng năm (chi phí quản lý và sản xuất) Lợi ích tăng thêm hàng năm sau khi có dự án được tính theo công thức: Ltt =LsLt

- Ls: Lợi nhuận thu được hàng năm sau khi có dự án, Ls =Bs −∑Cs

- Lt: Lợi nhuận thu được hàng năm trước khi có dự án, Lt =Bt −∑Ct

Bảng năng suất,sản lượng cây trồng, bảng thu nhập thuần túy tăng thêm trước và sau khi có dự án ở phụ lục chương VI, bảng 6.3 đến 6.6.

3. Tính tỷ lệ nội hoàn kinh tế IRR và giá trị hiện tại kinh tế ròng NPV

Lập bảng tính excel ta tính được chỉ số NPV là 4,78. 109 đồng; IRR = 17.6 %. (Bảng tính chi tiết tại phụ lục chương VI, bảng 6.7 và 6.8)

4. Tính toán tỷ số B/C

Từ bảng kết quả tính NPV, ta tính được 47.72 1.11 1 42.94

B

C = = >

Vậy dự án có mang lại hiệu quả kinh tế.

5. Phân tích độ nhạy của dự án

Phân tích độ nhạy của dự án để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi có thể xảy ra trong tương lai như chi phí dự án tăng, thu nhập giảm ứng với các chỉ tiêu hiệu quả đã tính toán.

Để phân tích độ nhạy của dự án, xem xét đến các trường hợp: - Thu nhập của dự án giảm 5%

- Thu nhập của dự án giảm 10%

- Tổng chi phí đầu tư cho dự án tăng 5% - Tổng chi phí đầu tư cho dự án tăng 10%. Kết qur tính toán như bảng 6.1 dưới đây:

TT Trường hợp tính toán Tổng hợp chi phí quy về năm đầu Thu nhập quy về năm đầu Thu nhập thực (B- C) Tỷ số B/C

1 Giá trị tính toán ban

đầu 42.94 47.72 4.78 1.11

2 Thu nhập giảm 5% 42.94 45.33 2.40 1.06

3 Thu nhập giảm 10% 42.94 42.95 0.01 1.00

4 Tổng chi phí tăng 5% 45.08 47.72 2.64 1.06

5 Tổng chi phí tăng 10% 47.23 47.72 0.49 1.01

Các chỉ tiêu kinh tế ước tính của dự án cho kết quả: - IRR = 17.6 %.

- NPV = 4,78 tỷ đồng - B/C = 1,11.

Đó là những chỉ tiêu khá tốt, chứng tỏ dự án là khả thi về mặt kinh tế. Các tính toán phân tích độ nhạy của dự án với các trường hợp đều cho kết quả là tỷ số B/C ≥ 1. Như vậy, ngay trong trường hợp dự án có sự biến động vẫn đạt hiệu quả kinh tế.

CHƯƠNG VII

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu ’Thiết kế nâng cấp cải tạo tuyến kênh đông thuộc hệ thống kênh tưới trạm bơm hồng vân, huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w